Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn dù chưa đi vào hoạt động nhưng dự kiến Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ phải bù lỗ tới 2 tỉ USD trong 10 năm.
Giá dầu càng cao, bù lỗ càng nhiều
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (thuộc Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn, gọi tắt Nghi Sơn) đang được triển khai tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa có vốn đầu tư đến 9 tỉ USD, trong đó PVN là đối tác nội duy nhất và góp vốn 25,1%. Theo thỏa thuận giữa Chính phủ - do PVN thay mặt ký - với nhà đầu tư Nhật Bản, Kuwait, dự án được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu cộng thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 5% với LPG, 3% với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen...). Đặc biệt, theo thỏa thuận trong 10 năm, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN phải có trách nhiệm bù cho Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.
Theo một báo cáo của Vụ Ngân sách nhà nước (Bộ Tài chính), khi Nghi Sơn đi vào hoạt động sẽ tác động giảm thu ngân sách. Cụ thể, trong giai đoạn 2017 - 2020, nhà máy này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong khi đó, với phương án giá dầu 45 USD/thùng, số thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) nhập khẩu dầu thô của Nghi Sơn sẽ tăng được 3.051 tỉ đồng, song lượng nhập khẩu từ nước ngoài sẽ giảm mạnh, khiến thu thuế bảo vệ môi trường, GTGT, tiêu thụ đặc biệt... giảm tổng cộng 9.298 tỉ đồng. Như vậy, thu từ xuất nhập khẩu sẽ giảm khoảng 6.246 tỉ đồng/năm nhưng phần nào được bù đắp thu nội địa từ các sản phẩm của Nghi Sơn phân phối trong nước. Do đó dự kiến thu ngân sách giảm 1.377 tỉ đồng năm 2017, năm 2018 giảm 10.928 tỉ đồng, năm 2019 giảm 10.632 tỉ đồng và năm 2020 giảm 14.110 tỉ đồng.
Riêng về tác động đối với PVN, báo cáo này cũng nêu rõ do bao tiêu sản phẩm cho dự án nên với phương án giá dầu 45 USD/thùng, PVN sẽ phải bù lỗ 1,54 tỉ USD/10 năm, tương đương khoảng 3.500 tỉ đồng/năm. Giá dầu càng tăng thì khoản bù lỗ của PVN càng lớn. Cứ giả định phương án giá dầu sẽ tăng lên 50 USD/thùng, dự kiến PVN bù lỗ 1,8 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.000 tỉ đồng/năm); giá dầu 70 USD/thùng sẽ bù lỗ 2 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.500 tỉ đồng/năm)...
Trách nhiệm của PVN và tư vấn
Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), từ năm 2023, các mặt hàng xăng chịu thuế nhập khẩu giảm xuống 5%, năm 2024 là về 0%. Dầu diesel và mazut là 0% từ năm 2016. Còn theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), thuế nhập khẩu diesel từ năm 2016 là 5% và từ năm 2018 xuống 0%, riêng mazut từ năm 2016 thuế nhập khẩu đã là 0%. Như vậy mức thuế nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam đã và sẽ thấp hơn mức cam kết với nhà đầu tư dự án nên khoản bù lỗ cho Nghi Sơn là điều chắc chắn xảy ra.
Từ chối bình luận chuyên sâu về cam kết bù lỗ của PVN với dự án Nghi Sơn, tuy nhiên theo PGS-TS Nguyễn Văn Vân, Trưởng khoa Luật thương mại, Đại học Luật TP.HCM, thông thường theo thứ tự ưu tiên thì các cam kết với nhà đầu tư được ưu tiên xem xét trước khi xét đến các cam kết tự do thương mại mà Chính phủ ký kết đa hay song phương. Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ví von việc có cam kết bù lỗ kiểu này là hành động “lấy tiền dân nghèo đi cho nhà giàu một cách không thương xót. Bởi việc ký cam kết này là hết sức vô lý trong bối cảnh VN đang chuẩn bị tham gia hàng loạt hiệp định tự do thương mại với thế giới”.
