Chỉ vì dầu lên xuống mà những nơi này trở thành thị trấn ma nổi tiếng trên khắp thế giới.
Đây là những thị trấn ma nổi tiếng thế giới chỉ vì… dầu mỏ. Nơi đây đã từng là nhà cho những nhà đại tư bản dầu, cũng như những công nhân ôm mộng có thể biến dầu - một dung dịch nhớp nháp, thành vàng.
1. Thành phố Pithole, Pennsylvania:
Thành phố Pithole ở Pennsylvania có lẽ là ví dụ điển hình. Vào năm 1865, những người thợ khoan đã tràn vào thành phố này, nơi trước đây không hề có ai sinh sống. Dân số ngôi làng đã có lúc lên đến đỉnh điểm 20.000 nhưng rồi sau đó lại giảm chỉ còn 237 vào năm 1870. Vào thời điểm đó, rất ít ngành công nghệ nào cần dầu mỏ, vì vậy nhu cầu nhanh chóng trở nên cạn kiệt.
2. Mentryville, California:
Ở California, có rất nhiều những ngôi làng dành cho những người thợ khoan gặp khó khăn. Mentryville hiện tại đã hoàn toàn bị bỏ hoang, tuy nhiên bạn có thể thấy nơi đây được sử dụng để quay một số tập của các bộ phim như The X-files, The A-Team và Murder, She Wrote. Có nguồn tin cho rằng khi những người dân ở Mentryville rời đi vào những năm 1930, có một số người đã tháo dỡ hết nhà cửa và mang hết những vật liệu đó theo. Họ quá nghèo để có thể mua hay xây lại nhà ở một nơi khác. Ngày nay, người dân ở ngôi làng lân cận Bakersfield hiện cũng đang trải qua một cơn sốt dầu khác. Theo như tin tức mới đây của BBC News, những doanh nghiệp địa phương đang đấu tranh cho nạn thất nghiệp – do giá dầu thô giảm gây ra.
3. Orla, Texas:
Có một số ngôi làng lại trở thành nơi cắm trại hay nơi ở tạm thời cho công nhân, như trường hợp ở Orla, Texas. Sandy Countryman, một người đã từng sống tại đây khi còn nhỏ, đã đăng lên mạng vài dòng chia sẻ nói về những kỷ niệm của mình. Cô đã đề cập tới nhà thờ Baptist, nơi mẹ cô đã từng chơi piano lúc xưa. Cô viết: “Gần đây khi quay trở lại, tôi nhận ra mái nhà thờ đã bị dột, cửa ra vào mở hé, những tài liệu xưa cũ về kinh thánh đã bị phân tán, phía sau nhà thờ còn có một con cáo.”
4. Burbank, Oklahoma:
Oklahoma cũng là một bang có chứa những ngôi làng ma quái bị lãng quên, trong đó có Burbank. Vào những năm 1920, nơi đây là nhà cho 3,000 người, nhưng vào năm 1930, con số này giảm chỉ còn 372. Những ngôi làng khác trong bang, như Three Sands và Whizbang, cũng phải chịu cảnh dân số giảm mạnh hoặc do giá dầu giảm, hoặc do việc sản xuất dần chuyển sang tự động hóa.
5. Williston, Bắc Dakota:
Cách đây 4 năm, người ta truyền nhau những câu chuyện xoay quanh việc có một trận gia tăng dầu mới sẽ tràn vào các ngôi làng như Williston, phía Bắc Dakota, mang theo sự giàu sang, thịnh vượng. Sự phát triển sẽ diễn ra rất nhanh đến mức phải xây nhà cửa cho công nhận ở gần tảng đá Bakken đầy triển vọng – nơi mà hấu hết việc khoan dầu và gas được diễn ra. Tuy nhiên, giá dầu thấp hiện tại đã làm cho nền công nghiệp này biến mất, và con người rời bỏ nó mà đi. “Một vài [ngôi nhà ngắn hạn] có một số người lập nghiệp đến ở, còn lại đa số đều bỏ trống”, Caraher, người có kiến thức về vấn đề nhà ở cho công nhân trong khu vực cho hay. “Nếu giá dầu không tăng, những người chủ rồi sẽ chẳng cần thiết phải có kế hoạch gì cả.”
6. Polphail, Scotland:
Có một số ngôi làng chưa từng là nơi sinh sống của bất cứ ai, như trường hợp của Polphail ở Scotland. Ngôi làng được xây dựng vào những năm 1970 để làm nơi ở cho khoảng 500 công nhiên làm việc tại một giàn khoan dầu gần đó. Tuy nhiên, công việc không được tiến hành, Polphail trở thành một đống đổ nát.
7. Al Jazirah Al Hamra, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất:
Sự quyến rũ của dầu mỏ có thể kéo con người rời xa những ngôi làng trước đó đã có dân số ổn định, như Al Jazirah Al Hamra – nơi đã từng là một cảng cá, thuộc các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, là một ví dụ cụ thể. Khi dân cư rời đi vào cuối những năm 1960 để làm cho nền công nghiệp dầu, ngôi làng ít nhiều đã bị bỏ xó. “Có lẽ tương lai của thế giới chính là những ngôi làng ma quái”, Caraher nói, dựa trên một danh sách dài những nơi được tạo ra và rồi bị phá hủy bởi việc khoan dầu và khai mỏ từ những nguồn tài nguyên quí báu. Con người sẽ luôn theo đuổi những cơ hội – nhưng có những thứ chưa hẳn đã là cơ hội, xung quanh ta vẫn còn những hướng đi khác.
Đây là những thị trấn ma nổi tiếng thế giới chỉ vì… dầu mỏ. Nơi đây đã từng là nhà cho những nhà đại tư bản dầu, cũng như những công nhân ôm mộng có thể biến dầu - một dung dịch nhớp nháp, thành vàng.
1. Thành phố Pithole, Pennsylvania:
Thành phố Pithole ở Pennsylvania có lẽ là ví dụ điển hình. Vào năm 1865, những người thợ khoan đã tràn vào thành phố này, nơi trước đây không hề có ai sinh sống. Dân số ngôi làng đã có lúc lên đến đỉnh điểm 20.000 nhưng rồi sau đó lại giảm chỉ còn 237 vào năm 1870. Vào thời điểm đó, rất ít ngành công nghệ nào cần dầu mỏ, vì vậy nhu cầu nhanh chóng trở nên cạn kiệt.
Ở California, có rất nhiều những ngôi làng dành cho những người thợ khoan gặp khó khăn. Mentryville hiện tại đã hoàn toàn bị bỏ hoang, tuy nhiên bạn có thể thấy nơi đây được sử dụng để quay một số tập của các bộ phim như The X-files, The A-Team và Murder, She Wrote. Có nguồn tin cho rằng khi những người dân ở Mentryville rời đi vào những năm 1930, có một số người đã tháo dỡ hết nhà cửa và mang hết những vật liệu đó theo. Họ quá nghèo để có thể mua hay xây lại nhà ở một nơi khác. Ngày nay, người dân ở ngôi làng lân cận Bakersfield hiện cũng đang trải qua một cơn sốt dầu khác. Theo như tin tức mới đây của BBC News, những doanh nghiệp địa phương đang đấu tranh cho nạn thất nghiệp – do giá dầu thô giảm gây ra.
Có một số ngôi làng lại trở thành nơi cắm trại hay nơi ở tạm thời cho công nhân, như trường hợp ở Orla, Texas. Sandy Countryman, một người đã từng sống tại đây khi còn nhỏ, đã đăng lên mạng vài dòng chia sẻ nói về những kỷ niệm của mình. Cô đã đề cập tới nhà thờ Baptist, nơi mẹ cô đã từng chơi piano lúc xưa. Cô viết: “Gần đây khi quay trở lại, tôi nhận ra mái nhà thờ đã bị dột, cửa ra vào mở hé, những tài liệu xưa cũ về kinh thánh đã bị phân tán, phía sau nhà thờ còn có một con cáo.”
Oklahoma cũng là một bang có chứa những ngôi làng ma quái bị lãng quên, trong đó có Burbank. Vào những năm 1920, nơi đây là nhà cho 3,000 người, nhưng vào năm 1930, con số này giảm chỉ còn 372. Những ngôi làng khác trong bang, như Three Sands và Whizbang, cũng phải chịu cảnh dân số giảm mạnh hoặc do giá dầu giảm, hoặc do việc sản xuất dần chuyển sang tự động hóa.
Cách đây 4 năm, người ta truyền nhau những câu chuyện xoay quanh việc có một trận gia tăng dầu mới sẽ tràn vào các ngôi làng như Williston, phía Bắc Dakota, mang theo sự giàu sang, thịnh vượng. Sự phát triển sẽ diễn ra rất nhanh đến mức phải xây nhà cửa cho công nhận ở gần tảng đá Bakken đầy triển vọng – nơi mà hấu hết việc khoan dầu và gas được diễn ra. Tuy nhiên, giá dầu thấp hiện tại đã làm cho nền công nghiệp này biến mất, và con người rời bỏ nó mà đi. “Một vài [ngôi nhà ngắn hạn] có một số người lập nghiệp đến ở, còn lại đa số đều bỏ trống”, Caraher, người có kiến thức về vấn đề nhà ở cho công nhân trong khu vực cho hay. “Nếu giá dầu không tăng, những người chủ rồi sẽ chẳng cần thiết phải có kế hoạch gì cả.”
Có một số ngôi làng chưa từng là nơi sinh sống của bất cứ ai, như trường hợp của Polphail ở Scotland. Ngôi làng được xây dựng vào những năm 1970 để làm nơi ở cho khoảng 500 công nhiên làm việc tại một giàn khoan dầu gần đó. Tuy nhiên, công việc không được tiến hành, Polphail trở thành một đống đổ nát.
Sự quyến rũ của dầu mỏ có thể kéo con người rời xa những ngôi làng trước đó đã có dân số ổn định, như Al Jazirah Al Hamra – nơi đã từng là một cảng cá, thuộc các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, là một ví dụ cụ thể. Khi dân cư rời đi vào cuối những năm 1960 để làm cho nền công nghiệp dầu, ngôi làng ít nhiều đã bị bỏ xó. “Có lẽ tương lai của thế giới chính là những ngôi làng ma quái”, Caraher nói, dựa trên một danh sách dài những nơi được tạo ra và rồi bị phá hủy bởi việc khoan dầu và khai mỏ từ những nguồn tài nguyên quí báu. Con người sẽ luôn theo đuổi những cơ hội – nhưng có những thứ chưa hẳn đã là cơ hội, xung quanh ta vẫn còn những hướng đi khác.
Theo: Kienthuc.net.vn
Relate Threads