Dù phải đến giữa tháng 1.2017 thì tân tổng thống Mỹ Donald Trump mới chính thức nhậm chức, nhưng mối lo ngại về những tác động mà vị tỷ phú này tạo ra trong tương lai gần lại đang bao phủ trên hầu khắp nền kinh tế thế giới ngay từ thời điểm hiện tại.
Truyền thông toàn cầu đang nói nhiều về những gì mà tổng thống Trump sẽ làm với kinh tế Trung Quốc, Nga, EU và TPP sau khi nhậm chức; và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cũng không phải là ngoại lệ.
Thế cân bằng và ổn định của thị trường dầu lửa thế giới hoàn toàn có thể sẽ bị phá vỡ nếu ông Trump thực hiện các cam kết trong quá trình tranh cử của mình, nhưng cũng có thể khiến OPEC nâng cao vị thế và sức mạnh. Thật khó để nói vị tân tổng thống của nước Mỹ sẽ là một đồng minh hay một địch thủ của OPEC.
Với những người lạc quan, việc Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là một tin vui đối với thị trường dầu lửa thế giới. Một trong những tuyên bố quan trọng của ông Trump trong quá trình tranh cử là sẽ xem xét lại thỏa thuận hạt nhân với Iran được chính phủ của tổng thống Obama thực hiện.
Nếu thỏa thuận hạt nhân với Iran gặp trục trặc, thì quốc gia Trung Đông này hoàn toàn có thể lại rơi vào tình trạng bị Mỹ và châu Âu cấm vận, kể cả với mặt hàng dầu lửa mà Tehran đang có kế hoạch đẩy sản lượng lên mức 4,2 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2017.
Nếu điều này xảy ra, nguồn cung trên thị trường dầu lửa thế giới sẽ giảm khoảng 2-3 triệu thùng/ngày mà chủ yếu là của Iran, và nó sẽ khiến giá dầu tăng lên đáng kể, khi mà theo kế hoạch của OPEC tổng sản lượng cắt giảm mà tổ chức này đặt ra để vực dậy giá dầu cũng chỉ khoảng 2 triệu thùng/ngày mà thôi.
Điều này sẽ biến tổng thống Trump trở thành một đồng minh thực sự với OPEC và đặc biệt là với Ả Rập Saudi khi nước này đã nhiều lần đòi Iran giảm sản lượng nhưng không thành công.
Tuy nhiên, với những người bi quan, thì tổng thống Trump hoàn toàn có thể trở thành một cơn ác mộng với Ả Rập Saudi và cả OPEC. Một trong những cam kết khi tranh cử của ông Trump là sẽ tạo ra một nước Mỹ hoàn toàn độc lập về năng lượng, không phụ thuộc vào các nước xuất khẩu dầu.
Việc đe dọa ngừng nhập khẩu dầu từ Ả Rập Saudi cũng được ông Trump sử dụng như một cái cớ để buộc quốc gia Trung Đông này san sẻ gánh nặng với Mỹ trong các vấn đề nóng tại khu vực. Trong một bài phát biểu vào tháng 3.2016, ông Trump tuyên bố: “Chúng ta đã không được chi trả thỏa đáng cho nỗ lực bảo vệ rất nhiều quốc gia tại Trung Đông, trong đó có Ả Rập Saudi. Chúng ta đã tổn thất rất nhiều tiền bạc, công sức ở khắp nơi. Nếu không có chúng ta, Saudi sẽ không thể tồn tại trước sức ép của IS”.
Nguyên nhân khiến ông Trump thay đổi chính sách cố hữu được chính phủ Mỹ duy trì trong nhiều năm qua đối với vấn đề quan hệ với Ả Rập Saudi và nguồn cung dầu lửa từ nước này, là vì sản lượng của ngành dầu lửa Mỹ đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là sau cuộc cách mạng dầu đá phiến.
Ở vào đỉnh điểm của sự bùng nổ khai thác dầu phiến, Mỹ chỉ còn nhập khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu/ngày so với con số gấp đôi trước đó. Sự tự tin của Mỹ về vấn đề nguồn cung năng lượng được thể hiện ở việc vào cuối năm 2015 tổng thống Barack Obama đã ký xác nhận gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã được duy trì trong hàng chục năm qua tại nước này như một sự đảm bảo trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng đã từng xảy ra tại Mỹ trong những năm 1970.
