Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện chiếm tới 60% nhu cầu LNG trên toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng trong 3-4 năm tới.
Theo số liệu mới nhất từ Thomson Reuters Eikon, Trung Quốc sẽ “soán ngôi” của Hàn Quốc để trở thành nước nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều thứ hai thế giới trong năm nay, sau Nhật Bản.
Số liệu của Thomson Reuters Eikon cho thấy nhập khẩu LNG trong cả năm 2017 của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 38 triệu tấn, tăng hơn 50% so với năm 2016. Trong lúc nhập khẩu LNG đến cuối năm nay của Nhật Bản được dự đoán đạt 83,5 triệu tấn, và của Hàn Quốc ước đạt hơn 37 triệu tấn.
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc hiện chiếm tới 60% nhu cầu LNG trên toàn cầu. Các nhà phân tích cho rằng nhập khẩu LNG của Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng trong 3-4 năm tới.
Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với LNG tăng là kết quả của việc thực hiện chương trình khí hóa quy mô lớn của Bắc Kinh. Theo đó, hàng triệu hộ gia đình Trung Quốc chuyển từ sử dụng than để sưởi ấm sang sử dụng khí đốt tự nhiên.
LNG hiện vẫn được giao dịch chủ yếu bằng các hợp đồng dài hạn. Đây là cách thức giao dịch được Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước phải nhập LNG để đáp ứng toàn bộ nhu cầu khí đốt nội địa - ưa chuộng. Trong khi đó, Trung Quốc có một lượng dự trữ khí tự nhiên khá lớn trong nước, cộng với việc nhập khẩu khí qua tuyến đường ống dẫn từ Trung Á.
Nhà phân tích Wang Wen, thuộc công ty tư vấn Wood Mackenzie có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành nhân tố chính chi phối giá LNG giao ngay ở châu Á trong tương lai.
Các nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới là Qatar, Australia và Malaysia, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trên thị trường toàn cầu. Xuất khẩu LNG của Mỹ hiện cũng đang gia tăng nhờ sản xuất dầu khí đá phiến bùng nổ ở khu vực Bắc Mỹ.
Theo số liệu mới nhất từ Thomson Reuters Eikon, Trung Quốc sẽ “soán ngôi” của Hàn Quốc để trở thành nước nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhiều thứ hai thế giới trong năm nay, sau Nhật Bản.
Số liệu của Thomson Reuters Eikon cho thấy nhập khẩu LNG trong cả năm 2017 của Trung Quốc sẽ đạt khoảng 38 triệu tấn, tăng hơn 50% so với năm 2016. Trong lúc nhập khẩu LNG đến cuối năm nay của Nhật Bản được dự đoán đạt 83,5 triệu tấn, và của Hàn Quốc ước đạt hơn 37 triệu tấn.
Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với LNG tăng là kết quả của việc thực hiện chương trình khí hóa quy mô lớn của Bắc Kinh. Theo đó, hàng triệu hộ gia đình Trung Quốc chuyển từ sử dụng than để sưởi ấm sang sử dụng khí đốt tự nhiên.
LNG hiện vẫn được giao dịch chủ yếu bằng các hợp đồng dài hạn. Đây là cách thức giao dịch được Nhật Bản và Hàn Quốc - hai nước phải nhập LNG để đáp ứng toàn bộ nhu cầu khí đốt nội địa - ưa chuộng. Trong khi đó, Trung Quốc có một lượng dự trữ khí tự nhiên khá lớn trong nước, cộng với việc nhập khẩu khí qua tuyến đường ống dẫn từ Trung Á.
Nhà phân tích Wang Wen, thuộc công ty tư vấn Wood Mackenzie có trụ sở tại Bắc Kinh, cho rằng Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành nhân tố chính chi phối giá LNG giao ngay ở châu Á trong tương lai.
Các nước sản xuất LNG lớn nhất thế giới là Qatar, Australia và Malaysia, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu trên thị trường toàn cầu. Xuất khẩu LNG của Mỹ hiện cũng đang gia tăng nhờ sản xuất dầu khí đá phiến bùng nổ ở khu vực Bắc Mỹ.
K.Dung (Theo Reuters)
Bnews.vn
Bnews.vn
Relate Threads