Nguyên nhân khiến các thỏa thuận về việc giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC nhiều khi tưởng như đi vào bế tắc lại đạt được thành công trong thời gian vừa qua?
Câu trả lời được hãng tin Reuters hé lộ: Đó chính là vai trò quan trọng của Tổng thống Nga trong việc giải quyết những trở ngại giữa các thành viên trong tổ chức này.
Hãng tin Reuters mới đây dẫn lời một nguồn tin từ tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cho biết, Tổng thống Nga đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đề ra giải pháp thỏa hiệp để giảm sản lượng dầu tại Hội nghị thượng đỉnh OPEC được tổ chức tại Vienna vửa rồi.
Cần lưu ý rằng ông Vladimir Putin đóng vai trò trung gian giữa Ả rập Xê út và Iran, hai nước mà trong thời gian dài không thể tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề quy định giá dầu. Vai trò của Nga trong thỏa thuận này là một minh chứng cho việc nó ngày trở nên quan trọng với các nước Trung Đông trong những năm gần đây.
Theo Reuters, Tổng thống Nga đã thảo luận về triển vọng thỏa thuận với hoàng tử Ả rập vào tháng Chín vừa rồi tại Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Trung Quốc. Sau đó, ngay trong tháng Chín, các nước OPEC tại một cuộc họp không chính thức ở Algeria đã đồng ý giới hạn sản lượng. Tuy nhiên vẫn cần những nỗ lực ngoại giao thêm về giới hạn cụ thể cho mỗi quốc gia.
Căng thẳng giữa Ả rập Xê út được xem là một trở ngại. Tehran đã yêu cầu hạn ngạch khối lượng sẽ cho phép nước này khôi phục lại mức sản xuất dầu đã đạt được trước khi có các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài ra, sự tham gia của hai nước trong cuộc xung đột ở Yemen cùng các mối quan hệ truyền thống vốn đã kém của chế độ quân chủ Sunni Ả rập với nước cộng hòa Hồi giáo Shiite cũng cản trở sự thành công của cuộc đàm phán.
Trước cuộc họp OPEC, không có một điều kiện nào tiên quyết quan trọng nhằm đảm bảo tình hình sẽ thay đổi, tuy nhiên sự hòa giải của ông Putin đã giúp Riyadh và Tehran đạt được thỏa hiệp. Góp một phần không nhỏ vào thành công đó là cuộc điện đàm của nhà lãnh đạo Nga với Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Reuters dẫn lời một nguồn tin thân cận với lãnh tụ tinh thần của Iran cho biết, sau đó, người đứng đầu Nhà nước Nga và Bộ trưởng Bộ Dầu khí Sabah Zanganeh đã thảo luận để có được sự cho phép từ lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran cho một số nhượng bộ.
Tại hội nghị thượng đỉnh ngày 30/11 vừa qua, OPEC đã đồng ý giảm sản lượng dầu từ 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Nga sẽ sản xuất ít hơn bây giờ 300.000 thùng dầu mỗi ngày. Kết quả của Hội nghị thượng đỉnh là giá dầu đã tăng trung bình 9-9,5% trên thị trường toàn cầu.
Hãng tin Reuters mới đây dẫn lời một nguồn tin từ tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC cho biết, Tổng thống Nga đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đề ra giải pháp thỏa hiệp để giảm sản lượng dầu tại Hội nghị thượng đỉnh OPEC được tổ chức tại Vienna vửa rồi.
Cần lưu ý rằng ông Vladimir Putin đóng vai trò trung gian giữa Ả rập Xê út và Iran, hai nước mà trong thời gian dài không thể tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề quy định giá dầu. Vai trò của Nga trong thỏa thuận này là một minh chứng cho việc nó ngày trở nên quan trọng với các nước Trung Đông trong những năm gần đây.
Theo Reuters, Tổng thống Nga đã thảo luận về triển vọng thỏa thuận với hoàng tử Ả rập vào tháng Chín vừa rồi tại Hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Trung Quốc. Sau đó, ngay trong tháng Chín, các nước OPEC tại một cuộc họp không chính thức ở Algeria đã đồng ý giới hạn sản lượng. Tuy nhiên vẫn cần những nỗ lực ngoại giao thêm về giới hạn cụ thể cho mỗi quốc gia.
Căng thẳng giữa Ả rập Xê út được xem là một trở ngại. Tehran đã yêu cầu hạn ngạch khối lượng sẽ cho phép nước này khôi phục lại mức sản xuất dầu đã đạt được trước khi có các lệnh trừng phạt của phương Tây. Ngoài ra, sự tham gia của hai nước trong cuộc xung đột ở Yemen cùng các mối quan hệ truyền thống vốn đã kém của chế độ quân chủ Sunni Ả rập với nước cộng hòa Hồi giáo Shiite cũng cản trở sự thành công của cuộc đàm phán.
Trước cuộc họp OPEC, không có một điều kiện nào tiên quyết quan trọng nhằm đảm bảo tình hình sẽ thay đổi, tuy nhiên sự hòa giải của ông Putin đã giúp Riyadh và Tehran đạt được thỏa hiệp. Góp một phần không nhỏ vào thành công đó là cuộc điện đàm của nhà lãnh đạo Nga với Tổng thống Iran Hassan Rouhani.
Reuters dẫn lời một nguồn tin thân cận với lãnh tụ tinh thần của Iran cho biết, sau đó, người đứng đầu Nhà nước Nga và Bộ trưởng Bộ Dầu khí Sabah Zanganeh đã thảo luận để có được sự cho phép từ lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei của Iran cho một số nhượng bộ.
Tại hội nghị thượng đỉnh ngày 30/11 vừa qua, OPEC đã đồng ý giảm sản lượng dầu từ 1,2 triệu thùng mỗi ngày. Nga sẽ sản xuất ít hơn bây giờ 300.000 thùng dầu mỗi ngày. Kết quả của Hội nghị thượng đỉnh là giá dầu đã tăng trung bình 9-9,5% trên thị trường toàn cầu.
Đức Dũng - Infonet (lược dịch)
Relate Threads