Quan điểm này của Donald Trump được hỗ trợ bởi Harold Hamm, giám đốc điều hành của tập đoàn Continental Resources đồng thời là một trong những cố vấn chính trong suốt quá trình tranh cử vừa qua, và nhiều khả năng sẽ trở thành bộ trưởng năng lượng trong chính phủ của ông Trump.
Harold Hamm cho rằng ở thời điểm hiện tại Mỹ hoàn toàn có thể tiến vào trạng thái tự đảm bảo nguồn cung dầu lửa cho chính mình mà không phụ thuộc vào nước ngoài, và dù nó có thể đồng nghĩa với chi phí lớn hơn nhưng bù lại sẽ trở thành lợi thế để tổng thống Trump thực hiện các chính sách của mình tại Trung Đông.
Một khi nước Mỹ đã tự túc được nhu cầu năng lượng và không phải phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Ả Rập Saudi và các nước Trung Đông khác, thì khi đó Mỹ cũng không cần thiết phải tiến hành các chiến dịch quân sự tốn kém để duy trì sự ổn định ở khu vực này nữa, hoặc là vẫn tiến hành nhưng chi phí sẽ do các nước Trung Đông đảm nhiệm.
Tuy nhiên, kịch bản lý tưởng này của ông Trump đang vấp phải những trở ngại nghiêm trọng. Trước hết, ngành dầu lửa Mỹ vẫn còn một quãng đường rất dài trước khi đạt được sự tự túc nhu cầu năng lượng. Kể cả vào cao điểm của sản lượng dầu phiến, Mỹ vẫn phải nhập khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, còn ở hiện tại khi các công ty dầu phiến đang phải hoạt động cầm chừng thì mức sản lượng nhập khẩu này dao động trong khoảng 10-13 triệu thùng/ngày.
Không dễ để san bằng được mức sản lượng khổng lồ trên. Ngoài ra, dầu đá phiến Mỹ chủ yếu là dầu thô nhẹ và rất nhẹ, trong khi đó hầu hết các nhà máy lọc dầu đều phải pha trộn giữa dầu thô nhẹ và dầu thô nặng mới có được các sản phẩm cần thiết.
Hầu hết dầu thô mà Mỹ nhập khẩu từ Ả Rập Saudi đều là dầu thô nặng, cần thiết cho quá trình pha trộn này. Nếu ông Trump ký lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Saudi, Mỹ sẽ buộc phải nhập khẩu lượng dầu thô nặng cần thiết này từ một nguồn khác, có thể là từ Iraq, Iran, Nga hay Venezuela.
Truyền thông toàn cầu đang nói nhiều về những gì mà tổng thống Trump sẽ làm với kinh tế Trung Quốc, Nga, EU và TPP sau khi nhậm chức; và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) cũng không phải là ngoại lệ.
Với những người lạc quan, việc Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ là một tin vui đối với thị trường dầu lửa thế giới. Một trong những tuyên bố quan trọng của ông Trump trong quá trình tranh cử là sẽ xem xét lại thỏa thuận hạt nhân với Iran được chính phủ của tổng thống Obama thực hiện.
Nếu thỏa thuận hạt nhân với Iran gặp trục trặc, thì quốc gia Trung Đông này hoàn toàn có thể lại rơi vào tình trạng bị Mỹ và châu Âu cấm vận, kể cả với mặt hàng dầu lửa mà Tehran đang có kế hoạch đẩy sản lượng lên mức 4,2 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2017.
Nếu điều này xảy ra, nguồn cung trên thị trường dầu lửa thế giới sẽ giảm khoảng 2-3 triệu thùng/ngày mà chủ yếu là của Iran, và nó sẽ khiến giá dầu tăng lên đáng kể, khi mà theo kế hoạch của OPEC tổng sản lượng cắt giảm mà tổ chức này đặt ra để vực dậy giá dầu cũng chỉ khoảng 2 triệu thùng/ngày mà thôi.
Điều này sẽ biến tổng thống Trump trở thành một đồng minh thực sự với OPEC và đặc biệt là với Ả Rập Saudi khi nước này đã nhiều lần đòi Iran giảm sản lượng nhưng không thành công.
Tuy nhiên, với những người bi quan, thì tổng thống Trump hoàn toàn có thể trở thành một cơn ác mộng với Ả Rập Saudi và cả OPEC. Một trong những cam kết khi tranh cử của ông Trump là sẽ tạo ra một nước Mỹ hoàn toàn độc lập về năng lượng, không phụ thuộc vào các nước xuất khẩu dầu.
Việc đe dọa ngừng nhập khẩu dầu từ Ả Rập Saudi cũng được ông Trump sử dụng như một cái cớ để buộc quốc gia Trung Đông này san sẻ gánh nặng với Mỹ trong các vấn đề nóng tại khu vực. Trong một bài phát biểu vào tháng 3.2016, ông Trump tuyên bố: “Chúng ta đã không được chi trả thỏa đáng cho nỗ lực bảo vệ rất nhiều quốc gia tại Trung Đông, trong đó có Ả Rập Saudi. Chúng ta đã tổn thất rất nhiều tiền bạc, công sức ở khắp nơi. Nếu không có chúng ta, Saudi sẽ không thể tồn tại trước sức ép của IS”.
Nguyên nhân khiến ông Trump thay đổi chính sách cố hữu được chính phủ Mỹ duy trì trong nhiều năm qua đối với vấn đề quan hệ với Ả Rập Saudi và nguồn cung dầu lửa từ nước này, là vì sản lượng của ngành dầu lửa Mỹ đang ngày càng tăng lên, đặc biệt là sau cuộc cách mạng dầu đá phiến.
Ở vào đỉnh điểm của sự bùng nổ khai thác dầu phiến, Mỹ chỉ còn nhập khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu/ngày so với con số gấp đôi trước đó. Sự tự tin của Mỹ về vấn đề nguồn cung năng lượng được thể hiện ở việc vào cuối năm 2015 tổng thống Barack Obama đã ký xác nhận gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu đã được duy trì trong hàng chục năm qua tại nước này như một sự đảm bảo trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng đã từng xảy ra tại Mỹ trong những năm 1970.
Quan điểm này của Donald Trump được hỗ trợ bởi Harold Hamm, giám đốc điều hành của tập đoàn Continental Resources đồng thời là một trong những cố vấn chính trong suốt quá trình tranh cử vừa qua, và nhiều khả năng sẽ trở thành bộ trưởng năng lượng trong chính phủ của ông Trump.
Harold Hamm cho rằng ở thời điểm hiện tại Mỹ hoàn toàn có thể tiến vào trạng thái tự đảm bảo nguồn cung dầu lửa cho chính mình mà không phụ thuộc vào nước ngoài, và dù nó có thể đồng nghĩa với chi phí lớn hơn nhưng bù lại sẽ trở thành lợi thế để tổng thống Trump thực hiện các chính sách của mình tại Trung Đông.
Một khi nước Mỹ đã tự túc được nhu cầu năng lượng và không phải phụ thuộc vào nguồn cung dầu từ Ả Rập Saudi và các nước Trung Đông khác, thì khi đó Mỹ cũng không cần thiết phải tiến hành các chiến dịch quân sự tốn kém để duy trì sự ổn định ở khu vực này nữa, hoặc là vẫn tiến hành nhưng chi phí sẽ do các nước Trung Đông đảm nhiệm.
Tuy nhiên, kịch bản lý tưởng này của ông Trump đang vấp phải những trở ngại nghiêm trọng. Trước hết, ngành dầu lửa Mỹ vẫn còn một quãng đường rất dài trước khi đạt được sự tự túc nhu cầu năng lượng. Kể cả vào cao điểm của sản lượng dầu phiến, Mỹ vẫn phải nhập khẩu khoảng 7 triệu thùng/ngày, còn ở hiện tại khi các công ty dầu phiến đang phải hoạt động cầm chừng thì mức sản lượng nhập khẩu này dao động trong khoảng 10-13 triệu thùng/ngày.
Không dễ để san bằng được mức sản lượng khổng lồ trên. Ngoài ra, dầu đá phiến Mỹ chủ yếu là dầu thô nhẹ và rất nhẹ, trong khi đó hầu hết các nhà máy lọc dầu đều phải pha trộn giữa dầu thô nhẹ và dầu thô nặng mới có được các sản phẩm cần thiết.
Hầu hết dầu thô mà Mỹ nhập khẩu từ Ả Rập Saudi đều là dầu thô nặng, cần thiết cho quá trình pha trộn này. Nếu ông Trump ký lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Saudi, Mỹ sẽ buộc phải nhập khẩu lượng dầu thô nặng cần thiết này từ một nguồn khác, có thể là từ Iraq, Iran, Nga hay Venezuela.
Nhàn Đàm - Một Thế Giới (theo Reuters)
Relate Threads