Cùng với việc lãi ròng “bốc hơi” 42%, kiểm toán Deloitte đã chỉ ra hàng loạt vấn đề của PVC, trong đó có liên quan đến việc PVC-Land mở thủ tục phá sản, nhấn mạnh về vấn đề hoạt động liên tục của PVC hay liên quan đến 2 dự án thua lỗ nghìn tỷ là Ethanol phía Bắc và xơ sợi Đình Vũ…
Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2016, theo đó, lợi nhuận sau thuế (lãi ròng) của PVC đạt mức 91,7 tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2015. Tuy nhiên, nếu so với mức lãi ròng trước kiểm toán 157,1 tỷ đồng, lãi ròng của PVC đã “bốc hơi” tới 42%.
Theo lý giải của PVC, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công ty này được lập trên cơ sở báo cáo tài chính của các công ty con, do đó phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính sau kiểm toán của các đơn vị.
Sau kiểm toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty con có nhiều thay đổi nên báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của PVC đã đánh giá lại một số khoản trích lập dự phòng khó đòi, lợi nhuận chưa thực hiện, các khoản đầu tư tài chính của một số đơn vị thành viên PVC theo chuẩn mực kế toán và chế độ hiện hành.
Ngoài vấn đề lãi ròng “bốc hơi”, báo cáo kiểm toán độc lập của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đính kèm với báo cáo tài chính kiểm toán 2016 của PVC còn ghi nhận một loạt vấn đề khác có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của PVC theo hướng tiêu cực hơn.
Cụ thể, kiểm toán Deloitte đưa ra 3 ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2016 của PVC.
Thứ nhất, theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán 2016 của PVC-Land (công ty con của PVC), nợ phải trả ngắn hạn của PVC-Land vượt quá tài sản ngắn hạn 314,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 194,4 tỷ đồng. Một số khách hàng mua căn hộ Dự án chung cư PetroVietnam Landmark do PVC-Land làm chủ đầu tư đã tiến hành khởi kiện PVC-Land vì chậm bàn giao căn hộ. Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với PVC-Land.
Deloitte đánh giá, với các dấu hiệu trên, việc giả định PVC-Land hoạt động liên tục có phù hợp hay không còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của PVC-Land. Báo cáo tài chính hợp nhất của PVC hiện vẫn hợp nhất báo cáo tài chính của PVC-Land và không đưa ra bất cứ điều chỉnh nào liên quan đến vấn đề này.
Thứ hai, Petroland (công ty con của PVC) trong năm 2016 đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Petroland tại CTCP Đầu tư Dầu khí Thăng Long (Thăng Long) cho CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (Đất Xanh). Tuy nhiên, tính đến hết năm 2016, các thủ tục chuyển nhượng cổ phần vẫn chưa hoàn thành.
Mặc dù vậy, Petroland vẫn xác định Thăng Long không còn là công ty con của mình và không tiến hành hợp nhất báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính hợp nhất của PVC cũng không đưa ra bất cứ điều chỉnh nào liên quan đến sự kiện này.
Thứ ba, trong năm 2016, PVC đã rà soát các thư bảo lãnh và đánh giá nghĩa vụ bảo lãnh của PVC tại thư bảo lãnh cho PVC-SG vay vốn tại OceanBank – chi nhánh Sài Gòn có sự thay đổi và đã thực hoàn nhập trích lập dự phòng nghĩa vụ nợ phải trả liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh trên với số tiền 99,9 tỷ đồng.
Deloitte cho biết, công ty này không thu nhập được đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá cơ sở cho việc hoàn nhập dự phòng nêu trên.
Ngoài việc đưa ra ý kiến kiểm toán ngoài trừ, Deloitte còn nhấn mạnh một loạt vấn đề khác tại PVC.
Thứ nhất, báo cáo tài chính hợp nhất của PVC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục. Tuy nhiên, lỗ lũy kế đến hết năm 2016 của PVC là 2.970 tỷ đồng, dư nợ vay ngân hàng quá hạn là 299 tỷ đồng và các vấn đề liên quan khác có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của PVC trong 12 tháng tới.
Thứ hai, đến hết năm 2016, PVC có một số khoản cho vay và bảo lãnh cho một số công ty với số tiền lần lượt là 504 tỷ đồng và 238 tỷ đồng. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, PVC vẫn đang tiếp tục làm việc với các công ty được bảo lãnh, cho vay và các tổ chức tín dụng để thu hồi các khoản này.
Thứ ba, PVC vẫn đang trong quá trình làm việc và bổ sung các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt chuyển nhượng Dự án Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp – Tiền Giang, cũng như để được phê duyệt các giá trị phát sinh chưa lường hết của các công trình Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu sinh học khu vực phía Bắc, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Deloitte cho biết, báo cáo tài chính hợp nhất của PVC chưa bao gồm bất kỳ điều chỉnh nào có thể phát sinh từ những sự kiện không chắc chắn này.
Thứ tư, PVC là nhà thầu thi công dự án Ethanol phía Bắc và dự án xơ sợi Polyester Đình Vũ. Ngày 24/11/2016, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra 2 dự án này. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, PVC đang trong quá trình làm việc với chủ đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đánh giá ảnh hưởng của kết luận thanh tra đến báo báo tài chính hợp nhất của PVC.
