Kết quả khảo sát mới nhất của hãng tin Reuters cho thấy sản lượng khai thác của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã sụt giảm trong tháng 12/2015, chủ yếu là do Iraq giảm sản lượng.
Theo đó, sản lượng dầu thô tháng 12/2015 của OPEC giảm từ mức 31,79 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2015 xuống còn 31,62 triệu thùng/ngày. Các số liệu của cuộc khảo sát được tính toán dựa theo số liệu vận tải, nguồn thông tin từ các công ty dầu mỏ, các nước OPEC và từ các chuyên gia trong ngành.
Các nước OPEC vẫn duy trì sản lượng khai thác gần mức cao kỷ lục do Saudi Arabia và các nước khai thác lớn khác muốn duy trì thị phần của họ. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phục hồi của giá dầu từ mức thấp trong gần 11 năm qua.
OPEC đã tăng sản lượng khai thác dầu mỏ thêm gần 1,4 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11/2014 sau khi từ chối cắt giảm sản lượng nhằm vực giá dầu tăng trở lại. Mức khai thác hàng ngày cao nhất của OPEC kể từ năm 1997 được ghi nhận vào tháng 7/2014, khi sản lượng khai thác đạt 31,88 triệu thùng/ngày.
Giá dầu mỏ giảm hơn một nửa trong vòng 18 tháng qua và đã chạm mức "đáy" của 11 năm sau quyết định không thay đổi sản lượng của OPEC tại cuộc họp hôm 4/12.
Trong khi đó, căng thẳng chính trị giữa Saudi Arabia và Iran sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ, khi Iran sẽ tăng sản lượng nhờ lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ trong lúc Saudi Arabia sẽ nâng sản lượng để giữ thị phần./.
Theo đó, sản lượng dầu thô tháng 12/2015 của OPEC giảm từ mức 31,79 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2015 xuống còn 31,62 triệu thùng/ngày. Các số liệu của cuộc khảo sát được tính toán dựa theo số liệu vận tải, nguồn thông tin từ các công ty dầu mỏ, các nước OPEC và từ các chuyên gia trong ngành.
OPEC đã tăng sản lượng khai thác dầu mỏ thêm gần 1,4 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11/2014 sau khi từ chối cắt giảm sản lượng nhằm vực giá dầu tăng trở lại. Mức khai thác hàng ngày cao nhất của OPEC kể từ năm 1997 được ghi nhận vào tháng 7/2014, khi sản lượng khai thác đạt 31,88 triệu thùng/ngày.
Giá dầu mỏ giảm hơn một nửa trong vòng 18 tháng qua và đã chạm mức "đáy" của 11 năm sau quyết định không thay đổi sản lượng của OPEC tại cuộc họp hôm 4/12.
Trong khi đó, căng thẳng chính trị giữa Saudi Arabia và Iran sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung trên thị trường dầu mỏ, khi Iran sẽ tăng sản lượng nhờ lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ trong lúc Saudi Arabia sẽ nâng sản lượng để giữ thị phần./.
Theo: TTXVN
Relate Threads