Một khảo sát của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC dường như thiết lập một mức cao kỷ lục khác trong tháng 10, do sản lượng của Nigeria và Libya phục hồi sau gián đoạn và Iraq tăng cường xuất khẩu.
Sự gia tăng sản lượng này có thể bổ sung sự hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch đã nhất trí trong tháng 9 để hạn chế nguồn cung cấp. Giá dầu đã tăng lên mức cao năm 2016 gần 54 USD/thùng sau quyết định này, kể từ đó đã giảm hướng tới 48 USD/thùng.
Nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đã tăng lên 33,82 triệu thùng/ngày trong tháng 10 từ mức đã điều chỉnh 33,69 triệu thùng/ngày trong tháng 9, theo khảo sát dựa trên số liệu xuất khẩu và thông tin từ các nguồn trong ngành.
Số liệu này cao hơn 820.000 thùng/ngày so với mức cao của phạm vi mục tiêu sản lượng OPEC đã đồng ý giảm tại cuộc họp ngày 28/9. Theo giới phân tích, sản lượng gần 34 triệu thùng/ngày sẽ kéo dài thời gian dư thừa trong thị trường này.
David Hufton tại công ty môi giới dầu mỏ PVM cho biết “với sản lượng của OPEC đang hướng tới 34 triệu thùng/ngày, việc đóng băng sản lượng đảm bảo rằng thị trường dầu mỏ sẽ vẫn mất cân bằng suốt năm 2017 và trong năm 2018”.
Nguồn cung tăng kể từ năm 2014 khi OPEC bỏ vai trò lịch sử điều chỉnh sản lượng để hỗ trợ giá do Saudi Arabia, Iraq và Iran đã hút thêm dầu. Sản lượng cũng tăng do nawmg 2015 Indonesia đã trở lại là thành viên OPEC và Gabon trở lại trong tháng 7.
Nguồn cung từ OPEC trong tháng 10 không tính Gabon và Indonesia ở mức 32,88 triệu thùng/ngày cao nhất trong ghi nhận khảo sát của Reuters bắt đầu trong năm 1997.
Trong tháng 10, sản lượng tăng được dẫn dắt bởi Nigeria, Libya và Iraq. Nguồn cung tại Nigeria, nơi sản lượng đã giảm do các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở dầu mỏ, tăng do xuất khẩu của dầu thô Qua Iboe và Forcados phục hồi.
Tại Libya, sản lượng đã bị thiệt hại bởi việc đóng cửa cảng, đình công và biểu tình kể từ khi sụp đổ của Muammar Gaddafi trong năm 2011. Sản lượng tăng trong những tuần gần đây kể từ khi mở lại một số kho cảng chính nhưng vẫn là một phần nhỏ của mức độ năm 2011.
Iraq đã xuất khẩu thêm dầu thô từ các cảng phía bắc và nam của họ, nâng nguồn cung lên 4,58 triệu thùng/ngày trong tháng 10 từ mức 4,52 triệu thùng/ngày đã được điều chỉnh trong tháng 9. Iraq cho biết sản lượng của họ trong tháng 9 là cao hơn.
Saudi Arabia giữ nguồn cung ổn định đến thấp hơn, nhưng vẫn trong những dấu hiệu cao kỷ lục đã đạt được trong mùa hè này. Một nguồn tin cho biết có những dấu hiệu sản lượng sụt giảm mạnh hơn.
Các hội viên vùng Vịnh UAE và Kuwait cả hai đã bơm dầu ít hơn. Hai nước này cho biết sản lượng của họ cao hơn ước tính trong cả khảo sát Reuters và nguồn mà OPEC sử dụng để theo dõi sản lượng của họ.
Tăng trưởng nguồn cung tại Iran, nguồn tăng trưởng sản lượng nhanh nhất của OPEC hồi đầu năm nay sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đã giảm chậm lại do sản lượng gần với mức trước trừng phạt. Iran đang tìm kiếm đầu tư để tiếp tục thúc đẩy nguồn cung.
Trong số các nước có sản lượng sụt giảm, giảm mạnh nhất là Angola vì việc bảo dưỡng đã lên kế hoạch đã đẩy xuất khẩu xuống thâp nhất 10 năm.
Nhà sản xuất nhỏ nhất OPEC là Gabon dơm ít dầu vì cuộc đình công của công nhân đã làm giảm một phần sản lượng trong tháng này.
Khảo sát của Reuters dựa trên số liệu vận chuyển của các nguồn bên ngoài, số liệu của Thomson Reuters, và thông tin được cung cấp bởi các nguồn tại các công ty dầu mỏ, OPEC và các công ty tư vấn.
Sự gia tăng sản lượng này có thể bổ sung sự hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch đã nhất trí trong tháng 9 để hạn chế nguồn cung cấp. Giá dầu đã tăng lên mức cao năm 2016 gần 54 USD/thùng sau quyết định này, kể từ đó đã giảm hướng tới 48 USD/thùng.
Nguồn cung từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC đã tăng lên 33,82 triệu thùng/ngày trong tháng 10 từ mức đã điều chỉnh 33,69 triệu thùng/ngày trong tháng 9, theo khảo sát dựa trên số liệu xuất khẩu và thông tin từ các nguồn trong ngành.
Số liệu này cao hơn 820.000 thùng/ngày so với mức cao của phạm vi mục tiêu sản lượng OPEC đã đồng ý giảm tại cuộc họp ngày 28/9. Theo giới phân tích, sản lượng gần 34 triệu thùng/ngày sẽ kéo dài thời gian dư thừa trong thị trường này.
David Hufton tại công ty môi giới dầu mỏ PVM cho biết “với sản lượng của OPEC đang hướng tới 34 triệu thùng/ngày, việc đóng băng sản lượng đảm bảo rằng thị trường dầu mỏ sẽ vẫn mất cân bằng suốt năm 2017 và trong năm 2018”.
Nguồn cung tăng kể từ năm 2014 khi OPEC bỏ vai trò lịch sử điều chỉnh sản lượng để hỗ trợ giá do Saudi Arabia, Iraq và Iran đã hút thêm dầu. Sản lượng cũng tăng do nawmg 2015 Indonesia đã trở lại là thành viên OPEC và Gabon trở lại trong tháng 7.
Nguồn cung từ OPEC trong tháng 10 không tính Gabon và Indonesia ở mức 32,88 triệu thùng/ngày cao nhất trong ghi nhận khảo sát của Reuters bắt đầu trong năm 1997.
Trong tháng 10, sản lượng tăng được dẫn dắt bởi Nigeria, Libya và Iraq. Nguồn cung tại Nigeria, nơi sản lượng đã giảm do các cuộc tấn công quân sự vào các cơ sở dầu mỏ, tăng do xuất khẩu của dầu thô Qua Iboe và Forcados phục hồi.
Tại Libya, sản lượng đã bị thiệt hại bởi việc đóng cửa cảng, đình công và biểu tình kể từ khi sụp đổ của Muammar Gaddafi trong năm 2011. Sản lượng tăng trong những tuần gần đây kể từ khi mở lại một số kho cảng chính nhưng vẫn là một phần nhỏ của mức độ năm 2011.
Iraq đã xuất khẩu thêm dầu thô từ các cảng phía bắc và nam của họ, nâng nguồn cung lên 4,58 triệu thùng/ngày trong tháng 10 từ mức 4,52 triệu thùng/ngày đã được điều chỉnh trong tháng 9. Iraq cho biết sản lượng của họ trong tháng 9 là cao hơn.
Saudi Arabia giữ nguồn cung ổn định đến thấp hơn, nhưng vẫn trong những dấu hiệu cao kỷ lục đã đạt được trong mùa hè này. Một nguồn tin cho biết có những dấu hiệu sản lượng sụt giảm mạnh hơn.
Tăng trưởng nguồn cung tại Iran, nguồn tăng trưởng sản lượng nhanh nhất của OPEC hồi đầu năm nay sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, đã giảm chậm lại do sản lượng gần với mức trước trừng phạt. Iran đang tìm kiếm đầu tư để tiếp tục thúc đẩy nguồn cung.
Trong số các nước có sản lượng sụt giảm, giảm mạnh nhất là Angola vì việc bảo dưỡng đã lên kế hoạch đã đẩy xuất khẩu xuống thâp nhất 10 năm.
Nhà sản xuất nhỏ nhất OPEC là Gabon dơm ít dầu vì cuộc đình công của công nhân đã làm giảm một phần sản lượng trong tháng này.
Khảo sát của Reuters dựa trên số liệu vận chuyển của các nguồn bên ngoài, số liệu của Thomson Reuters, và thông tin được cung cấp bởi các nguồn tại các công ty dầu mỏ, OPEC và các công ty tư vấn.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads