Phát triển, mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh với những bước đi và tốc độ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình là "kim chỉ nam" để Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có thể rút ngắn con đường phát triển của mình mà lịch sử nhiều doanh nghiệp thế giới phải trải qua hàng trăm năm mới có. Đây cũng có thể xem là "lối mở" hợp quy luật đối với ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh hiện nay! Tuy nhiên, để phát triển, cần phải có cơ chế, chính sách phù hợp. Trước mắt, Chính phủ cần cho phép PVN được sử dụng Quỹ Tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng dầu khí...
DOÃN CÔNG KHÁNH - VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI (BỘ CÔNG THƯƠNG)
Bối cảnh và những vấn đề đặt ra
Tự do hoá và hội nhập đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Với kim ngạch xuất nhập khẩu gấp hơn 1,5 lần GDP trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là quốc gia có nền kinh tế với "độ mở" khá cao.
Năm 2007, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta lại tiến thêm một bước dài trên con đường hội nhập. Mức độ cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đã chuyển dần từ thấp lên cao, từ hẹp sang rộng, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Kinh tế Việt Nam được ví như một con tàu ra "biển lớn". Áp lực cải cách đã thúc đẩy thay đổi rất nhiều luật lệ về hải quan, thuế, đầu tư, doanh nghiệp… đây là điểm sáng được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao. Dân tộc Việt Nam đang đi lên cùng thời đại.
Hội nhập đã mang lại những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, thị trường, dịch vụ, vv… là những nhân tố quan trọng làm "thay da, đổi thịt" các doanh nghiệp dầu khí.
Những thành tựu đạt được trong những năm qua rất đáng được ghi nhận. Hoạt động thăm dò, tìm kiếm trong nước của PVN từng bước được mở rộng, từ khu vực nước nông vươn dần ra vùng nước sâu, xa bờ, đồng thời với việc đẩy mạnh thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài để cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở các khu vực có tiềm năng, triển vọng cao.
Giai đoạn 2006 đến nay là giai đoạn ngành Dầu khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất. Cùng với việc tiếp tục duy trì, gia tăng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở trong nước và mở rộng ra nước ngoài, PVN đã phát triển hàng loạt các lĩnh vực hoạt động mới như: điện lực, lọc hoá dầu, phân phối, chế biến sản phầm dầu, khí, các dịch vụ kỹ thuật, tài chính, bảo hiểm, xây lắp... nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, thương hiệu "PETROVIETNAM" đã được biết đến rộng rãi cả ở trong nước và ngoài nước.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo dài hạn đạt xấp xỉ 90%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học cũng vượt trội. Trong những năm qua, số lao động được đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh. Hiện tại, 100% đội ngũ cán bộ lãnh đạo điều hành có trình độ đại học trở lên và trong đó có khoảng 20% có trình độ trên đại học.
Tháng 12/2015, Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN chính thức đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2015, với mục tiêu tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khối. Nội dung hành động của AEC hướng đến năm 2020 (được ghi trong tầm nhìn ASEAN 2020) và những năm tiếp theo tập trung chủ yếu vào xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động có tay nghề. Trong đó, có các ngành năng lượng, mà dầu khí có vai trò to lớn và được triển khai thông qua các hiệp định như: AFTA, ATIGA, AFAS, ACIA, AICO...
Có thể nói, ngành Dầu khí Việt Nam đã chủ động hội nhập và thực tế đã tham gia "cuộc chơi" từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện liên doanh, liên kết gửi lao động cùng làm việc trong và ngoài nước như: PVN, PVD, PTSC, PVFCCo... Các doanh nghiệp dầu khí cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường dịch vụ ở nước ngoài để tăng dư địa khai thác kinh doanh, từng bước vượt qua nhiều khó khăn chưa từng thấy trong ngành. Các khâu giữa - Midstreams và khâu sau - Downtreams (khâu đầu là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí), doanh nghiệp Việt Nam mới thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong một số năm gần đây.
Việc OPEC và một số quốc gia khác đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng từ cuối năm 2016 và tuyên bố gia hạn thời gian cắt giảm đã góp phần ổn định thị trường dầu mỏ với mức gia dao động 53-50 USD/thùng. Tuy nhiên, với giá dầu thô vẫn duy trì ở mức thấp và có xu hướng giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN (sản lượng, doanh thu, lợi nhuận…).
Chiến lược dầu khí đến năm 2020 và định hướng đến 2025 cũng đã xác lập các mục tiêu hàng năm như: gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn hàng năm, khai thác dầu khí tăng 10-36% cho từng giai đoạn 5 năm. Trong đó, từ nước ngoài phải gấp 3-5 lần so với mức hiện nay; các sản phẩm lọc và hoá dầu gấp 1,5 đến 5 lần so với hiện tại; doanh thu tăng trưởng 10-15%… là một thách thức trong bối cảnh giá dầu hiện nay.
Nhiều mỏ dầu chủ lực sau nhiều năm khai thác bắt đầu suy giảm. Trong bối cảnh mới, việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở sẽ khó khăn. Nhiều dự án lớn của PVN có mức đầu tư cao (vùng khai thác xa bờ, độ sâu 1.500 m), phải thúc đẩy tiến độ, nên sức ép về vốn là rất lớn do việc vay vốn từ các tổ chức quốc tế là khá khó khăn, chưa kể nhu cầu nhân lực có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao hiện đang là khó khăn không nhỏ.
Việc triển khai các dự án trọng điểm ở nước ngoài cũng đang đứng trước nhiều thách thức, có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ngành.
Khâu sau - được đánh giá là lĩnh vực mang lại doanh thu và lợi nhuận với tỷ trọng lớn của PVN. Song trong giai đoạn hiện nay, trước sự đổi thay "chóng mặt" của môi trường kinh doanh, cùng những diễn biến mới về thị trường toàn cầu đã tạo ra những rủi ro lớn, khiến cho khâu sau của PVN trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh hơn và thử thách hơn...
Nhân lực có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao đang là thách thức to lớn trong thời gian tới. Một vấn đề đáng quan tâm với ngành dầu khí là trình độ lao động gồm chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ của đội ngũ lao động chưa hoàn chỉnh và đồng đều, đặc biệt là ngoại ngữ nên thường thua thiệt so với lao động các nước.
Cơ chế, chính sách quản lý, vận hành cũng chưa thực sự tạo được sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
Trong bối cảnh trên, việc gia nhập AEC, cạnh tranh sẽ là điều không tránh khỏi. Dự báo, khoảng 75% các dịch vụ dầu khí mang tính công nghệ, kỹ thuật sẽ bị cạnh tranh trong nước cũng như với các nước trong khối.
PVN đang ở trong giai đoạn phát triển và có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý, sản xuất, kinh doanh khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với đó là sự thay đổi về môi trường hoạt động kinh doanh do Tập đoàn mở rộng sang các quốc gia khác. Các thay đổi này đang đặt ra một loạt các yêu cầu mới, cao hơn, khắt khe hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn cũng như phong cách quản lý của PVN.
Thực tế cho thấy, chất lượng lao động, sự thiếu hụt của các chuyên gia giỏi vẫn là một rào cản lớn trong nhiều hoạt động của PVN. Nhiều công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí, PVN vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận với chi phí rất cao. So với các tập đoàn dầu khí trong khu vực và trên thế giới, PVN vẫn còn một khoảng cách nhất định về quy mô, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực.
Giải pháp cho thời gian tới
Quyết định của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã nêu rõ: "Phát triển ngành Dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển ngành Dầu khí; xây dựng PVN có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế".