Bà Lan dẫn chứng: Tháng 4.2008, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn được cấp phép đầu tư với PVN và 3 đối tác nước ngoài. Trong khi trước đó, năm 2006, kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) đã được trình tại cuộc họp các bộ trưởng kinh tế ASEAN. Sang năm 2007, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020.
Theo bà Lan, nhân tố đáng trách nhất cho ra đời thỏa thuận bù lỗ này là PVN. "Là doanh nghiệp, anh đầu tư kinh doanh phải tính bài toán kinh tế, phải tư vấn tốt cho Chính phủ điều đó chứ. Doanh nghiệp đầu ngành, tham gia vào một dự án không chỉ chăm chăm lo bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà phải nhìn tổng thể đến lợi ích kinh tế, quyền lợi chung. Tất nhiên PVN không thể đơn phương quyết định bù lỗ này nếu không có các bộ đồng hành tư vấn. Như vậy, đối tượng đáng trách và chịu trách nhiệm thứ hai để xảy ra vấn đề lớn này là các cơ quan nhà nước tham gia tư vấn”, bà Phạm Chi Lan phân tích.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại, nguyên Trưởng đoàn đàm phán WTO, ông Trương Đình Tuyển, từng nhận định việc để có cái kết “bù lỗ” mà phần thiệt thòi lớn đổ vào Việt Nam xuất phát từ một số “khiếm khuyết” trong quá trình đàm phán. Ông Tuyển không nói rõ những khiếm khuyến đó gồm những gì, song theo ông, góp phần rất lớn trong tư vấn dự án ngoài PVN, còn có Bộ Tài chính và Bộ Công thương.
Giá dầu càng cao, bù lỗ càng nhiều
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn (thuộc Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn, gọi tắt Nghi Sơn) đang được triển khai tại khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa có vốn đầu tư đến 9 tỉ USD, trong đó PVN là đối tác nội duy nhất và góp vốn 25,1%. Theo thỏa thuận giữa Chính phủ - do PVN thay mặt ký - với nhà đầu tư Nhật Bản, Kuwait, dự án được áp giá bán buôn các sản phẩm của mình tại cổng nhà máy bằng với giá xăng dầu nhập khẩu cộng thêm thuế nhập khẩu 7% với các sản phẩm xăng dầu, 5% với LPG, 3% với các sản phẩm hóa dầu (polypropylen, benzen...). Đặc biệt, theo thỏa thuận trong 10 năm, nếu Việt Nam giảm thuế nhập khẩu xuống thấp hơn mức ưu đãi kể trên, PVN phải có trách nhiệm bù cho Nghi Sơn số tiền chênh lệch này.
Riêng về tác động đối với PVN, báo cáo này cũng nêu rõ do bao tiêu sản phẩm cho dự án nên với phương án giá dầu 45 USD/thùng, PVN sẽ phải bù lỗ 1,54 tỉ USD/10 năm, tương đương khoảng 3.500 tỉ đồng/năm. Giá dầu càng tăng thì khoản bù lỗ của PVN càng lớn. Cứ giả định phương án giá dầu sẽ tăng lên 50 USD/thùng, dự kiến PVN bù lỗ 1,8 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.000 tỉ đồng/năm); giá dầu 70 USD/thùng sẽ bù lỗ 2 tỉ USD/10 năm (tương đương 4.500 tỉ đồng/năm)...
Trách nhiệm của PVN và tư vấn
Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), từ năm 2023, các mặt hàng xăng chịu thuế nhập khẩu giảm xuống 5%, năm 2024 là về 0%. Dầu diesel và mazut là 0% từ năm 2016. Còn theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), thuế nhập khẩu diesel từ năm 2016 là 5% và từ năm 2018 xuống 0%, riêng mazut từ năm 2016 thuế nhập khẩu đã là 0%. Như vậy mức thuế nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam đã và sẽ thấp hơn mức cam kết với nhà đầu tư dự án nên khoản bù lỗ cho Nghi Sơn là điều chắc chắn xảy ra.
