Trong ngắn hạn, các nước vùng Vịnh có thể kiểm soát được những tác động tiêu cực từ giá dầu lao dốc. Tuy nhiên, họ sẽ phải có những thay đổi lớn để đối mặt với tương lai trong bối cảnh giá dầu lao dốc.
Những chiếc xe hơi gầm rú, các trung tâm mua sắm tràn ngập những món đồ xa xỉ đắt tiền và trên bầu trời xuất hiện dày đặc những chiếc cần cẩu. Tuy nhiên, đó chỉ là vẻ ngoài hào nhoáng của các nước vùng Vịnh. Đào sâu thêm một chút, bạn sẽ sớm tìm thấy những quốc gia đang kiệt quệ vì giá dầu lao dốc. Tăng trưởng sụt giảm trong khi ngày càng có nhiều người thất nghiệp.
Dầu mỏ là trụ cột trong nền kinh tế của 6 quốc gia thuộc nhóm Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) – những nước đã tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào để chi tiêu quá đà trong vài năm gần đây. Không giống như nhiều quốc gia xuất khẩu dầu khác (như Nigeria và Venezuela), họ có lượng dự trữ ngoại hối dồi dào và tỷ lệ nợ thấp để bù đắp những lỗ hổng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chi tiêu công quá hào phóng trong khi khu vực tư nhân dựa quá nhiều vào dầu mỏ là những điểm yếu “chết người” của 6 quốc gia này. Để tồn tại được trong thời đại dầu giá rẻ như ngày nay, rõ ràng những nhà quản lý phải biết thay đổi cấu trúc nền kinh tế.
Theo IMF, giá dầu giảm đã khiến ngân sách của nhóm này sụt giảm tới 340 tỷ USD trong năm 2015. Viễn cảnh của năm 2016 còn u ám hơn. Đầu tháng 3, Moody’s vừa hạ mức xếp hạng của Bahrain và Oman đồng thời cảnh báo 4 quốc gia khác là Saudi Arabia, Kuwait, UAE và Qatar. “Thời đại của vùng Vịnh đã chấm dứt, những tác động tiêu cực từ giá dầu chỉ mới bắt đầu phát tác mà thôi”, Razan Nasser – chuyên gia đến từ HSBC – nói.
Dầu mỏ chiếm hơn 80% thu ngân sách của các nước thuộc nhóm GCC, đặc biệt ở Saudi Arabia tỷ lệ lên đến hơn 9%. Chỉ có Dubai là ngoại lệ khi tiểu vương quốc này đã thành công trong việc đa dạng hóa nền kinh tế: du lịch và dịch vụ đóng góp phần lớn trong khi dầu mỏ chỉ chiếm 5% tổng thu ngân sách.
Các nước vùng Vịnh đang thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để đối phó với tình hình: tăng vay nợ và “bấu víu” vào dự trữ ngoại hối, đồng thời cắt giảm chi tiêu. Năm ngoái, tác động tiêu cực từ giá dầu giảm được giảm thiểu phần nào nhờ cắt giảm lương bổng của giới công chức. Với những nước như Kuwait, UAE và Qatar – vốn có dân số ít và dự trữ ngoại hối dồi dào – những biện pháp kể trên có thể giúp họ sống sót được thêm 1 thập kỷ nữa.
Tuy nhiên, các nước còn lại phải đối mặt với bài toán hóc búa hơn rất nhiều. Oman và Bahrain không có nhiều dự trữ ngoại hối. Oman đã có thâm hụt ngân sách bằng 16% GDP trong năm ngoái. Theo dự đoán đến cuối năm 2017 tỷ lệ sẽ tăng lên mức 65% GDP. Oman cần giá dầu ở mức 120 USD/thùng mới có thể cân bằng ngân sách.
Giới phân tích lo lắng nhất về Saudi Arabia. Nước này có dự trữ ngoại hối dồi dào (khoảng 740 tỷ USD tính đến cuối năm 2014) nhưng đã tiêu tốn 115 tỷ USD chỉ trong năm 2015. Với 30 triệu dân (đông nhất ở vùng Vịnh), Saudi Arabia còn phải “nuông chiều” cả một hoàng tộc.
Cắt giảm nhiều loại trợ cấp là chưa đủ. Những quốc gia non trẻ vẫn cần nhiều đầu tư vào giáo dục. Họ cũng đang bị vướng vào những cuộc chiến tranh đắt đỏ trong khu vực. Tuy nhiên, trong cái rủi vẫn có cái may. Đây chính là thời cơ tốt để các quốc gia này đẩy mạnh quyết tâm cải cách.
Các nước vùng Vịnh đã bàn nhiều về chuyện đa dạng hóa nền kinh tế nhưng vẫn chưa có động thái cụ thể. Mô hình khuyến khích ngành du lịch và logistics có vẻ hấp dẫn trên các bản kế hoạch, nhưng bắt tay vào triển khai trên thực tế sẽ là quá trình khó khăn.
Trên tất cả, các nước này cần giảm thiểu vai trò của nhóm doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân đang ở trong tình trạng không thể tạo ra đủ việc làm để cung cấp cho bộ phận dân số trẻ.
Các nước này không còn lựa chọn nào khác. Một thế hệ các nhà lãnh đạo mới (như Muhammad bin Salman của Saudi Arabia và Muhammad bin Zayed của UAE) đang sẵn sàng thực hiện những thay đổi dù chúng sẽ mang lại nhiều đớn đau. Nhóm GCC đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại chỉ trong vài năm. Tuy nhiên, họ đã chuẩn bị quá ít cho thời kỳ hậu giá dầu. Giờ đây thử thách đặt ra là phải bắt kịp thời đại với tốc độ tương tự.
Dầu mỏ là trụ cột trong nền kinh tế của 6 quốc gia thuộc nhóm Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) – những nước đã tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào để chi tiêu quá đà trong vài năm gần đây. Không giống như nhiều quốc gia xuất khẩu dầu khác (như Nigeria và Venezuela), họ có lượng dự trữ ngoại hối dồi dào và tỷ lệ nợ thấp để bù đắp những lỗ hổng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, chi tiêu công quá hào phóng trong khi khu vực tư nhân dựa quá nhiều vào dầu mỏ là những điểm yếu “chết người” của 6 quốc gia này. Để tồn tại được trong thời đại dầu giá rẻ như ngày nay, rõ ràng những nhà quản lý phải biết thay đổi cấu trúc nền kinh tế.
Theo IMF, giá dầu giảm đã khiến ngân sách của nhóm này sụt giảm tới 340 tỷ USD trong năm 2015. Viễn cảnh của năm 2016 còn u ám hơn. Đầu tháng 3, Moody’s vừa hạ mức xếp hạng của Bahrain và Oman đồng thời cảnh báo 4 quốc gia khác là Saudi Arabia, Kuwait, UAE và Qatar. “Thời đại của vùng Vịnh đã chấm dứt, những tác động tiêu cực từ giá dầu chỉ mới bắt đầu phát tác mà thôi”, Razan Nasser – chuyên gia đến từ HSBC – nói.
Dầu mỏ chiếm hơn 80% thu ngân sách của các nước thuộc nhóm GCC, đặc biệt ở Saudi Arabia tỷ lệ lên đến hơn 9%. Chỉ có Dubai là ngoại lệ khi tiểu vương quốc này đã thành công trong việc đa dạng hóa nền kinh tế: du lịch và dịch vụ đóng góp phần lớn trong khi dầu mỏ chỉ chiếm 5% tổng thu ngân sách.
Các nước vùng Vịnh đang thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để đối phó với tình hình: tăng vay nợ và “bấu víu” vào dự trữ ngoại hối, đồng thời cắt giảm chi tiêu. Năm ngoái, tác động tiêu cực từ giá dầu giảm được giảm thiểu phần nào nhờ cắt giảm lương bổng của giới công chức. Với những nước như Kuwait, UAE và Qatar – vốn có dân số ít và dự trữ ngoại hối dồi dào – những biện pháp kể trên có thể giúp họ sống sót được thêm 1 thập kỷ nữa.
Tuy nhiên, các nước còn lại phải đối mặt với bài toán hóc búa hơn rất nhiều. Oman và Bahrain không có nhiều dự trữ ngoại hối. Oman đã có thâm hụt ngân sách bằng 16% GDP trong năm ngoái. Theo dự đoán đến cuối năm 2017 tỷ lệ sẽ tăng lên mức 65% GDP. Oman cần giá dầu ở mức 120 USD/thùng mới có thể cân bằng ngân sách.
Giới phân tích lo lắng nhất về Saudi Arabia. Nước này có dự trữ ngoại hối dồi dào (khoảng 740 tỷ USD tính đến cuối năm 2014) nhưng đã tiêu tốn 115 tỷ USD chỉ trong năm 2015. Với 30 triệu dân (đông nhất ở vùng Vịnh), Saudi Arabia còn phải “nuông chiều” cả một hoàng tộc.
Cắt giảm nhiều loại trợ cấp là chưa đủ. Những quốc gia non trẻ vẫn cần nhiều đầu tư vào giáo dục. Họ cũng đang bị vướng vào những cuộc chiến tranh đắt đỏ trong khu vực. Tuy nhiên, trong cái rủi vẫn có cái may. Đây chính là thời cơ tốt để các quốc gia này đẩy mạnh quyết tâm cải cách.
Các nước vùng Vịnh đã bàn nhiều về chuyện đa dạng hóa nền kinh tế nhưng vẫn chưa có động thái cụ thể. Mô hình khuyến khích ngành du lịch và logistics có vẻ hấp dẫn trên các bản kế hoạch, nhưng bắt tay vào triển khai trên thực tế sẽ là quá trình khó khăn.
Trên tất cả, các nước này cần giảm thiểu vai trò của nhóm doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân đang ở trong tình trạng không thể tạo ra đủ việc làm để cung cấp cho bộ phận dân số trẻ.
Các nước này không còn lựa chọn nào khác. Một thế hệ các nhà lãnh đạo mới (như Muhammad bin Salman của Saudi Arabia và Muhammad bin Zayed của UAE) đang sẵn sàng thực hiện những thay đổi dù chúng sẽ mang lại nhiều đớn đau. Nhóm GCC đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại chỉ trong vài năm. Tuy nhiên, họ đã chuẩn bị quá ít cho thời kỳ hậu giá dầu. Giờ đây thử thách đặt ra là phải bắt kịp thời đại với tốc độ tương tự.
Thu Hương
Theo Trí thức trẻ/Economist
Theo Trí thức trẻ/Economist
Relate Threads