Rosneft Vietnam B.v sắp chính thức thay thế nhà thầu TNK Vietnam B.v trong Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 05-3/11 ở ngoài khơi Việt Nam.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới đây đã có văn bản trình Chính phủ về việc đổi tên nhà thầu TNK Vietnam B.v thành Rosneft Vietnam B.v trong Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 05-3/11 ở ngoài khơi Việt Nam.
Thực tế, đây chỉ là việc làm mang tính chất thủ tục, bởi từ năm 2013, sau thương vụ Tập đoàn Rosneft (Nga) mua lại liên doanh TNK-BP, Rosneft chính thức hoạt động tại Việt Nam, thay thế TNK-BP sở hữu 100% cổ phần và là nhà điều hành dự án Lô 05-3/11. Trữ lượng của lô này ước tính vào khoảng 40 tỷ mét khối khí đốt và 9 triệu tấn khí ngưng tụ.
Tuy nhiên, theo văn bản trả lời đề xuất nói trên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thì cùng với việc đổi tên nhà thầu, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính Việt Nam khẩn trương hướng dẫn nhà thầu TNK Vietnam B.v kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ việc chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong PSC Lô 05-3/11.
Chính phủ cũng đã giao Bộ Công thương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh để đảm bảo việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong các hợp đồng dầu khí.
Tại Việt Nam, Rosneft Vietnam B.v hiện tham gia vào các dự án sản xuất và thăm dò khí đốt và nước ngưng trong hai khu vực ngoài khơi Việt Nam.
Tại Lô 06.1, Rosneft Việt Nam B.v sở hữu 35% cổ phần Dự án dựa trên các hợp đồng chia sản xuất (PSC). Các khu vực PSC bao gồm hai mỏ khí ngưng tụ - Lan Tây và Lan Đỏ. Các mỏ nằm cách bờ biển khoảng 370 km. Trữ lượng khí ban đầu dự kiến khoảng 68 tỷ mét khối.
Tháng 3 vừa qua, Rosneft Việt Nam B.v đã chính thức thông báo bắt đầu khoan thăm dò tại thềm lục địa Việt Nam. Địa điểm khoan thăm dò là giếng khoan PLDD-1X tại Lô 06.1 nằm ngoài khơi Việt Nam.
Sau giếng khoan PLDD, Rosneft sẽ khoan thăm dò một địa điểm khác tại lô 05-3/11 trong lưu vực mỏ Nam Côn Sơn.
Ngoài ra, Rosneft cũng sở hữu 32,67% cổ phần đường ống Nam Côn Sơn, trong đó cung cấp khí và condensate từ khu vực ngoài khơi của bể Nam Côn Sơn đến Cụm công nghiệp Khí điện đạm Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trên thị trường thế giới, đầu năm 2013, Rosneft đã hoàn tất hợp đồng mua lại công ty liên doanh TNK-BP giữa Nga và Anh. Thương vụ có tổng trị giá 55 tỷ USD này đã giúp Rosneft trở thành tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới đây đã có văn bản trình Chính phủ về việc đổi tên nhà thầu TNK Vietnam B.v thành Rosneft Vietnam B.v trong Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 05-3/11 ở ngoài khơi Việt Nam.
Thực tế, đây chỉ là việc làm mang tính chất thủ tục, bởi từ năm 2013, sau thương vụ Tập đoàn Rosneft (Nga) mua lại liên doanh TNK-BP, Rosneft chính thức hoạt động tại Việt Nam, thay thế TNK-BP sở hữu 100% cổ phần và là nhà điều hành dự án Lô 05-3/11. Trữ lượng của lô này ước tính vào khoảng 40 tỷ mét khối khí đốt và 9 triệu tấn khí ngưng tụ.
Tuy nhiên, theo văn bản trả lời đề xuất nói trên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, thì cùng với việc đổi tên nhà thầu, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính Việt Nam khẩn trương hướng dẫn nhà thầu TNK Vietnam B.v kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ việc chuyển nhượng quyền lợi tham gia trong PSC Lô 05-3/11.
Tại Việt Nam, Rosneft Vietnam B.v hiện tham gia vào các dự án sản xuất và thăm dò khí đốt và nước ngưng trong hai khu vực ngoài khơi Việt Nam.
Tại Lô 06.1, Rosneft Việt Nam B.v sở hữu 35% cổ phần Dự án dựa trên các hợp đồng chia sản xuất (PSC). Các khu vực PSC bao gồm hai mỏ khí ngưng tụ - Lan Tây và Lan Đỏ. Các mỏ nằm cách bờ biển khoảng 370 km. Trữ lượng khí ban đầu dự kiến khoảng 68 tỷ mét khối.
Tháng 3 vừa qua, Rosneft Việt Nam B.v đã chính thức thông báo bắt đầu khoan thăm dò tại thềm lục địa Việt Nam. Địa điểm khoan thăm dò là giếng khoan PLDD-1X tại Lô 06.1 nằm ngoài khơi Việt Nam.
Sau giếng khoan PLDD, Rosneft sẽ khoan thăm dò một địa điểm khác tại lô 05-3/11 trong lưu vực mỏ Nam Côn Sơn.
Ngoài ra, Rosneft cũng sở hữu 32,67% cổ phần đường ống Nam Côn Sơn, trong đó cung cấp khí và condensate từ khu vực ngoài khơi của bể Nam Côn Sơn đến Cụm công nghiệp Khí điện đạm Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Trên thị trường thế giới, đầu năm 2013, Rosneft đã hoàn tất hợp đồng mua lại công ty liên doanh TNK-BP giữa Nga và Anh. Thương vụ có tổng trị giá 55 tỷ USD này đã giúp Rosneft trở thành tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới được niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Nguyên Đức - Báo Đầu Tư
Relate Threads