Một thăm dò của Reuters cho thấy sản lượng dầu của OPEC tăng trong tháng 1 từ mức thấp 8 tháng, do sản lượng tăng từ Nigeria và Saudi Arabia bù cho sự sụt giảm tại Venezuela và mức tuân thủ mạnh với hiệp ước giảm sản lượng.
Tổ chức OPEC đã bơm 32,4 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 1, tăng 100.000 thùng/ngày so với tháng 12. Tổng sản lượng tháng 12 được điều chỉnh giảm 110.000 thùng/ngày xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2017.
Mức tuân thủ của các nhà sản xuất trong thỏa thuận hạn chế nguồn cung tăng lên 138% từ 137% trong tháng 12, cho thấy mức tuân thủ không chao đảo ngay cả khi giá dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.
OPEC đang giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày như một phần của thỏa thuận với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC. Hiệp ước này sẽ có hiệu lực đến hết năm nay.
Tháng thứ hai khảo sát không thấy có dấu hiệu các nhà sản xuất lớn OPEC tăng sản lượng đáng kể do giá dầu tăng hay để thay thế sản lượng sụt giảm tại Venezuela, nơi sản lượng giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã thúc đẩy giá dầu, tuần trước đã vượt 71 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Các thành viên OPEC hưởng ứng với thu nhập tăng thêm, mặc dù một số thành viên bày tỏ lo ngại rằng điều đó có thể khuyến khích dầu đá phiến Mỹ và nguồn cung khác từ các nhà sản xuất ngoài tổ chức này.
Một thành viên OPEC cho biết “chắc chắn sự phục hồi có trật tự của giá là hợp lý hơn”. “Lịch sử cho thấy giá bất ngờ tăng không hỗ trợ các nhà xuất khẩu dầu mỏ trong dài hạn”.
Trong tháng 1 sự gia tăng nguồn cung lớn nhất là từ Nigeria, nơi một số lô hàng ban đầu được lên kế hoạch xuất khẩu trong tháng 12 sau đó sang tháng 1.
Nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia tăng sản lượng 50.000 thùng/ngày, theo khảo sát sản lượng tháng 1. Nguồn cung vẫn dưới mục tiêu của vương quốc này.
Sản lượng tại Libya tăng 30.000 thùng/ngày. Nước này đã khôi phục sản lượng đã bị đóng cửa bởi một phong tỏa kể từ tháng 11.
Cả Nigeria và Libya được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung do sản lượng đã bị hạn chế bởi xung đột và bất ổn. Đối với năm 2018 cả hai nước cho biết rằng sản lượng của họ sẽ không vượt mức năm 2017.
Trong số các nước có sản lượng giảm, giảm mạnh nhất là Iraq. Nước này đã xuất khẩu gần 3,5 triệu thùng/ngày từ miền nam, giảm nhẹ so với mức kỷ lục tháng 12.
Sản lượng tại miền bắc Iraq vẫn giảm sau khi giảm vào giữa tháng 10, khi lực lượng Iraq tiếp quản lại quyền kiểm soát mỏ dầu từ người Kurd. Điều này có tác động tới việc gia tăng mức tuân thủ với thỏa thuận OPEC của Iraq.
Sản lượng tại Venezuela, nơi ngành công nghiệp dầu mỏ thiếu tiền mặt do khủng hoảng, tiếp tục giảm. Xuất khẩu tăng trong tháng 1, có thể do hoạt động lọc dầu giảm.
OPEC có mục tiêu sản lượng năm 2018 là 32,6 triệu thùng/ngày, dựa theo việc cắt giảm chi tiết cuối năm 2016 và có tính đến thay đổi của thành viên kể từ đó và dự đoán sản lượng của Nigeria và Libya về sản lượng của họ năm 2018.
Tổ chức OPEC đã bơm 32,4 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 1, tăng 100.000 thùng/ngày so với tháng 12. Tổng sản lượng tháng 12 được điều chỉnh giảm 110.000 thùng/ngày xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2017.
Mức tuân thủ của các nhà sản xuất trong thỏa thuận hạn chế nguồn cung tăng lên 138% từ 137% trong tháng 12, cho thấy mức tuân thủ không chao đảo ngay cả khi giá dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.
OPEC đang giảm sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày như một phần của thỏa thuận với Nga và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC. Hiệp ước này sẽ có hiệu lực đến hết năm nay.
Tháng thứ hai khảo sát không thấy có dấu hiệu các nhà sản xuất lớn OPEC tăng sản lượng đáng kể do giá dầu tăng hay để thay thế sản lượng sụt giảm tại Venezuela, nơi sản lượng giảm trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
Việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã thúc đẩy giá dầu, tuần trước đã vượt 71 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2014. Các thành viên OPEC hưởng ứng với thu nhập tăng thêm, mặc dù một số thành viên bày tỏ lo ngại rằng điều đó có thể khuyến khích dầu đá phiến Mỹ và nguồn cung khác từ các nhà sản xuất ngoài tổ chức này.
Trong tháng 1 sự gia tăng nguồn cung lớn nhất là từ Nigeria, nơi một số lô hàng ban đầu được lên kế hoạch xuất khẩu trong tháng 12 sau đó sang tháng 1.
Nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới Saudi Arabia tăng sản lượng 50.000 thùng/ngày, theo khảo sát sản lượng tháng 1. Nguồn cung vẫn dưới mục tiêu của vương quốc này.
Sản lượng tại Libya tăng 30.000 thùng/ngày. Nước này đã khôi phục sản lượng đã bị đóng cửa bởi một phong tỏa kể từ tháng 11.
Cả Nigeria và Libya được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung do sản lượng đã bị hạn chế bởi xung đột và bất ổn. Đối với năm 2018 cả hai nước cho biết rằng sản lượng của họ sẽ không vượt mức năm 2017.
Trong số các nước có sản lượng giảm, giảm mạnh nhất là Iraq. Nước này đã xuất khẩu gần 3,5 triệu thùng/ngày từ miền nam, giảm nhẹ so với mức kỷ lục tháng 12.
Sản lượng tại miền bắc Iraq vẫn giảm sau khi giảm vào giữa tháng 10, khi lực lượng Iraq tiếp quản lại quyền kiểm soát mỏ dầu từ người Kurd. Điều này có tác động tới việc gia tăng mức tuân thủ với thỏa thuận OPEC của Iraq.
Sản lượng tại Venezuela, nơi ngành công nghiệp dầu mỏ thiếu tiền mặt do khủng hoảng, tiếp tục giảm. Xuất khẩu tăng trong tháng 1, có thể do hoạt động lọc dầu giảm.
OPEC có mục tiêu sản lượng năm 2018 là 32,6 triệu thùng/ngày, dựa theo việc cắt giảm chi tiết cuối năm 2016 và có tính đến thay đổi của thành viên kể từ đó và dự đoán sản lượng của Nigeria và Libya về sản lượng của họ năm 2018.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads