Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Bộ Công Thương vừa có văn bản phản hồi về việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) yêu cầu phía EVN - đơn vị nhận bàn giao Trung tâm điện lực Vũng Áng (SPP 50kV Vũng Áng) phải hoàn trả chi phí sử dụng vốn trong giai đoạn đầu tư.
Theo đó, trong công văn gửi Bộ Tài chính tháng 7/2017, PVN báo cáo về phương án bàn giao tài sản và quản lý vận hành sân phân phối thuộc SPP 500kV Vũng Áng từ PVN sang EVN thực hiện theo phương án giảm vốn chủ sở hữu (vốn Nhà nước).
Thời điểm bàn giao là từ ngày 01/01/2017, các loại tài sản, trang thiết bị bàn giao gồm sân phân phối 500kV Vũng Áng và đường dây 220kV đấu nối từ Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng đến sân phân phối 500/220kV, kèm theo thiết bị dự phòng.
PVN đề nghị bàn giao giá trị tài sản theo giá trị quyết toán công trình được PVN phê duyệt từ đầu năm 2017. Về tiền thuê đất, PVN cũng yêu cầu EVN hoàn trả tiền thuê đất (từ giai đoạn tháng 5/2022 - tháng 9/2061) do PVN ứng trước cho tỉnh Hà Tĩnh.
Đặc biệt, về chi phí vận hành SPP 500kV Vũng Áng và đường dây 220kV để đấu nối nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 trong thời gian EVN và EVN NPT vận hành đến ngày 1/1/2017: được tính vào giá thành truyền tải của hệ thống.
Tuy nhiên, trong công văn trả lời gửi Bộ Công Thương, EVN cho rằng: Việc bàn giao SPP 500kV Vũng Áng từ PVN sang EVN thực hiện theo phương thức tăng giảm vốn chủ sở hữu, theo đó giá trị tài sản/vốn chủ sở hữu tăng giảm EVN và PVN được lấy theo giá trị quyết toán (giá trị trước thuế) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đề xuất của PVN về việc EVN hoàn trả chi phí sử dụng vốn trong giai đoạn đầu là chưa phù hợp với phương thức bàn giao theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công Thương. Chính vì vậy, EVN không có cơ sở để hoàn trả chi phí sử dụng vốn trong giai đoạn đầu tư cho PVN.
Về việc PVN yêu cầu EVN trả cho PVN chi phí bảo hiểm tài sản từ thời điểm vận hành tháng 4/2015 đến thời điểm bàn giao tài sản cho EVN (1/2017).
EVN khẳng định họ tiếp nhận dự án trên từ tháng 01/2017 do đó đối với giá trị chi phí mua bảo hiểm, EVN chỉ chịu trách nhiệm từ thời điểm tiếp nhận tài sản đầu tháng 1/2017, không chấp nhận hoàn trả chi phí mua bảo hiểm tài sản trước thời điểm được nhận bàn giao. Về tiền thuê đất dự án nói trên, EVN đồng ý với phương án trả lại cho PVN khi thực hiện xây dựng dự án.
Cũng về vấn đề của PVN và EVN, Bộ Công Thương mới đây cũng đưa ra một số quan điểm với Bộ Tài chính. Cụ thể, về chi phí hoàn trả mà PVN đòi EVN, Bộ Công Thương khẳng định, PVN sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư dự án, nên PVN đề xuất hoàn trả chi phí sử dụng vốn là không phù hợp.
Về chi phí bảo hiểm vận hành, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn EVN và PVN thực hiện hạch toán phù hợp, đúng quy định.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu cả EVN và PVN hoàn thành việc bàn giao và các việc liên quan trong năm 2017, tránh kéo dài sự việc sang năm 2018.
Theo đó, trong công văn gửi Bộ Tài chính tháng 7/2017, PVN báo cáo về phương án bàn giao tài sản và quản lý vận hành sân phân phối thuộc SPP 500kV Vũng Áng từ PVN sang EVN thực hiện theo phương án giảm vốn chủ sở hữu (vốn Nhà nước).
Thời điểm bàn giao là từ ngày 01/01/2017, các loại tài sản, trang thiết bị bàn giao gồm sân phân phối 500kV Vũng Áng và đường dây 220kV đấu nối từ Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng đến sân phân phối 500/220kV, kèm theo thiết bị dự phòng.
Đặc biệt, về chi phí vận hành SPP 500kV Vũng Áng và đường dây 220kV để đấu nối nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 trong thời gian EVN và EVN NPT vận hành đến ngày 1/1/2017: được tính vào giá thành truyền tải của hệ thống.
Tuy nhiên, trong công văn trả lời gửi Bộ Công Thương, EVN cho rằng: Việc bàn giao SPP 500kV Vũng Áng từ PVN sang EVN thực hiện theo phương thức tăng giảm vốn chủ sở hữu, theo đó giá trị tài sản/vốn chủ sở hữu tăng giảm EVN và PVN được lấy theo giá trị quyết toán (giá trị trước thuế) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đề xuất của PVN về việc EVN hoàn trả chi phí sử dụng vốn trong giai đoạn đầu là chưa phù hợp với phương thức bàn giao theo chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ Công Thương. Chính vì vậy, EVN không có cơ sở để hoàn trả chi phí sử dụng vốn trong giai đoạn đầu tư cho PVN.
Về việc PVN yêu cầu EVN trả cho PVN chi phí bảo hiểm tài sản từ thời điểm vận hành tháng 4/2015 đến thời điểm bàn giao tài sản cho EVN (1/2017).
EVN khẳng định họ tiếp nhận dự án trên từ tháng 01/2017 do đó đối với giá trị chi phí mua bảo hiểm, EVN chỉ chịu trách nhiệm từ thời điểm tiếp nhận tài sản đầu tháng 1/2017, không chấp nhận hoàn trả chi phí mua bảo hiểm tài sản trước thời điểm được nhận bàn giao. Về tiền thuê đất dự án nói trên, EVN đồng ý với phương án trả lại cho PVN khi thực hiện xây dựng dự án.
Cũng về vấn đề của PVN và EVN, Bộ Công Thương mới đây cũng đưa ra một số quan điểm với Bộ Tài chính. Cụ thể, về chi phí hoàn trả mà PVN đòi EVN, Bộ Công Thương khẳng định, PVN sử dụng vốn Nhà nước để đầu tư dự án, nên PVN đề xuất hoàn trả chi phí sử dụng vốn là không phù hợp.
Về chi phí bảo hiểm vận hành, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính hướng dẫn EVN và PVN thực hiện hạch toán phù hợp, đúng quy định.
Bộ Công Thương cũng yêu cầu cả EVN và PVN hoàn thành việc bàn giao và các việc liên quan trong năm 2017, tránh kéo dài sự việc sang năm 2018.
Nguyễn Tuyền
Dân Trí
Dân Trí
Relate Threads