Theo định hướng nêu trên, những việc làm mang tính cấp bách đặt ra là:
1/ Tập trung chú trọng xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực quốc tế (bao gồm ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ năng lực, tiêu chuẩn chức danh, hệ thống đánh giá, quy chế trả lương, thưởng, quy chế và tiêu chí tuyển dụng bổ nhiệm người đứng đầu, xây dựng quy hoạch phù hợp, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí người đại diện và đại diện phần vốn của PVN trong các hoạt động dầu khí trong nước và ngoài nước…).
2/ Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với việc xây dựng chương trình đào tạo chi tiết chuyên sâu, chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác... Trên cơ sở đó, phối hợp với các đơn vị thành viên như: Viện Dầu khí, Trường Đại học Dầu khí, Trường Cao đẳng nghề Dầu khí… tiếp tục hoàn thiện các chương trình đào tạo.
Tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn với nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn; tập trung đào tạo thạc sỹ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh; đào tạo tiến sỹ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học…
3/ Điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn ngay trên sân nhà. Cần xem công nghiệp khí là trọng tâm, động lực phát triển của ngành.
4/ Các đơn vị nghiên cứu khoa học của Tập đoàn cần hướng mạnh vào nghiên cứu ứng dụng, giảm giá thành thăm dò, khai thác, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến.
5/ Xây dựng cơ chế tạo sự liên thông, tập trung các nguồn lực nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp khi triển khai những mục tiêu, công trình trọng điểm.
Kiến nghị
Một là: Chính phủ sớm ban hành Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn (trong đó có quy định về trích lập Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí).
Hai là: Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, trước mắt cho phép PVN được sử dụng Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí, thẩm lượng.
DOÃN CÔNG KHÁNH - VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI (BỘ CÔNG THƯƠNG)
Bối cảnh và những vấn đề đặt ra
Tự do hoá và hội nhập đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Với kim ngạch xuất nhập khẩu gấp hơn 1,5 lần GDP trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là quốc gia có nền kinh tế với "độ mở" khá cao.
Năm 2007, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chúng ta lại tiến thêm một bước dài trên con đường hội nhập. Mức độ cam kết hội nhập kinh tế quốc tế đã chuyển dần từ thấp lên cao, từ hẹp sang rộng, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế khu vực và thế giới. Kinh tế Việt Nam được ví như một con tàu ra "biển lớn". Áp lực cải cách đã thúc đẩy thay đổi rất nhiều luật lệ về hải quan, thuế, đầu tư, doanh nghiệp… đây là điểm sáng được các nhà đầu tư quốc tế đánh giá rất cao. Dân tộc Việt Nam đang đi lên cùng thời đại.
Hội nhập đã mang lại những cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Công nghệ, trình độ nguồn nhân lực, thị trường, dịch vụ, vv… là những nhân tố quan trọng làm "thay da, đổi thịt" các doanh nghiệp dầu khí.
Những thành tựu đạt được trong những năm qua rất đáng được ghi nhận. Hoạt động thăm dò, tìm kiếm trong nước của PVN từng bước được mở rộng, từ khu vực nước nông vươn dần ra vùng nước sâu, xa bờ, đồng thời với việc đẩy mạnh thực hiện chiến lược đầu tư ra nước ngoài để cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở các khu vực có tiềm năng, triển vọng cao.
Giai đoạn 2006 đến nay là giai đoạn ngành Dầu khí Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất. Cùng với việc tiếp tục duy trì, gia tăng hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí ở trong nước và mở rộng ra nước ngoài, PVN đã phát triển hàng loạt các lĩnh vực hoạt động mới như: điện lực, lọc hoá dầu, phân phối, chế biến sản phầm dầu, khí, các dịch vụ kỹ thuật, tài chính, bảo hiểm, xây lắp... nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, ngành Dầu khí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, thương hiệu "PETROVIETNAM" đã được biết đến rộng rãi cả ở trong nước và ngoài nước.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo dài hạn đạt xấp xỉ 90%, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học cũng vượt trội. Trong những năm qua, số lao động được đào tạo ở trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh. Hiện tại, 100% đội ngũ cán bộ lãnh đạo điều hành có trình độ đại học trở lên và trong đó có khoảng 20% có trình độ trên đại học.
