Sau khi giá dầu giảm, một số đại biểu OPEC nghi ngờ về thỏa thuận cắt giảm sản lượng

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Hai tuần sau khi OPEC gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến hết tháng 3/2018, một số đại biểu của OPEC đã hỏi liệu thỏa thuận này sẽ đủ để giảm dư cung toàn cầu và nâng giá dầu không.

Giá đã giảm hơn 10% xuống dưới 50 USD/thùng kể từ khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các đồng minh đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày đến hết tháng 3/2018. Thỏa thuận này ban đầu có hiệu lực trong nửa đầu năm 2017.

Thận chí một tranh chấp chính trị giữa các nước vùng Vịnh, nguồn dầu thô chủ chốt của OPEC, cũng không thúc đẩy được giá tăng. Thay vào đó mọi con mắt hướng vào Nigeria và Libya, hai nước OPEC được miễn trừ khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng để giúp họ phục hồi sau nhiều năm bất ổn đã làm thiệt hại tới sản xuất. Cả hai nước này hiện này báo cáo đang tăng sản lượng.
Điều này đang bổ sung những lo ngại giữa một số nước trong OPEC về hiệu quả của hiệp ước giảm sản lượng, tác động của việc này đã bị xói mòn bởi sản lượng dầu đá phiến của Mỹ ngày càng tăng.

Một đại biểu OPEC đã trả lời Reuters rằng một thỏa thuận cắt giảm sản lượng “không hạn chế Libya và Nigeria là vô ích”.

Xuất khẩu của Nigeria được dự kiến đạt mức cao 15 năm trong tháng 6, khoảng 1,75 triệu thùng/ngày. Sản lượng của Libya đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2014, tăng trên 800.000 thùng/ngày.

opec_YTEZ.jpg

Trong cuộc họp tháng 5, OPEC đã bàn luận liệu có chỉ định hạn chế sản lượng của Nigeria và Libya không nhưng kết quả là không. Tổ chức này cũng xem xét việc cắt giảm sản lượng nhiều hơn, một ý tưởng có thể được xem lại trong tương lai.

Một đại biểu khác của OPEC cũng cho biết không rõ liệu mức cắt giảm sản lượng hiện nay có đủ không.

Đại biểu này nói “thật khó nói. Chúng tôi hy vọng vậy”. “Chúng tôi cần đợi một tháng nữa để xem diễn biễn thế nào. Có rất nhiều yếu tố liên quan”.

Đại biểu thứ ba cho biết các yếu tố cung cầu của thị trường dầu mỏ đang cải thiện, chỉ ra giá giảm hiện nay không phải được thúc đẩy bởi cung cầu mà do các nhà đầu cơ.

Tuy nhiên hai đại biểu khác cho biết giá giảm là tạm thời và hiện nay hiệp ước cắt giảm nguồn cung là đủ.

Một trong số họ nói về giá giảm “nó không gây ra cảnh báo – điều đó là bình thường”, thêm rằng ông tin tưởng thị trưởng sẽ vẫn tái cân bằng trong nửa cuối năm nay.

Giá đã phục hồi từ mức dưới 30 USD/thùng trong năm 2016, được hỗ trợ bởi thỏa thuận này. Nhưng với giá quanh 50 USD/thùng hiện nay chỉ bằng một nửa của mức giữa năm 2014, và chưa tới 60 USD/thùng, mức giá mà Saudi Arabia mong muốn.
Nguồn: VITIC/Reuters​
 

Việc làm nổi bật

Top