Để chuỗi dự án khí Lô B sẽ có dòng khí đầu tiên vào năm 2021 như kế hoạch được đặt ra mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang đề xuất ưu đãi để triển khai các dự án liên quan.
Cơ hội thu ngân sách gần 20 tỷ USD
Chuỗi dự án khí Lô B bao gồm 2 thành phần là Dự án Phát triển mỏ Lô B, 48/95 & 52/97 và Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn.
Dự án Phát triển mỏ Lô B có tổng chi phí đầu tư trong 20 năm khoảng 6,8 tỷ USD, với chủ đầu tư gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (42,896%); Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (PVEP – 26,788%); MOECO (22,575%); PTTEP (7,741%) sẽ do Phú Quốc POC - Chi nhánh PVN làm Nhà điều hành.
Công trình gồm 1 giàn công nghệ trung tâm và 46 giàn khai thác; 1 giàn nhà ở; 1 tầu chứa condensate và khoảng 750 giếng khai thác.
Dự án thành phần thứ 2 là Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, với tổng mức đầu tư là 1,2 tỷ USD. Chủ đầu tư là PVN/Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas/nhà thầu MOECO (Nhật) và PTTEP (Thái Lan) làm chủ đầu tư theo hình thức hợp doanh.
Tổng chiều dài tuyến ống là 431 km có công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó, tuyến ống biển có chiều dài khoảng 295 km tiếp bờ tại An Minh (Kiên Giang), ống nhánh 37 km nối từ KP209 về Trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù khí cho đường ống PM3 - Cà Mau. Tuyến ống bờ có chiều dài khoảng 102 km sẽ chạy Kiên Giang và Cần Thơ để cung cấp khí cho các nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Kiên Giang và Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ).
Mục tiêu của chuỗi Dự án khí Lô B là khai thác và thu gom nguồn khí Lô B, 48/95 và 52/97 với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 3,78 tỷ bộ khối (khoảng 107 tỷ m3) và 12,65 triệu thùng condensate, sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm, để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ trong giai đoạn sau 2020.
Theo ước tính sơ bộ, trong vòng 20 năm hoạt động, nguồn thu từ chuỗi dự án sẽ đưa đến khoản nộp ngân sách xấp xỉ 18,3 tỷ USD từ Dự án phát triển mỏ Lô B và 930 triệu USD từ Dự án đường ống.
Ưu đãi không dễ gật
Ở thời điểm hiện tại, PVN đang đề xuất hàng loạt ưu đãi về thuế đối với Dự án Đường ống dẫn khí Lô B quy mô 1,2 tỷ USD. Cụ thể, về thuế thu nhập doanh nghiệp, PVN xin được áp thuế suất 10% trong 30 năm (sau 30 năm áp dụng thuế suất là 20%), miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trong đóng góp cho Dự án này đã cho hay, luật thuế hiện hành không quy định ưu đãi thuế với thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. “Chỉ khi Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ có ý kiến và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn là dự án đầu tư mới, đáp ứng điều kiện lĩnh vực “công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng” và sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ, thì mới có thể xem xét áp dụng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như hưởng 10% trong 30 năm, tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu, miễn 4 năm tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Với đề nghị được “áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng trong 20 năm từ ngày có dòng khí đầu tiên” của PVN, Bộ Tài chính dường như cũng không mặn mà. Theo giải thích của bộ này, Thông tư 147/2016/TT-BTC khoản 5, Điều 1 quy định, “…Việc trích khấu hao tài sản cố định hình thành tự dự án theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu hàng năm phù hợp với thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của dự án…”.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, Dự án Đường ống dẫn khí lô B là dự án vận chuyển khí tự nhiên, không phải là tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí, nên kiến nghị của PVN về “trước khi bắt đầu hoạt động, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ, vật tư và dịch vụ cần thiết cho xây dựng dự án và các hoạt động của dự án mà không sản xuất được trong nước, phải nhập khẩu thì không chịu thuế giá trị gia tăng” là chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Tại dự án tỷ đô này, PVN cũng đề nghị miễn thuế nhà thầu nước ngoài với các lãi vay trả cho các tổ chức tín dụng quốc tế. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được miễn thuế chuyển nhượng vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển nhượng phần tham gia cho công ty chi nhánh. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho rằng, pháp luật hiện hành không có quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn, nên khi xảy ra các tình huống liên quan phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Cơ hội thu ngân sách gần 20 tỷ USD
Chuỗi dự án khí Lô B bao gồm 2 thành phần là Dự án Phát triển mỏ Lô B, 48/95 & 52/97 và Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn.