Tháng 12/2015, Việt Nam tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN chính thức đi vào hoạt động từ ngày 31/12/2015, với mục tiêu tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề trong khối. Nội dung hành động của AEC hướng đến năm 2020 (được ghi trong tầm nhìn ASEAN 2020) và những năm tiếp theo tập trung chủ yếu vào xây dựng một thị trường chung và cơ sở sản xuất thống nhất, tự do lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn, lao động có tay nghề. Trong đó, có các ngành năng lượng, mà dầu khí có vai trò to lớn và được triển khai thông qua các hiệp định như: AFTA, ATIGA, AFAS, ACIA, AICO...
Có thể nói, ngành Dầu khí Việt Nam đã chủ động hội nhập và thực tế đã tham gia "cuộc chơi" từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện liên doanh, liên kết gửi lao động cùng làm việc trong và ngoài nước như: PVN, PVD, PTSC, PVFCCo... Các doanh nghiệp dầu khí cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường dịch vụ ở nước ngoài để tăng dư địa khai thác kinh doanh, từng bước vượt qua nhiều khó khăn chưa từng thấy trong ngành. Các khâu giữa - Midstreams và khâu sau - Downtreams (khâu đầu là tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí), doanh nghiệp Việt Nam mới thực hiện đầu tư ra nước ngoài trong một số năm gần đây.
Việc OPEC và một số quốc gia khác đưa ra quyết định cắt giảm sản lượng từ cuối năm 2016 và tuyên bố gia hạn thời gian cắt giảm đã góp phần ổn định thị trường dầu mỏ với mức gia dao động 53-50 USD/thùng. Tuy nhiên, với giá dầu thô vẫn duy trì ở mức thấp và có xu hướng giảm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của PVN (sản lượng, doanh thu, lợi nhuận…).
Chiến lược dầu khí đến năm 2020 và định hướng đến 2025 cũng đã xác lập các mục tiêu hàng năm như: gia tăng trữ lượng 35-40 triệu tấn hàng năm, khai thác dầu khí tăng 10-36% cho từng giai đoạn 5 năm. Trong đó, từ nước ngoài phải gấp 3-5 lần so với mức hiện nay; các sản phẩm lọc và hoá dầu gấp 1,5 đến 5 lần so với hiện tại; doanh thu tăng trưởng 10-15%… là một thách thức trong bối cảnh giá dầu hiện nay.
Nhiều mỏ dầu chủ lực sau nhiều năm khai thác bắt đầu suy giảm. Trong bối cảnh mới, việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài tham gia tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các lô còn mở sẽ khó khăn. Nhiều dự án lớn của PVN có mức đầu tư cao (vùng khai thác xa bờ, độ sâu 1.500 m), phải thúc đẩy tiến độ, nên sức ép về vốn là rất lớn do việc vay vốn từ các tổ chức quốc tế là khá khó khăn, chưa kể nhu cầu nhân lực có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao hiện đang là khó khăn không nhỏ.
Việc triển khai các dự án trọng điểm ở nước ngoài cũng đang đứng trước nhiều thách thức, có ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ngành.
Khâu sau - được đánh giá là lĩnh vực mang lại doanh thu và lợi nhuận với tỷ trọng lớn của PVN. Song trong giai đoạn hiện nay, trước sự đổi thay "chóng mặt" của môi trường kinh doanh, cùng những diễn biến mới về thị trường toàn cầu đã tạo ra những rủi ro lớn, khiến cho khâu sau của PVN trở nên phức tạp hơn, cạnh tranh hơn và thử thách hơn...
Nhân lực có trình độ kỹ thuật và công nghệ cao đang là thách thức to lớn trong thời gian tới. Một vấn đề đáng quan tâm với ngành dầu khí là trình độ lao động gồm chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ của đội ngũ lao động chưa hoàn chỉnh và đồng đều, đặc biệt là ngoại ngữ nên thường thua thiệt so với lao động các nước.
Cơ chế, chính sách quản lý, vận hành cũng chưa thực sự tạo được sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn.
Trong bối cảnh trên, việc gia nhập AEC, cạnh tranh sẽ là điều không tránh khỏi. Dự báo, khoảng 75% các dịch vụ dầu khí mang tính công nghệ, kỹ thuật sẽ bị cạnh tranh trong nước cũng như với các nước trong khối.
PVN đang ở trong giai đoạn phát triển và có sự thay đổi lớn về cơ chế quản lý, sản xuất, kinh doanh khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, cùng với đó là sự thay đổi về môi trường hoạt động kinh doanh do Tập đoàn mở rộng sang các quốc gia khác. Các thay đổi này đang đặt ra một loạt các yêu cầu mới, cao hơn, khắt khe hơn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn cũng như phong cách quản lý của PVN.
Thực tế cho thấy, chất lượng lao động, sự thiếu hụt của các chuyên gia giỏi vẫn là một rào cản lớn trong nhiều hoạt động của PVN. Nhiều công đoạn quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành dầu khí, PVN vẫn phải thuê chuyên gia nước ngoài đảm nhận với chi phí rất cao. So với các tập đoàn dầu khí trong khu vực và trên thế giới, PVN vẫn còn một khoảng cách nhất định về quy mô, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và chất lượng nguồn nhân lực.
Quyết định của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 41-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 đã nêu rõ: "Phát triển ngành Dầu khí thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng, then chốt, hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tồn trữ, phân phối, dịch vụ và xuất nhập khẩu; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển ngành Dầu khí; xây dựng PVN có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao, chủ động tích cực hội nhập quốc tế".
Theo định hướng nêu trên, những việc làm mang tính cấp bách đặt ra là:
1/ Tập trung chú trọng xây dựng hệ thống quản trị nhân sự chuẩn mực quốc tế (bao gồm ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, xây dựng bản đồ năng lực, tiêu chuẩn chức danh, hệ thống đánh giá, quy chế trả lương, thưởng, quy chế và tiêu chí tuyển dụng bổ nhiệm người đứng đầu, xây dựng quy hoạch phù hợp, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí người đại diện và đại diện phần vốn của PVN trong các hoạt động dầu khí trong nước và ngoài nước…).
2/ Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch triển khai chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với việc xây dựng chương trình đào tạo chi tiết chuyên sâu, chuyên gia trong lĩnh vực địa chất, tìm kiếm thăm dò, khai thác... Trên cơ sở đó, phối hợp với các đơn vị thành viên như: Viện Dầu khí, Trường Đại học Dầu khí, Trường Cao đẳng nghề Dầu khí… tiếp tục hoàn thiện các chương trình đào tạo.
Tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn với nhiều hình thức khác nhau; chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn; tập trung đào tạo thạc sỹ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh; đào tạo tiến sỹ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học…
3/ Điều chỉnh chiến lược sản xuất, kinh doanh để có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài có tiềm lực lớn ngay trên sân nhà. Cần xem công nghiệp khí là trọng tâm, động lực phát triển của ngành.
4/ Các đơn vị nghiên cứu khoa học của Tập đoàn cần hướng mạnh vào nghiên cứu ứng dụng, giảm giá thành thăm dò, khai thác, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến.
5/ Xây dựng cơ chế tạo sự liên thông, tập trung các nguồn lực nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp khi triển khai những mục tiêu, công trình trọng điểm.
Kiến nghị
Một là: Chính phủ sớm ban hành Nghị định về Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ Tập đoàn (trong đó có quy định về trích lập Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí).
Hai là: Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn cho hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, trước mắt cho phép PVN được sử dụng Quỹ Tìm kiếm thăm dò dầu khí, thẩm lượng.
TẠP CHÍ NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM
Relate Threads