Từ chối bình luận chuyên sâu về cam kết bù lỗ của PVN với dự án Nghi Sơn, tuy nhiên theo PGS-TS Nguyễn Văn Vân, Trưởng khoa Luật thương mại, Đại học Luật TP.HCM, thông thường theo thứ tự ưu tiên thì các cam kết với nhà đầu tư được ưu tiên xem xét trước khi xét đến các cam kết tự do thương mại mà Chính phủ ký kết đa hay song phương. Còn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan ví von việc có cam kết bù lỗ kiểu này là hành động “lấy tiền dân nghèo đi cho nhà giàu một cách không thương xót. Bởi việc ký cam kết này là hết sức vô lý trong bối cảnh VN đang chuẩn bị tham gia hàng loạt hiệp định tự do thương mại với thế giới”.
Bà Lan dẫn chứng: Tháng 4.2008, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn được cấp phép đầu tư với PVN và 3 đối tác nước ngoài. Trong khi trước đó, năm 2006, kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) đã được trình tại cuộc họp các bộ trưởng kinh tế ASEAN. Sang năm 2007, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đồng ý đẩy nhanh việc hình thành AEC vào năm 2015 thay vì 2020.
Theo bà Lan, nhân tố đáng trách nhất cho ra đời thỏa thuận bù lỗ này là PVN. "Là doanh nghiệp, anh đầu tư kinh doanh phải tính bài toán kinh tế, phải tư vấn tốt cho Chính phủ điều đó chứ. Doanh nghiệp đầu ngành, tham gia vào một dự án không chỉ chăm chăm lo bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp mà phải nhìn tổng thể đến lợi ích kinh tế, quyền lợi chung. Tất nhiên PVN không thể đơn phương quyết định bù lỗ này nếu không có các bộ đồng hành tư vấn. Như vậy, đối tượng đáng trách và chịu trách nhiệm thứ hai để xảy ra vấn đề lớn này là các cơ quan nhà nước tham gia tư vấn”, bà Phạm Chi Lan phân tích.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại, nguyên Trưởng đoàn đàm phán WTO, ông Trương Đình Tuyển, từng nhận định việc để có cái kết “bù lỗ” mà phần thiệt thòi lớn đổ vào Việt Nam xuất phát từ một số “khiếm khuyết” trong quá trình đàm phán. Ông Tuyển không nói rõ những khiếm khuyến đó gồm những gì, song theo ông, góp phần rất lớn trong tư vấn dự án ngoài PVN, còn có Bộ Tài chính và Bộ Công thương.
Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn do Tập đoàn Idemitsu Kosan (Nhật) và Công ty dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) góp vốn mỗi bên 35,1%, PetroVietnam nắm 25,1% và một đối tác Nhật khác là Hóa chất Mitsui góp 4,7%. Dự án được khởi công năm 2008, công suất thiết kế 10 triệu tấn dầu thô. 100% nguyên liệu cho nhà máy là dầu nhập khẩu từ Kuwait với thuế nhập khẩu 0%. Công suất dự kiến của tổ hợp là 7 triệu tấn thành phẩm mỗi năm, trong đó xăng 2,3 triệu tấn, diesel 3,7 triệu tấn, nhiên liệu máy bay, dầu hỏa đạt 0,64 triệu tấn và các sản phẩm LPG, polypropylene... Lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng dự kiến xuất khẩu một số sản phẩm hóa dầu, benzene, polypropylene... không phải chịu thuế xuất khẩu.
Tại buổi làm việc với tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ tuần qua, PVN kiến nghị kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bao tiêu sản phẩm của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cũng như nguồn để bù chênh lệch thuế suất nhập khẩu sản phẩm theo cam kết của Chính phủ đối với dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, cơ chế hoàn trả tiền PVN thay mặt Chính phủ bù cho Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn trong thời gian 10 năm sau ngày vận hành thương mại...
Nguyên Nga - Mai Phương
Báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên
Relate Threads