Khảo sát từ Reuters cho thấy, sản xuất dầu của OPEC tăng 50.000 thùng/ngày trong tháng 9 vì xuất khẩu của Iraq và sản lượng tại Libya tăng cao. Trong đó, Libya là quốc gia được miễn tham gia vào thỏa thuận giảm sản xuất.
Kết quả khảo sát cho biết tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC giảm từ 89% trong tháng 8 xuống còn 86%. Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu, tiếp tục gánh phần lớn trong tổng sản lượng giảm của OPEC với hoạt động sản xuất thấp hơn mục tiêu đặt ra.
Trong khi đó, nguồn cung tại Iraq gia tăng cho thấy căng thẳng chính trị về cuộc trưng cầu dân ý giành độc lập của vùng Kurdistan đã không ảnh hưởng tới xuất khẩu của quốc gia này. Lo ngại sự kiện này có thể gây ra rủi ro sản xuất đã hỗ trợ cho giá dầu phúc hồi khi tăng gần ngưỡng 60 USD/thùng trong tuần trước, ghi nhận mức cao nhất trong hơn 2 năm.
“Tạm thời không có giải pháp tức thời cho khủng hoảng tại Iraq, và điều này sẽ tiếp tục củng cố giá dầu”, ông Garsten Fritsch, chuyên gia phân tích tại Commerzbank, Frankfurt cho biết.
Khảo sát cũng cho thấy không có sự gia tăng đáng kể nào về sản lượng tại Nigeria hay Libya, hai quốc gia được miễn tham gia vào thỏa thuận giảm sản xuất.
Sản xuất gia tăng tại Libya và Nigeria đã khiến sản lượng của OPEC lên cao nhất năm 2017 trong tháng 7, làm ảnh hưởng tới những nỗ lực giảm nguồn cung dư thừa trên thị trường dầu của tổ chức.
Ngoài ra, theo thỏa thuận với Nga và các thành viên khác ngoài OPEC, tổ chức đang giảm sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ ngày 1/1/2017 cho tới tháng 3 năm sau.
Libya đã bơm thêm 50.000 thùng/ngày trong tháng 9, khi mỏ dầu Sharara hoạt động trở lại sau lệnh cấm. Tuy nhiên, sản lượng tại quốc gia này vẫn biến động và dưới mức 1 triệu thùng/ngày hồi đầu năm.
Trong khi đó, sản lượng tại Nigeria giảm 30.000 thùng/ngày. Công ty Royal Dutch Shell công bố lệnh bất khả khang đối với xuất khẩu dầu nhẹ Bonny vì đường ống bị chặn.
Một báo cáo từ tàu chở dầu cho biết,sản xuất tại Iraq tăng 40.000 thùng/ngày do xuất khẩu từ vùng Kurdistan gia tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu từ cảng miền nam của quốc gia này khá thấp.
Arab Saudi tăng thêm 20.000 thùng/ngày vào nguồn cung, với xuất khẩu tăng là lượng dầu sử dụng trong nước tại các nhà máy năng lượng giảm.
Iran, được phép tăng sản xuất ở mức độ thấp trong thỏa thuận của OPEC, cũng tăng nguồn cung dầu thế giới thêm 20.000 thùng/ngày.
Trong số những quốc gia có sản lượng thấp, Angola và Venezuela xuất khẩu ít hơn trong tháng 8.
Năm ngoái, OPEC công bố sản lượng mục tiêu của tổ chức là 32,5 triệu thùng/ngày, với dự báo sản xuất ở Libya và Nigeria duy trì ở mức thấp. Mục tiêu này đã tính cả sản lượng của Indonesia, quốc gia đã rời khỏi OPEC, và ko tính Equatorial Guinea, thành viên mới nhất của tổ chức.
Theo kết quả khảo sát từ Reuters, sản lượng trung bình trong tháng 9 của tổ chức là 32,72 tiệu thùng/ngày, tăng khoảng 970.000 thùng/ngày so với mục tiêu, sau khi loại bỏ Indonesia và không thêm Equatorial Guinea.
Nếu tính thêm cả Equatorial Guinea, tổng sản lượng trong tháng 9 là 32,86 triệu thùng, tăng 50.000 thùng/ngày so với tháng 8.
Kết quả khảo sát cho biết tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC giảm từ 89% trong tháng 8 xuống còn 86%. Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu, tiếp tục gánh phần lớn trong tổng sản lượng giảm của OPEC với hoạt động sản xuất thấp hơn mục tiêu đặt ra.
Trong khi đó, nguồn cung tại Iraq gia tăng cho thấy căng thẳng chính trị về cuộc trưng cầu dân ý giành độc lập của vùng Kurdistan đã không ảnh hưởng tới xuất khẩu của quốc gia này. Lo ngại sự kiện này có thể gây ra rủi ro sản xuất đã hỗ trợ cho giá dầu phúc hồi khi tăng gần ngưỡng 60 USD/thùng trong tuần trước, ghi nhận mức cao nhất trong hơn 2 năm.
“Tạm thời không có giải pháp tức thời cho khủng hoảng tại Iraq, và điều này sẽ tiếp tục củng cố giá dầu”, ông Garsten Fritsch, chuyên gia phân tích tại Commerzbank, Frankfurt cho biết.
Khảo sát cũng cho thấy không có sự gia tăng đáng kể nào về sản lượng tại Nigeria hay Libya, hai quốc gia được miễn tham gia vào thỏa thuận giảm sản xuất.
Ngoài ra, theo thỏa thuận với Nga và các thành viên khác ngoài OPEC, tổ chức đang giảm sản xuất khoảng 1,2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ ngày 1/1/2017 cho tới tháng 3 năm sau.
Libya đã bơm thêm 50.000 thùng/ngày trong tháng 9, khi mỏ dầu Sharara hoạt động trở lại sau lệnh cấm. Tuy nhiên, sản lượng tại quốc gia này vẫn biến động và dưới mức 1 triệu thùng/ngày hồi đầu năm.
Trong khi đó, sản lượng tại Nigeria giảm 30.000 thùng/ngày. Công ty Royal Dutch Shell công bố lệnh bất khả khang đối với xuất khẩu dầu nhẹ Bonny vì đường ống bị chặn.
Một báo cáo từ tàu chở dầu cho biết,sản xuất tại Iraq tăng 40.000 thùng/ngày do xuất khẩu từ vùng Kurdistan gia tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu từ cảng miền nam của quốc gia này khá thấp.
Arab Saudi tăng thêm 20.000 thùng/ngày vào nguồn cung, với xuất khẩu tăng là lượng dầu sử dụng trong nước tại các nhà máy năng lượng giảm.
Iran, được phép tăng sản xuất ở mức độ thấp trong thỏa thuận của OPEC, cũng tăng nguồn cung dầu thế giới thêm 20.000 thùng/ngày.
Trong số những quốc gia có sản lượng thấp, Angola và Venezuela xuất khẩu ít hơn trong tháng 8.
Năm ngoái, OPEC công bố sản lượng mục tiêu của tổ chức là 32,5 triệu thùng/ngày, với dự báo sản xuất ở Libya và Nigeria duy trì ở mức thấp. Mục tiêu này đã tính cả sản lượng của Indonesia, quốc gia đã rời khỏi OPEC, và ko tính Equatorial Guinea, thành viên mới nhất của tổ chức.
Theo kết quả khảo sát từ Reuters, sản lượng trung bình trong tháng 9 của tổ chức là 32,72 tiệu thùng/ngày, tăng khoảng 970.000 thùng/ngày so với mục tiêu, sau khi loại bỏ Indonesia và không thêm Equatorial Guinea.
Nếu tính thêm cả Equatorial Guinea, tổng sản lượng trong tháng 9 là 32,86 triệu thùng, tăng 50.000 thùng/ngày so với tháng 8.
Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Theo Kinh tế & Tiêu dùng
Relate Threads