Cùng với sự phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đã có những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, luôn là 1 trong những đơn vị dẫn đầu của Tập đoàn.
Nỗ lực vượt bậc
Tính đến nay, PV GAS đã xây dựng được cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh từ thu gom, vận chuyển, chế biến, chế biến sâu, tàng trữ đến kinh doanh khí và các sản phẩm khí, nâng tổng tài sản hiện nay lên gần 3 tỉ USD, gấp 1,5 lần năm 2010, thời điểm trước cổ phần hóa.
Từ đây, PV GAS có thể chủ động, làm chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực khí cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị Chính phủ giao, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và lương thực quốc gia.
Những thành quả trên là sự nỗ lực, phấn đấu, lao động không mệt mỏi của tập thể CBCNV PV GAS, trong đó đóng vai trò hết sức quan trọng là công tác chỉ đạo, quản lý điều hành của ban lãnh đạo PV GAS, giúp tổng công ty tận dụng tốt những tiềm năng, cơ hội và vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt được mục tiêu đề ra.
Trong bối cảnh ngành Dầu khí nói chung và PV GAS nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do giá dầu có nhiều biến động và vẫn ở mức thấp, các nguồn khí giá rẻ đang suy giảm nhanh buộc phải huy động nhiều hơn nguồn khí giá cao; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường; chi phí bảo dưỡng sửa chữa ngày một lớn; nhiều dự án mới có nhu cầu vốn lớn, tiến độ sát, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn để đảm bảo tiến độ…, ban lãnh đạo PV GAS xác định việc đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả, thành công, phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hiện tại, PV GAS đang triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường hiệu quả trong quản trị chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, hình thành đội ngũ lao động chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của tổng công ty trong giai đoạn mới - hội nhập và hợp tác sâu rộng với các tập đoàn dầu khí lớn trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo PV GAS luôn khuyến khích các đơn vị trực thuộc và thành viên triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, nhân rộng các mô hình quản lý tiên tiến để góp phần tạo lợi thế cạnh tranh; Tổng công ty cũng tích cực thực hiện tái cấu trúc theo kế hoạch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phê duyệt và không ngừng rà soát, hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, kinh doanh có hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của tổng công ty trong quá trình hội nhập.
Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam theo hướng thị trường khí tự do, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn… là những điểm nhấn trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam.
Quan điểm và mục tiêu
Hơn nữa, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/1/2017 (quy hoạch) và giao Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai thực hiện.
Quan điểm phát triển của quy hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính.
Để phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp khí, Chính phủ đã đề ra một số nguyên tắc cụ thể như sau: Phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước; Triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm; Duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.
Đặc biệt chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khí trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG. Đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế.
Cụ thể, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư để hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí, bảo đảm thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đối tác đang khai thác tại Việt Nam.
Về phát triển thị trường tiêu thụ khí, các đơn vị sản xuất điện vẫn là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% tổng sản lượng khí). Đồng thời, các hộ tiêu thụ công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng nhằm mục đích bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sử dụng của khí.Trong đó, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối khí thấp áp và hệ thống phân phối khí nén thiên nhiên (CNG) làm tiền đề để phát triển hệ thống phân phối khí cung cấp cho giao thông vận tải.
Mặt khác, Việt Nam cũng định hướng phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu.
Có thể thấy rằng, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời với kinh doanh xuất nhập khẩu khí là phương án lâu dài cho công nghiệp khí Việt Nam và PV GAS hiện đang thực hiện tốt điều đó.
Cẩm Vy
Báo Dân Trí
Nỗ lực vượt bậc
Tính đến nay, PV GAS đã xây dựng được cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh từ thu gom, vận chuyển, chế biến, chế biến sâu, tàng trữ đến kinh doanh khí và các sản phẩm khí, nâng tổng tài sản hiện nay lên gần 3 tỉ USD, gấp 1,5 lần năm 2010, thời điểm trước cổ phần hóa.
Từ đây, PV GAS có thể chủ động, làm chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực khí cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị Chính phủ giao, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và lương thực quốc gia.
Trong bối cảnh ngành Dầu khí nói chung và PV GAS nói riêng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có do giá dầu có nhiều biến động và vẫn ở mức thấp, các nguồn khí giá rẻ đang suy giảm nhanh buộc phải huy động nhiều hơn nguồn khí giá cao; sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường; chi phí bảo dưỡng sửa chữa ngày một lớn; nhiều dự án mới có nhu cầu vốn lớn, tiến độ sát, cần phải tập trung và huy động nguồn lực lớn để đảm bảo tiến độ…, ban lãnh đạo PV GAS xác định việc đổi mới và nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả, thành công, phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Hiện tại, PV GAS đang triển khai xây dựng và áp dụng hệ thống quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường hiệu quả trong quản trị chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, hình thành đội ngũ lao động chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển của tổng công ty trong giai đoạn mới - hội nhập và hợp tác sâu rộng với các tập đoàn dầu khí lớn trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo PV GAS luôn khuyến khích các đơn vị trực thuộc và thành viên triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm thực tế, nhân rộng các mô hình quản lý tiên tiến để góp phần tạo lợi thế cạnh tranh; Tổng công ty cũng tích cực thực hiện tái cấu trúc theo kế hoạch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã phê duyệt và không ngừng rà soát, hoàn thiện bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, kinh doanh có hiệu quả, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của tổng công ty trong quá trình hội nhập.
Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách để chuyển đổi mô hình quản lý ngành công nghiệp khí Việt Nam theo hướng thị trường khí tự do, khuyến khích các nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào chuỗi giá trị khí từ khâu thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn… là những điểm nhấn trong Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam.
Quan điểm và mục tiêu
Hơn nữa, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 16/1/2017 (quy hoạch) và giao Bộ Công Thương chỉ đạo triển khai thực hiện.
Quan điểm phát triển của quy hoạch nhằm thực hiện các mục tiêu về lĩnh vực công nghiệp khí trong Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2035 gắn liền với chiến lược và quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nhiên liệu sạch, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, giảm phát thải khí nhà kính.
Để phát triển đồng bộ, hiệu quả ngành công nghiệp khí, Chính phủ đã đề ra một số nguyên tắc cụ thể như sau: Phát huy các nguồn lực trong nước và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước; Triển khai nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) song song với việc thu gom các nguồn khí mới trong nước để bổ sung cho các nguồn khí đang suy giảm; Duy trì khả năng cung cấp khí cho các hộ tiêu thụ.
Đặc biệt chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, xử lý khí trên nguyên tắc sử dụng tối đa công suất hệ thống hạ tầng hiện hữu, từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hệ thống kho chứa, nhập khẩu, phân phối LNG. Đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sử dụng của khí và hiệu quả của sản phẩm khí trong nền kinh tế.
Cụ thể, Chính phủ sẽ tập trung đầu tư để hoàn chỉnh, đồng bộ tất cả các khâu, từ khai thác - thu gom - vận chuyển - chế biến - dự trữ - phân phối khí và xuất nhập khẩu sản phẩm khí, bảo đảm thu gom 100% sản lượng khí của các lô/mỏ mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đối tác đang khai thác tại Việt Nam.
Về phát triển thị trường tiêu thụ khí, các đơn vị sản xuất điện vẫn là thị trường trọng tâm tiêu thụ khí (chiếm tỷ trọng khoảng 70-80% tổng sản lượng khí). Đồng thời, các hộ tiêu thụ công nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt đô thị sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng nhằm mục đích bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sử dụng của khí.Trong đó, phát triển đồng bộ hệ thống phân phối khí thấp áp và hệ thống phân phối khí nén thiên nhiên (CNG) làm tiền đề để phát triển hệ thống phân phối khí cung cấp cho giao thông vận tải.
Mặt khác, Việt Nam cũng định hướng phát triển lĩnh vực hóa dầu từ khí, tăng cường đầu tư chế biến sâu khí thiên nhiên để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm khí, tạo ra các nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, hướng tới xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập siêu.
Có thể thấy rằng, đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đồng thời với kinh doanh xuất nhập khẩu khí là phương án lâu dài cho công nghiệp khí Việt Nam và PV GAS hiện đang thực hiện tốt điều đó.
Cẩm Vy
Báo Dân Trí
Relate Threads