PVGAS 'kêu cứu': Không được làm nhà thầu, PVPipe và PVCoating có thể phải dừng hoạt động

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Tổng công ty Khí Việt Nam – CTCP (PVGAS) mới đây đã có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị cho 2 đơn vị thành viên là Công ty Cổ phần sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam (PVPipe) và Công ty Cổ phần bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVCoating) được tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt để cung cấp sản phẩm cho các dự án do PVGAS làm chủ đầu tư.

PVPipe và PVCoating đáp ứng 4 điều kiện của Bộ Kế hoạch Đầu tư

Theo PVGAS, ngày 6/2/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn gửi PVGAS về việc hướng dẫn tổng công ty này lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm cho các dự án do PVGAS làm chủ đầu tư. Theo đó, để làm cơ sở trình Thủ tướng xem xét quyết định hình thức lưa chọn nhà thầu đối với PVPipe và PVCoating, PVGAS cần đảm bảo đầy đủ 4 điều kiện.

PVGAS-PVPipe-PVCoating-vnf.jpg

Tại văn bản gửi lên Thủ tướng hôm 12/7/2018, PVGAS khẳng định PVPipe và PVCoating đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra.

4 điều kiện này gồm: có xác nhận của Bộ Công Thương về việc sản phẩm, dịch vụ do PVGAS đề xuất là duy nhất trên thị trường tại thời điểm thực hiện lựa chọn nhà thầu gói thầu thuộc dự án do PVGAS làm chủ đầu tư; có đánh giá, thẩm định của Bộ Công Thương về chất lượng các sản phẩm, dịch vụ được để xuất đảm bảo đáp ứng yêu cầu sử dụng trong các dự án dầu khí tại Việt Nam.

Cùng với đó, có xác nhận của PVN về việc các sản phẩm, dịch vụ được đề xuất là đầu ra của PVPipe và PVCoating, đồng thời là đầu vào của PVGAS, đảm bảo giả cả của các sản phẩm này cạnh tranh và hiệu quả hơn khi so sánh phương án nhập khẩu từ nước ngoài; có nghiên cứu của Bộ Công Thương về thông tin thị trường ống thép tương tự trên thế giới để so sánh và xác định giá mua các sản phẩm duy nhất này, đảm báo hiệu quả vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước.

Không cho làm nhà thầu, PVPipe và PVCoating có thể dừng hoạt động

PVGAS cho biết hiện nay, hầu hết các dự án khai thác, thu gom và phát triển mỏ dầu/khí trong nước đều tạm dừng, giãn tiến độ triển khai. Việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của PVPipe và PVCoating như: công ty không có việc làm, người lao động phải luân phiên nghỉ chờ việc, nhân sự bị cắt giảm, tình hình tài chính hết sức khó khăn…

“Việc PVPipe và PVCoating không được tham gia đầu thầu để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các dự án do PVGAS làm chủ đầu tư… sẽ là thiệt thòi lớn đối với PVPipe, PVCoating nói riêng và PVN/PVGAS nói chung, cũng như hàng hóa trong nước sản xuất được sẽ không có cơ hội được tham gia để cung cấp trực tiếp cho các dự án sử dụng vốn nhà nước theo tỉnh thần Chỉ thị số l3lCT-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, PVGAS nhấn mạnh.

Ngoài ra, PVGAS cho hay căn cứ vào Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng (FS) Nhà máy PVPipe và PVCoating được lập làm cơ sở ra quyết định đầu tư thì hiệu quả đầu tư 2 nhà máy này sẽ phụ thuộc phần lớn vào sản lượng sản xuất và cung cấp ống thép, bọc ống cho các dự án thu gom, vận chuyển dầu, khí của PVN.

Do đó, việc PVPipe và PVCoating không được tham gia sản xuất và cung cấp ống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư 2 nhà máy này, dẫn đến tình hình tài chính của PVPipe và PVCoating sẽ rất khó khăn và có thể dừng hoạt động.

Theo PVGAS, nếu PVPipe và PVCoating được tham gia cung cấp ống bọc cho dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn và dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn - Giai đoạn 2 thì các chỉ tiêu tài chính của PVPipe và PVCoating giai đoạn 2019 – 2021 sẽ rất khả quan.

Cụ thể, đối với PVPipe, sản lượng ống thép các năm 2019 – 2021 sẽ lần lượt là: 59.000 tấn, 83.600 tấn và 65.000 tấn; doanh thu lần lượt là 1.858,5 tỷ đồng, 2.633,4 tỷ đồng và 2.047,5 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế lần lượt là 204,4 tỷ đồng, 378,6 tỷ đồng và 251,9 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế lần lượt là 204,4 tỷ đồng, 378,6 tỷ đồng và 251,9 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước lần lượt là 30 tỷ đồng, 40 tỷ đồng và 35 tỷ đồng.

Còn trong trường hợp PVPipe không được tham gia thực hiện cho các dự án Đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn 2 – giai đoạn 2 và Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn thì mỗi năm PVPipe sẽ lỗ khoảng 150 tỷ đồng.

Đối với PVCoating, nếu được tham gia thực hiện 2 dự án, sản lượng bọc ống giai đoạn 2019 – 2021 lần lượt sẽ là 832,3 tỷ đồng, 1.887,6 tỷ đồng và 607,3 tỷ đồng; doanh thu lần lượt là 832,3 tỷ đòng, 1.887,6 tỷ đồng và 607,3 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế lần lượt là 87,69 tỷ đồng, 234,32 tỷ đồng và 70,66 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế lần lượt là 70,15 tỷ đồng, 187,45 tỷ đồng, 56,53 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước lần lượt là 56,67 tỷ đồng, 128,13 tỷ đồng, 43,26 tỷ đồng.

Trong trường hợp PVCoating không được tham gia thực hiện cho các dự án thì mỗi năm công ty sẽ lỗ 70 tỷ đồng.

Xin Thủ tướng cho áp dụng Điều 26 Luật Đấu thầu đối với PVPipe, PVCoating

Trên cơ sở các nội dung trên, PVGAS kiến nghị Thủ tướng chấp thuận PVPipe, PVCoating được phép tham gia cung cấp các sản phẩm cho các dự án: "Giai đoạn 2 của dự án Đường ống dẫn khi Nam Côn Sơn 2 điều chỉnh” và “Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn” do PVGAS/PVN làm chủ đầu tư.

Hình thức tham gia sẽ áp dụng theo Điều 26, Luật Đấu thầu - Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

Được biết, nếu được chấp thuận, đối với dự án “Đường ống dẫn khí Nam Công Sơn 2 điều chỉnh”, sản phẩm của PVPipe sẽ là dịch vụ cuốn ống thép theo tiêu chuẩn API 5L X65MO đối với tuyến ống biển và cuốn ống thép đường kính 30’’ theo tiêu chuẩn API 5L X65 PSL2 đối với tuyến ống bờ. PVCoating sẽ cung cấp sản phẩm bọc 3LPE dày 3,2mm, bê tông dày 40/60/90mm.

Đối với dự án Đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn, sản phẩm của PVCoating là bọc 3LPE dày 3,5mm, bê tông dày 40/60/90/110/130mm. Còn sản phẩm của PVPipe là ống thép đường kính từ 18’’, 28’’, 30’’ chuẩn API 5L X65 PSL2 cho tuyến ống bờ.

 

Việc làm nổi bật

Top