Công trình gồm 1 giàn công nghệ trung tâm và 46 giàn khai thác; 1 giàn nhà ở; 1 tầu chứa condensate và khoảng 750 giếng khai thác.
Dự án thành phần thứ 2 là Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, với tổng mức đầu tư là 1,2 tỷ USD. Chủ đầu tư là PVN/Tổng công ty Khí Việt Nam - PV Gas/nhà thầu MOECO (Nhật) và PTTEP (Thái Lan) làm chủ đầu tư theo hình thức hợp doanh.
Tổng chiều dài tuyến ống là 431 km có công suất thiết kế 20,3 triệu m3, trong đó, tuyến ống biển có chiều dài khoảng 295 km tiếp bờ tại An Minh (Kiên Giang), ống nhánh 37 km nối từ KP209 về Trạm tiếp bờ Mũi Tràm để cấp bù khí cho đường ống PM3 - Cà Mau. Tuyến ống bờ có chiều dài khoảng 102 km sẽ chạy Kiên Giang và Cần Thơ để cung cấp khí cho các nhà máy điện tại Trung tâm Điện lực Kiên Giang và Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ).
Mục tiêu của chuỗi Dự án khí Lô B là khai thác và thu gom nguồn khí Lô B, 48/95 và 52/97 với tổng trữ lượng thu hồi dự kiến 3,78 tỷ bộ khối (khoảng 107 tỷ m3) và 12,65 triệu thùng condensate, sản lượng khí đưa về bờ khoảng 5,06 tỷ m3/năm và kéo dài 20 năm, để cấp khí cho các nhà máy điện tại khu vực Kiên Giang và Ô Môn nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng điện cho khu vực Nam Bộ trong giai đoạn sau 2020.
Theo ước tính sơ bộ, trong vòng 20 năm hoạt động, nguồn thu từ chuỗi dự án sẽ đưa đến khoản nộp ngân sách xấp xỉ 18,3 tỷ USD từ Dự án phát triển mỏ Lô B và 930 triệu USD từ Dự án đường ống.
Ưu đãi không dễ gật
Ở thời điểm hiện tại, PVN đang đề xuất hàng loạt ưu đãi về thuế đối với Dự án Đường ống dẫn khí Lô B quy mô 1,2 tỷ USD. Cụ thể, về thuế thu nhập doanh nghiệp, PVN xin được áp thuế suất 10% trong 30 năm (sau 30 năm áp dụng thuế suất là 20%), miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai trong đóng góp cho Dự án này đã cho hay, luật thuế hiện hành không quy định ưu đãi thuế với thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí. “Chỉ khi Bộ Công thương, Bộ Khoa học Công nghệ có ý kiến và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn là dự án đầu tư mới, đáp ứng điều kiện lĩnh vực “công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng” và sử dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ, thì mới có thể xem xét áp dụng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp như hưởng 10% trong 30 năm, tính từ năm đầu tiên dự án đầu tư mới của doanh nghiệp có doanh thu, miễn 4 năm tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Với đề nghị được “áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng trong 20 năm từ ngày có dòng khí đầu tiên” của PVN, Bộ Tài chính dường như cũng không mặn mà. Theo giải thích của bộ này, Thông tư 147/2016/TT-BTC khoản 5, Điều 1 quy định, “…Việc trích khấu hao tài sản cố định hình thành tự dự án theo tỷ lệ tương ứng với doanh thu hàng năm phù hợp với thời gian khai thác thu phí hoàn vốn của dự án…”.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, Dự án Đường ống dẫn khí lô B là dự án vận chuyển khí tự nhiên, không phải là tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí, nên kiến nghị của PVN về “trước khi bắt đầu hoạt động, thiết bị máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ, vật tư và dịch vụ cần thiết cho xây dựng dự án và các hoạt động của dự án mà không sản xuất được trong nước, phải nhập khẩu thì không chịu thuế giá trị gia tăng” là chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Tại dự án tỷ đô này, PVN cũng đề nghị miễn thuế nhà thầu nước ngoài với các lãi vay trả cho các tổ chức tín dụng quốc tế. Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được miễn thuế chuyển nhượng vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài khi chuyển nhượng phần tham gia cho công ty chi nhánh. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho rằng, pháp luật hiện hành không có quy định miễn thuế thu nhập doanh nghiệp khi chuyển nhượng vốn, nên khi xảy ra các tình huống liên quan phải thực hiện theo quy định hiện hành.
Thanh Hương - Báo Đầu tư
Relate Threads