Sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn gần mức kỷ lục trong tháng 6/2019 nhưng tăng trưởng đã chậm lại đáng kể kể từ cuối năm ngoái, phản ứng với giá dầu thấp và sự suy giảm có thể kéo dài tới năm 2020.
Sản lượng dầu thô đạt trung bình 12,1 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2019, không đổi so với mức trong tháng 4 và tháng 5/2019, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Tuy nhiên, sự bùng nổ dầu đá phiến là vừa phải, phản ứng với giá dầu sụt giảm kể từ đầu quý 4/2018 và đà giảm dự kiến tiếp tục đến hết năm 2019 và năm 2020.
Sản lượng trong quý 2/2019 tăng gần 1,6 triệu thùng/ngày (15%) so với một năm trước. Nhưng tăng trưởng hàng năm chậm lại từ mức cao 2,0 triệu thùng/ngày (21%) trong giai đoạn tháng 8 tới tháng 10/2018, và sản lượng đã ổn định trong 6 tháng đầu năm nay sau khi tăng mạnh trong năm 2018 và 2017.
Sản lượng kỷ lục trong nửa đầu năm nay là phản ứng chậm trễ với việc bùng nổ khoan dầu khi giá rất cao trong giữa năm 2018.
Giá thường ảnh hưởng tới sản lượng chậm khoảng 12 tháng do thời gian cần thiết để ký hợp đồng khoan, di chuyển chúng tới địa điểm, khoan và hoàn thành giếng khoan và nối chúng với hệ thống đường ống dẫn.
Vì thế sản lượng hiện nay phản ánh mức giá cao từ năm ngoái, khi giá WTI trên 65 USD và thậm chí 70 USD/thùng, thay vì giá thấp hơn nhiều hiện nay.
Sản lượng dầu của Mỹ duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2019, khi tiêu thụ toàn cầu đang tăng với tốc độ thấp nhất kể từ năm 2014 và trước đó là năm 2012, đã đóng góp dư cung đáng kể.
Tăng trưởng sản lượng vượt tiêu thụ đến giữa năm nay, dự trữ tăng và giá bị áp lực giảm mới buộc điều chỉnh tiêu thụ và đặc biệt là sản lượng.
Do sự sụt giảm giá kể từ quý 4/2018 đã giảm tỷ lệ khoan và hoàn thành giếng khoan đáng kể, tăng trưởng sản lượng sẽ vừa phải tới cuối năm 2019 và đặc biệt trong năm 2020.
EIA dự báo sản lượng sẽ tăng 880.000 thùng/ngày (7,3%) trong năm nay tính tới tháng 12/2019 và tăng tiếp 580.000 thùng/ngày (4,5%) tới tháng 12/2020.
Nhưng điều đó đã giảm đáng kể so với mức tăng 2,1 triệu thùng/ngày (20,7%) trong năm tính tới 12/2018.
Tăng trưởng sản lượng của Mỹ chậm hơn nhiều có thể là một phần thiết yếu của quá trình tái cân bằng thị trường toàn cầu.
Các nhà sản xuất dầu tại Mỹ cũng như các thành viên của OPEC và đồng minh chỉ ra sự thất vọng rõ ràng với mức giá hiện tại.
Giá giảm là một dấu hiệu cần thiết để sản xuất dầu chậm lại tại một thời điểm khi tăng trưởng tiêu thụ mờ nhạt do diến biến kinh tế toàn cầu yếu kém.
Sản lượng dầu thô đạt trung bình 12,1 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2019, không đổi so với mức trong tháng 4 và tháng 5/2019, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).
Tuy nhiên, sự bùng nổ dầu đá phiến là vừa phải, phản ứng với giá dầu sụt giảm kể từ đầu quý 4/2018 và đà giảm dự kiến tiếp tục đến hết năm 2019 và năm 2020.
Sản lượng kỷ lục trong nửa đầu năm nay là phản ứng chậm trễ với việc bùng nổ khoan dầu khi giá rất cao trong giữa năm 2018.
Giá thường ảnh hưởng tới sản lượng chậm khoảng 12 tháng do thời gian cần thiết để ký hợp đồng khoan, di chuyển chúng tới địa điểm, khoan và hoàn thành giếng khoan và nối chúng với hệ thống đường ống dẫn.
Vì thế sản lượng hiện nay phản ánh mức giá cao từ năm ngoái, khi giá WTI trên 65 USD và thậm chí 70 USD/thùng, thay vì giá thấp hơn nhiều hiện nay.
Sản lượng dầu của Mỹ duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2019, khi tiêu thụ toàn cầu đang tăng với tốc độ thấp nhất kể từ năm 2014 và trước đó là năm 2012, đã đóng góp dư cung đáng kể.
Tăng trưởng sản lượng vượt tiêu thụ đến giữa năm nay, dự trữ tăng và giá bị áp lực giảm mới buộc điều chỉnh tiêu thụ và đặc biệt là sản lượng.
Do sự sụt giảm giá kể từ quý 4/2018 đã giảm tỷ lệ khoan và hoàn thành giếng khoan đáng kể, tăng trưởng sản lượng sẽ vừa phải tới cuối năm 2019 và đặc biệt trong năm 2020.
EIA dự báo sản lượng sẽ tăng 880.000 thùng/ngày (7,3%) trong năm nay tính tới tháng 12/2019 và tăng tiếp 580.000 thùng/ngày (4,5%) tới tháng 12/2020.
Nhưng điều đó đã giảm đáng kể so với mức tăng 2,1 triệu thùng/ngày (20,7%) trong năm tính tới 12/2018.
Tăng trưởng sản lượng của Mỹ chậm hơn nhiều có thể là một phần thiết yếu của quá trình tái cân bằng thị trường toàn cầu.
Các nhà sản xuất dầu tại Mỹ cũng như các thành viên của OPEC và đồng minh chỉ ra sự thất vọng rõ ràng với mức giá hiện tại.
Giá giảm là một dấu hiệu cần thiết để sản xuất dầu chậm lại tại một thời điểm khi tăng trưởng tiêu thụ mờ nhạt do diến biến kinh tế toàn cầu yếu kém.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads