Sau việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) kêu khó khăn cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất vì chênh lệch thuế với các Hiệp định thuế quan với Hàn Quốc và ASEAN, vừa qua, đến lượt Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam lên tiếng về vướng mắc khi thực hiện các Hiệp định này.
Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ này vừa nhận được đề nghị giải quyết khó khăn khi thực hiện các Hiệp định ưu đãi thuế quan Việt Nam-Hàn Quốc và Việt Nam-ASEAN từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho Công ty Liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (VPT) - một công ty con, có 55 % vốn góp của Tập đoàn này.
Theo Petrolimex, hiện nay, các hãng xăng dầu nước ngoài khi gửi hàng tại Kho ngoại quan Vân Phong do VPT quản lý đều gặp khó khăn trong quá trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của VPT.
Cụ thể hơn, theo báo cáo của Petrolimex, trong việc thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan ASEAN-Việt Nam, quy định hiện nay tại Thông tư số 01/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương, khi ghi tên người xuất khẩu tại C/O Back to Back thì thương nhân nước ngoài phải hiện diện ở Việt Nam. Nhưng trong thực tế, theo Petrolimex, không phải lúc nào người xuất khẩu cũng có mặt tại Việt Nam để thực hiện qui định này cho nên, Tập đoàn này đề xuất Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan chấp nhận cấp C/O với người xuất khẩu mà không cần phải hiện diện tại Việt Nam khi làm thủ tục.
Cũng theo Petrolimex, một vướng mắc khác là hiện nay, Hải quan tỉnh Khánh Hòa chưa chấp nhận khai tên nước xuất khẩu theo C/O gốc cấp ban đầu dù chưa có hướng dẫn cụ thể khi đưa hàng form D từ nước ngoài vào VPT sau đó đưa tiếp vào nội địa Việt Nam.
Để giải quyết vướng mắc này, Petrolimex đề xuất Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn ghi nước xuất khẩu ngay trên C/O gốc lần đầu.
Việc thực hiện Hiệp định thương mại Hàn Quốc-Việt Nam cũng có vướng mắc với C/O KV nên khi thương nhân nước ngoài đưa hàng lô lớn vào kho và cấp ra từng lô nhỏ thì lại không được cấp C/O.
Được biết hiện nay, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và xem xét các kiến nghị của Petrolimex. Theo Tổng cục Hải quan thì đây là những vướng mắc kỹ thuật mà Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ sớm xem xét giải quyết.
Theo Petrolimex, hiện nay, công suất khai thác, sử dụng các kho xăng dầu Vân Phong ngày càng cao. Cho đến thời điểm này, công suất thuê kho tại đây đã đạt trên 80% với khách hàng chủ yếu là các hãng xăng dầu nước ngoài. Trung bình tần suất xuất nhập hàng tại cụm kho xăng dầu này đạt 40 tàu/tháng.
Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Công Thương, Bộ này vừa nhận được đề nghị giải quyết khó khăn khi thực hiện các Hiệp định ưu đãi thuế quan Việt Nam-Hàn Quốc và Việt Nam-ASEAN từ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho Công ty Liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (VPT) - một công ty con, có 55 % vốn góp của Tập đoàn này.
Theo Petrolimex, hiện nay, các hãng xăng dầu nước ngoài khi gửi hàng tại Kho ngoại quan Vân Phong do VPT quản lý đều gặp khó khăn trong quá trình đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) và điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của VPT.
Cũng theo Petrolimex, một vướng mắc khác là hiện nay, Hải quan tỉnh Khánh Hòa chưa chấp nhận khai tên nước xuất khẩu theo C/O gốc cấp ban đầu dù chưa có hướng dẫn cụ thể khi đưa hàng form D từ nước ngoài vào VPT sau đó đưa tiếp vào nội địa Việt Nam.
Để giải quyết vướng mắc này, Petrolimex đề xuất Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn ghi nước xuất khẩu ngay trên C/O gốc lần đầu.
Việc thực hiện Hiệp định thương mại Hàn Quốc-Việt Nam cũng có vướng mắc với C/O KV nên khi thương nhân nước ngoài đưa hàng lô lớn vào kho và cấp ra từng lô nhỏ thì lại không được cấp C/O.
Được biết hiện nay, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan đã tiếp nhận và xem xét các kiến nghị của Petrolimex. Theo Tổng cục Hải quan thì đây là những vướng mắc kỹ thuật mà Bộ Công Thương cùng Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan sẽ sớm xem xét giải quyết.
Theo Petrolimex, hiện nay, công suất khai thác, sử dụng các kho xăng dầu Vân Phong ngày càng cao. Cho đến thời điểm này, công suất thuê kho tại đây đã đạt trên 80% với khách hàng chủ yếu là các hãng xăng dầu nước ngoài. Trung bình tần suất xuất nhập hàng tại cụm kho xăng dầu này đạt 40 tàu/tháng.
Mạnh Quân - Báo Dân Trí
Relate Threads