Quyết định áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn khí thải của xăng dầu kể từ 1-1-2017 là tiêu chuẩn Euro 4 đang đặt nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện nay và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (sẽ đi vào hoạt động từ năm 2017) trước những khó khăn mới. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thậm chí không muốn bao tiêu sản phầm của Nghi Sơn vì chưa đáp ứng được tiêu chuẩn này.
Theo Quyết định số 49/2011 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình khí thải, ban hành từ năm 2011, thì từ ngày 1-1-2017 sẽ áp dụng tiêu chuẩn mức 4 (tiêu chuẩn Euro 4), và sau đó là mức 5 (Euro 5) kể từ ngày 1-1-2022 cho các sản phẩm xăng, dầu sử dụng trong nước. Tiêu chuẩn này nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học, mục đích để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn khí thải của xăng dầu cho động cơ đốt trong. Các tiêu chuẩn này được xem như yếu tố sống còn để nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường trong tương lai vì các nước trong khu vực cũng đã bắt đầu áp dụng những tiêu chuẩn này.
Ngay từ tháng 5-2015, Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn đã có văn bản gửi Bộ Công Thương khẳng định tiêu chuẩn thiết kế về chất lượng sản phẩm xăng dầu của nhà máy không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn TCVN mức 4 và mức 5, như quy định trong Quyết định 49/2011.
Báo cáo của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cho rằng, tiêu chuẩn khi thiết kế dự án đã không đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm nêu trên. Việc bổ sung đầu tư các phân xưởng xử lý để đáp ứng lộ trình khí thải chỉ có thể xem xét thực hiện sau năm 2021 do các cam kết về tiến độ của các hợp đồng vay vốn cho dự án. Do đó, Nghi Sơn đề nghị Chính phủ nới lỏng tiêu chuẩn sản phẩm.
Mới đây lại có dư luận cho rằng, Nghi Sơn không vội gì đầu tư nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vì nhà máy đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với PVN.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành, hợp đồng bao tiêu sản phẩm mà PVN thay mặt Chính phủ ký với Nghi Sơn có điều khoản quy định, sản phẩm của dự án phải đáp ứng TCVN tại thời điểm bao tiêu, nghĩa là sản phẩm xăng dầu mà nhà máy Nghi Sơn bán ra phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn tại thời điểm bán. Tuy nhiên, theo thiết kế, sản phẩm xăng dầu của Nghi Sơn chưa đạt mức Euro 4, thậm chí có khoảng 1,5 triệu tấn dầu DO chỉ đạt mức 3 về chỉ tiêu hàm lượng lưu huỳnh.
Về đề nghị nới lỏng tiêu chuẩn sản phẩm của Nghi Sơn, PVN cho rằng, Chính phủ vẫn phải yêu cầu Nghi Sơn tuân thủ lộ trình về khí thải; trường hợp sản phẩm của dự án không đáp ứng được yêu cầu này trước các cột mốc kể trên thì PVN và Nghi Sơn sẽ phải đàm phán lại với nhau về nghĩa vụ thực hiện bao tiêu theo hợp đồng đã ký, hoặc bổ sung các điều kiện cụ thể nếu PVN tiếp tục thực hiện hợp đồng.
PVN cũng là chủ đầu tư dự án lọc dầu Dung Quất và hiện Dung Quất cũng đang vướng phải những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như Nghi Sơn. Hiện sản phẩm của Dung Quất mới chỉ đáp ứng tiêu chuẩn Euro 2.
Áp lực đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4 khiến Dung Quất phải nghiên cứu đầu tư giai đoạn II, có các phân xưởng có thể lọc loại dầu nặng hơn, nhiều lưu huỳnh hơn dầu ngọt Bạch Hổ mà nhà máy Dung Quất đang sử dụng. Tuy nhiên, giai đoạn II của Dung Quất chưa thể khởi động được do kế hoạch đàm phán với GazpromNeft để bán cổ phần không thành.
Theo Quyết định số 49/2011 của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình khí thải, ban hành từ năm 2011, thì từ ngày 1-1-2017 sẽ áp dụng tiêu chuẩn mức 4 (tiêu chuẩn Euro 4), và sau đó là mức 5 (Euro 5) kể từ ngày 1-1-2022 cho các sản phẩm xăng, dầu sử dụng trong nước. Tiêu chuẩn này nằm trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu diesel và nhiên liệu sinh học, mục đích để nâng cao chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn khí thải của xăng dầu cho động cơ đốt trong. Các tiêu chuẩn này được xem như yếu tố sống còn để nâng cao khả năng cạnh tranh thị trường trong tương lai vì các nước trong khu vực cũng đã bắt đầu áp dụng những tiêu chuẩn này.
Báo cáo của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn cho rằng, tiêu chuẩn khi thiết kế dự án đã không đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm nêu trên. Việc bổ sung đầu tư các phân xưởng xử lý để đáp ứng lộ trình khí thải chỉ có thể xem xét thực hiện sau năm 2021 do các cam kết về tiến độ của các hợp đồng vay vốn cho dự án. Do đó, Nghi Sơn đề nghị Chính phủ nới lỏng tiêu chuẩn sản phẩm.
Mới đây lại có dư luận cho rằng, Nghi Sơn không vội gì đầu tư nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vì nhà máy đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với PVN.
Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành, hợp đồng bao tiêu sản phẩm mà PVN thay mặt Chính phủ ký với Nghi Sơn có điều khoản quy định, sản phẩm của dự án phải đáp ứng TCVN tại thời điểm bao tiêu, nghĩa là sản phẩm xăng dầu mà nhà máy Nghi Sơn bán ra phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn tại thời điểm bán. Tuy nhiên, theo thiết kế, sản phẩm xăng dầu của Nghi Sơn chưa đạt mức Euro 4, thậm chí có khoảng 1,5 triệu tấn dầu DO chỉ đạt mức 3 về chỉ tiêu hàm lượng lưu huỳnh.
Về đề nghị nới lỏng tiêu chuẩn sản phẩm của Nghi Sơn, PVN cho rằng, Chính phủ vẫn phải yêu cầu Nghi Sơn tuân thủ lộ trình về khí thải; trường hợp sản phẩm của dự án không đáp ứng được yêu cầu này trước các cột mốc kể trên thì PVN và Nghi Sơn sẽ phải đàm phán lại với nhau về nghĩa vụ thực hiện bao tiêu theo hợp đồng đã ký, hoặc bổ sung các điều kiện cụ thể nếu PVN tiếp tục thực hiện hợp đồng.
PVN cũng là chủ đầu tư dự án lọc dầu Dung Quất và hiện Dung Quất cũng đang vướng phải những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như Nghi Sơn. Hiện sản phẩm của Dung Quất mới chỉ đáp ứng tiêu chuẩn Euro 2.
Áp lực đáp ứng tiêu chuẩn Euro 4 khiến Dung Quất phải nghiên cứu đầu tư giai đoạn II, có các phân xưởng có thể lọc loại dầu nặng hơn, nhiều lưu huỳnh hơn dầu ngọt Bạch Hổ mà nhà máy Dung Quất đang sử dụng. Tuy nhiên, giai đoạn II của Dung Quất chưa thể khởi động được do kế hoạch đàm phán với GazpromNeft để bán cổ phần không thành.
Theo: Thời báo Kinh tế Sài Gòn
Relate Threads