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của PVC chưa tiến hành bất kỳ điều chỉnh nào liên quan đến các kết luận trên.
Theo lý giải của PVC, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do báo cáo tài chính hợp nhất của tổng công ty này được lập trên cơ sở báo cáo tài chính của các công ty con, do đó phụ thuộc nhiều vào báo cáo tài chính sau kiểm toán của các đơn vị.
Sau kiểm toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty con có nhiều thay đổi nên báo cáo tài chính hợp nhất sau kiểm toán của PVC đã đánh giá lại một số khoản trích lập dự phòng khó đòi, lợi nhuận chưa thực hiện, các khoản đầu tư tài chính của một số đơn vị thành viên PVC theo chuẩn mực kế toán và chế độ hiện hành.
Ngoài vấn đề lãi ròng “bốc hơi”, báo cáo kiểm toán độc lập của Công ty TNHH Deloitte Việt Nam đính kèm với báo cáo tài chính kiểm toán 2016 của PVC còn ghi nhận một loạt vấn đề khác có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh và tình hình tài chính của PVC theo hướng tiêu cực hơn.
Cụ thể, kiểm toán Deloitte đưa ra 3 ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm 2016 của PVC.
Thứ nhất, theo báo cáo tài chính chưa kiểm toán 2016 của PVC-Land (công ty con của PVC), nợ phải trả ngắn hạn của PVC-Land vượt quá tài sản ngắn hạn 314,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 194,4 tỷ đồng. Một số khách hàng mua căn hộ Dự án chung cư PetroVietnam Landmark do PVC-Land làm chủ đầu tư đã tiến hành khởi kiện PVC-Land vì chậm bàn giao căn hộ. Tòa án Nhân dân TP.HCM đã quyết định mở thủ tục phá sản đối với PVC-Land.
Deloitte đánh giá, với các dấu hiệu trên, việc giả định PVC-Land hoạt động liên tục có phù hợp hay không còn phụ thuộc vào khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của PVC-Land. Báo cáo tài chính hợp nhất của PVC hiện vẫn hợp nhất báo cáo tài chính của PVC-Land và không đưa ra bất cứ điều chỉnh nào liên quan đến vấn đề này.
Thứ hai, Petroland (công ty con của PVC) trong năm 2016 đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Petroland tại CTCP Đầu tư Dầu khí Thăng Long (Thăng Long) cho CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (Đất Xanh). Tuy nhiên, tính đến hết năm 2016, các thủ tục chuyển nhượng cổ phần vẫn chưa hoàn thành.
Mặc dù vậy, Petroland vẫn xác định Thăng Long không còn là công ty con của mình và không tiến hành hợp nhất báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính hợp nhất của PVC cũng không đưa ra bất cứ điều chỉnh nào liên quan đến sự kiện này.
Thứ ba, trong năm 2016, PVC đã rà soát các thư bảo lãnh và đánh giá nghĩa vụ bảo lãnh của PVC tại thư bảo lãnh cho PVC-SG vay vốn tại OceanBank – chi nhánh Sài Gòn có sự thay đổi và đã thực hoàn nhập trích lập dự phòng nghĩa vụ nợ phải trả liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh trên với số tiền 99,9 tỷ đồng.
Deloitte cho biết, công ty này không thu nhập được đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đánh giá cơ sở cho việc hoàn nhập dự phòng nêu trên.
Thứ nhất, báo cáo tài chính hợp nhất của PVC được lập trên cơ sở hoạt động liên tục. Tuy nhiên, lỗ lũy kế đến hết năm 2016 của PVC là 2.970 tỷ đồng, dư nợ vay ngân hàng quá hạn là 299 tỷ đồng và các vấn đề liên quan khác có thể ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của PVC trong 12 tháng tới.
Thứ hai, đến hết năm 2016, PVC có một số khoản cho vay và bảo lãnh cho một số công ty với số tiền lần lượt là 504 tỷ đồng và 238 tỷ đồng. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, PVC vẫn đang tiếp tục làm việc với các công ty được bảo lãnh, cho vay và các tổ chức tín dụng để thu hồi các khoản này.
Thứ ba, PVC vẫn đang trong quá trình làm việc và bổ sung các thủ tục theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để phê duyệt chuyển nhượng Dự án Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp – Tiền Giang, cũng như để được phê duyệt các giá trị phát sinh chưa lường hết của các công trình Nhà máy sản xuất Ethanol nhiên liệu sinh học khu vực phía Bắc, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Deloitte cho biết, báo cáo tài chính hợp nhất của PVC chưa bao gồm bất kỳ điều chỉnh nào có thể phát sinh từ những sự kiện không chắc chắn này.
Thứ tư, PVC là nhà thầu thi công dự án Ethanol phía Bắc và dự án xơ sợi Polyester Đình Vũ. Ngày 24/11/2016, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra 2 dự án này. Tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất, PVC đang trong quá trình làm việc với chủ đầu tư và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đánh giá ảnh hưởng của kết luận thanh tra đến báo báo tài chính hợp nhất của PVC.
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của PVC chưa tiến hành bất kỳ điều chỉnh nào liên quan đến các kết luận trên.
vietnamfinance.vn
Relate Threads