Một khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu mỏ của OPEC tháng 9 dường như đạt mức cao nhất trong lịch sử gần đây, do Iraq tăng cường xuất khẩu ở phía bắc và Libya mở của lại một số kho cảng dầu chính của mình.
Việc sản lượng tăng này bất chấp sản lượng giảm tại nước xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia và một thỏa thuận trong tuần qua của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC tại Algeria để hạn chế sản lượng hỗ trợ giá, một thỏa thuận đầu tiên kể từ năm 2008.
Sản lượng từ OPEC đã tăng lên 33,6 triệu thùng/ngày trong tháng 9 từ mức đã điều chỉnh 33,53 triệu thùng/ngày trong tháng 8, theo khảo sát dựa trên số liệu xuất khẩu và thông tin từ các nguồn trong ngành.
Việc tăng sản lượng có thể bổ sung thêm hoài nghi về khả năng phân bổ mục tiêu sản lượng mới của OPEC trong phạm vi từ 32,5 tới 33 triệu thùng/ngày, một nhiệm vụ các bộ trưởng đã để đến cuộc họp vào tháng 11. Giá dầu đã tăng lên 50 USD/thùng trong hôm 29/9.
Bjarne Schieldrop, giám đốc phân tích hàng hóa tại SEB cho biết “thỏa thuận này vẫn để lại các cuộc đàm phán khó khăn để hạn chế cá nhân được thiết lập”.
Sản lượng đã tăng kể từ năm 2014 khi OPEC bỏ vai trò lịch sử chốt sản lượng để hỗ trợ giá do Saudi Arabia, Iraq và Iran bơm thêm dầu. Sản lượng cũng tăng do Indonesia trở lại làm thành viên trong năm 2015 và Gabon là thành viên trong tháng 7/2016.
Sự thay đổi thành viên cũng làm lệch sự so sánh trong lịch sử. Sản lượng tháng 9 từ OPEC không tính Gabon và Indonesia ở mức 32,65 triệu thùng/ngày, là cao nhất trong khảo sát của Reuters kể từ năm 1997.
Trong tháng 9, sự tăng sản lượng được dẫn dắt bởi Iraq và Libya. Công ty dầu nhà nước Iraq, SOMO và khu vực bán tự trị Kurdistan của Iraq bắt đầu tham gia xuất khẩu dầu thô từ giếng dầu mỏ Kirkuk một lần nữa. Điều này đẩy sản lượng của Iraq ra thị trường lên tới 4,43 triệu thùng/ngày trong tháng 9.
Tại Libya, Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia NOC mở cửa ba cảng đã bị phong tỏa trước đó, cho phép AGOCO, một công ty con của NOC hoạt động chủ yếu tại đông Libya tăng sản lượng.
Sản lượng tại Saudi Arabia giảm từ mức cao kỷ lục đã đạt được trong mùa hè.
Sản lượng tại Iran, nguồn cung cấp tăng trưởng sản lượng nhanh nhất của OPEC đầu năm nay sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây, đã giữ ổn định trong tháng này do sản lượng gần mức trước trừng phạt. Iran đang tìm kiếm đầu tư để tiếp tục thúc đẩy sản lượng.
Sản lượng của Angola giảm do giếng Plutonia đóng cửa một thời gian trong tháng này.
Không có dấu hiệu sản lượng tăng từ Nigeria, nơi các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ đã làm giảm sản lượng. Nguồn cung tăng trong tháng 10 nếu những nỗ lực để khởi động lại việc xuất khẩu dầu thô trở thành hiện thực.
Việc sản lượng tăng này bất chấp sản lượng giảm tại nước xuất khẩu hàng đầu Saudi Arabia và một thỏa thuận trong tuần qua của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC tại Algeria để hạn chế sản lượng hỗ trợ giá, một thỏa thuận đầu tiên kể từ năm 2008.
Sản lượng từ OPEC đã tăng lên 33,6 triệu thùng/ngày trong tháng 9 từ mức đã điều chỉnh 33,53 triệu thùng/ngày trong tháng 8, theo khảo sát dựa trên số liệu xuất khẩu và thông tin từ các nguồn trong ngành.
Việc tăng sản lượng có thể bổ sung thêm hoài nghi về khả năng phân bổ mục tiêu sản lượng mới của OPEC trong phạm vi từ 32,5 tới 33 triệu thùng/ngày, một nhiệm vụ các bộ trưởng đã để đến cuộc họp vào tháng 11. Giá dầu đã tăng lên 50 USD/thùng trong hôm 29/9.
Bjarne Schieldrop, giám đốc phân tích hàng hóa tại SEB cho biết “thỏa thuận này vẫn để lại các cuộc đàm phán khó khăn để hạn chế cá nhân được thiết lập”.
Sản lượng đã tăng kể từ năm 2014 khi OPEC bỏ vai trò lịch sử chốt sản lượng để hỗ trợ giá do Saudi Arabia, Iraq và Iran bơm thêm dầu. Sản lượng cũng tăng do Indonesia trở lại làm thành viên trong năm 2015 và Gabon là thành viên trong tháng 7/2016.
Sự thay đổi thành viên cũng làm lệch sự so sánh trong lịch sử. Sản lượng tháng 9 từ OPEC không tính Gabon và Indonesia ở mức 32,65 triệu thùng/ngày, là cao nhất trong khảo sát của Reuters kể từ năm 1997.
Trong tháng 9, sự tăng sản lượng được dẫn dắt bởi Iraq và Libya. Công ty dầu nhà nước Iraq, SOMO và khu vực bán tự trị Kurdistan của Iraq bắt đầu tham gia xuất khẩu dầu thô từ giếng dầu mỏ Kirkuk một lần nữa. Điều này đẩy sản lượng của Iraq ra thị trường lên tới 4,43 triệu thùng/ngày trong tháng 9.
Tại Libya, Tập đoàn Dầu mỏ Quốc gia NOC mở cửa ba cảng đã bị phong tỏa trước đó, cho phép AGOCO, một công ty con của NOC hoạt động chủ yếu tại đông Libya tăng sản lượng.
Sản lượng tại Saudi Arabia giảm từ mức cao kỷ lục đã đạt được trong mùa hè.
Sản lượng tại Iran, nguồn cung cấp tăng trưởng sản lượng nhanh nhất của OPEC đầu năm nay sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây, đã giữ ổn định trong tháng này do sản lượng gần mức trước trừng phạt. Iran đang tìm kiếm đầu tư để tiếp tục thúc đẩy sản lượng.
Sản lượng của Angola giảm do giếng Plutonia đóng cửa một thời gian trong tháng này.
Không có dấu hiệu sản lượng tăng từ Nigeria, nơi các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ đã làm giảm sản lượng. Nguồn cung tăng trong tháng 10 nếu những nỗ lực để khởi động lại việc xuất khẩu dầu thô trở thành hiện thực.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads