Sau thời gian tạm dừng sản xuất, Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Đình Vũ (PVTex) tiếp tục khắc phục khó khăn, chuẩn bị vận hành lại nhà máy.
Năm 2015, PVTex cũng như các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Là đơn vị non trẻ trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVTex không thể hoàn thành kế hoạch, các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, bù lỗ biến phí được giao. Bên cạnh sự cạnh tranh của thị trường, công ty vẫn thiếu kinh nghiệm, mỏng vốn và các cơ chế hỗ trợ nên hoạt động sản xuất, kinh doanh còn kém dẫn đến thua lỗ.
Tuy nhiên, PVTex đã bước đầu làm chủ công nghệ, thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm xơ, sợi theo tiêu chuẩn và nhu cầu của thị trường Việt Nam. Xơ sợi Đình Vũ cũng đã có dấu ấn đối với các doanh nghiệp dệt may đồng thời sản xuất ra thêm một số sản phẩm xơ, sợi mới theo đơn đặt hàng trong nước và xuất khẩu. Các kỹ sư vận hành của PVTex đã tìm ra nguyên nhân kỹ thuật để có những phương pháp điều chỉnh hoàn thiện công nghệ, giảm thiểu lượng xơ chết, xơ ngắn, xơ dài và độ bắt mầu của xơ PSF. Bên cạnh đó, lực lượng vận hành nhà máy đã tự tìm tòi, xây dựng được bộ thông số vận hành tối ưu với công suất 100%, từ đó, giảm thiểu chi phí sản xuất, từng bước hoàn thiện bộ thông số vận hành tối ưu để có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng xơ sợi tổng hợp.
Kiểm tra chất lượng sợi Filament.
Khối sản xuất, kinh doanh của PVTex cũng bán được hơn 64,3 nghìn tấn xơ PSF, 9,6 nghìn tấn sợi Filament. Sản phẩm của PVTex đã tiếp cận được với các phân khúc khá trên thị trường kéo sợi và dệt vải của Việt Nam, bước đầu được một số doanh nghiệp sản xuất vải chất lượng cao sản xuất thử. Lượng xơ sợi xuất khẩu cũng gia tăng với khối lượng lớn tới các thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Mexico. Các cán bộ kỹ thuật phục vụ hậu mãi, giao hàng của PVTex được khách hàng đánh giá cao về trình độ, thái độ chuyên nghiệp, hiệu quả.
Trong những năm qua, PVTex cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ lãnh đạo PVN và các đơn vị. Tập đoàn đã thực hiện 4 gói hỗ trợ khẩn cấp trên mọi phương diện cho PVTex là đào tạo lại nguồn nhân lực, truyền thông marketting, nghiên cứu khoa học tối ưu hóa sản xuất kinh doanh và sự giúp đỡ bằng cả nhân sự lẫn chi phí của các đơn vị thành viên.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2015 của PVTex, Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là còn yếu kém nhiều mặt như xây dựng kế hoạch, dự báo thị trường, quản lý chất lượng, quản trị chi phí. Trong đó, việc quản lý chi phí phải xác định được phát sinh ở đâu, cụ thể như thế nào hay việc bảo dưỡng máy móc thì đâu là chi phí bảo dưỡng thường xuyên do hao mòn thiết bị, đâu là chi phí bảo dưỡng do vận hành kém…?"
Kỹ sư vận hành điều khiển sản xuất xơ sợi Polyester.
Ông Hùng cũng cho rằng, khi công ty có hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, bên cạnh trách nhiệm của lãnh đạo, người lao động cùng cần xem mình đã làm hết khả năng hay chưa đồng thời cùng chung ý chí để vượt qua những khó khăn.
Theo nhiều chuyên gia, trong năm nay, PVN cùng các đơn vị thành viên sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn hơn nữa. Vì vậy, PVTex cần phải xây dựng một chiến lược dài hơi, cụ thể hơn, phương án triệt để về tài chính có tính thuyết phục để sản xuất kinh doanh dài hạn, vượt qua thách thức, bù lỗ và sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Năm 2015, PVTex cũng như các doanh nghiệp ngành dầu khí Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Là đơn vị non trẻ trong Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), PVTex không thể hoàn thành kế hoạch, các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, bù lỗ biến phí được giao. Bên cạnh sự cạnh tranh của thị trường, công ty vẫn thiếu kinh nghiệm, mỏng vốn và các cơ chế hỗ trợ nên hoạt động sản xuất, kinh doanh còn kém dẫn đến thua lỗ.
Tuy nhiên, PVTex đã bước đầu làm chủ công nghệ, thiết bị để sản xuất ra các sản phẩm xơ, sợi theo tiêu chuẩn và nhu cầu của thị trường Việt Nam. Xơ sợi Đình Vũ cũng đã có dấu ấn đối với các doanh nghiệp dệt may đồng thời sản xuất ra thêm một số sản phẩm xơ, sợi mới theo đơn đặt hàng trong nước và xuất khẩu. Các kỹ sư vận hành của PVTex đã tìm ra nguyên nhân kỹ thuật để có những phương pháp điều chỉnh hoàn thiện công nghệ, giảm thiểu lượng xơ chết, xơ ngắn, xơ dài và độ bắt mầu của xơ PSF. Bên cạnh đó, lực lượng vận hành nhà máy đã tự tìm tòi, xây dựng được bộ thông số vận hành tối ưu với công suất 100%, từ đó, giảm thiểu chi phí sản xuất, từng bước hoàn thiện bộ thông số vận hành tối ưu để có thể đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng xơ sợi tổng hợp.
Kiểm tra chất lượng sợi Filament.
Trong những năm qua, PVTex cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ lãnh đạo PVN và các đơn vị. Tập đoàn đã thực hiện 4 gói hỗ trợ khẩn cấp trên mọi phương diện cho PVTex là đào tạo lại nguồn nhân lực, truyền thông marketting, nghiên cứu khoa học tối ưu hóa sản xuất kinh doanh và sự giúp đỡ bằng cả nhân sự lẫn chi phí của các đơn vị thành viên.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2015 của PVTex, Phó tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh: "Chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thật là còn yếu kém nhiều mặt như xây dựng kế hoạch, dự báo thị trường, quản lý chất lượng, quản trị chi phí. Trong đó, việc quản lý chi phí phải xác định được phát sinh ở đâu, cụ thể như thế nào hay việc bảo dưỡng máy móc thì đâu là chi phí bảo dưỡng thường xuyên do hao mòn thiết bị, đâu là chi phí bảo dưỡng do vận hành kém…?"
Kỹ sư vận hành điều khiển sản xuất xơ sợi Polyester.
Theo nhiều chuyên gia, trong năm nay, PVN cùng các đơn vị thành viên sẽ phải đối đầu với nhiều khó khăn hơn nữa. Vì vậy, PVTex cần phải xây dựng một chiến lược dài hơi, cụ thể hơn, phương án triệt để về tài chính có tính thuyết phục để sản xuất kinh doanh dài hạn, vượt qua thách thức, bù lỗ và sản xuất kinh doanh hiệu quả.
Nguồn: PVTex
Relate Threads