Số liệu hải quan cho thấy Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, đã lấy lại vị trí là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu cho Trung Quốc trong tháng 6, sau khi bị Nga thay thế trong ba tháng trước.
Trung Quốc đã nhập khẩu 4,569 triệu tấn dầu thô từ Saudi Arabia trong tháng 6, hay 1,112 triệu thùng/ngày, giảm 14,2% trong năm nay, nhưng vượt mức 961.000 thùng/ngày trong tháng 5.
Nhập khẩu từ Saudi Arabia nhích tăng 0,24% trong 6 tháng năm nay so với một năm trước lên trung bình 1,06 triệu thùng/ngày.
Nga xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng lợi từ nhu cầu của các nhà máy lọc dầu độc lập kể từ cuối năm 2015, sau khi nước này cho phép các nhà máy lọc dầu này lần đầu tiên nhập khẩu dầu thô.
Trung Quốc đã nhập khẩu 4,107 triệu tấn, hay khoảng 999.420 thùng/ngày dầu thô trong tháng 6 từ Nga, giảm từ mức kỷ lục 1,24 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
Nhập khẩu từ Nga tăng 35,3% trong nửa đầu năm nay lên 1,05 triệu thùng/ngày, chỉ sau Saudi Arabia.
Một chuyên gia năng lượng Trung Quốc tại Eurasia Group trụ ở Washington cho biết “Bắc Kinh có lẽ hoàn toàn hài lòng với sự cạnh tranh thị phần của thị trường dầu thô Trung Quốc”. “Chính phủ không muốn quá phụ thuộc vào bất cứ một nhà cung cấp nào, vì thế sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp là một sự phát triển được chào đón, đặc biệt nếu dẫn tới kết quả giá thấp hơn”.
Biệt danh nhà máy lọc dầu “teapots” là do quy mô tương đối nhỏ của chúng, các nhà máy độc lập góp phần hơn một nửa vào nhu cầu dầu tăng thêm 930.500 thùng/ngày của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.
Việc tăng cường dự trữ của chính phủ là một động lực thúc đẩy nhập khẩu, do các bể chứa mới sẵn có.
Nhập khẩu từ Iran tăng 16,1% trong tháng 6 so với một năm trước lên 780.175 thùng, tăng từ mức 671.176 thùng/ngày trong tháng 5. Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm nay tăng 2,5%.
Lượng nhập khẩu giữ tương đối ổn định do Tehran đang tập trung vào lấy lại thị phần bị mất tại châu Âu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng mạnh cũng đến từ Kuwwai, nhà sản xuất nhỏ của OPEC cũng như Venezuela. Kuwait đã cung cấp hơn 45% trong tháng 6 lên 1,336 triệu thùng hay 325.100 thùng/ngày.
Các nguồn cung cấp từ Venezuela tăng vọt 88% trong tháng 6 và trong 6 tháng đầu năm tăng 35,5% lên 9,936 triệu tấn hay 398.500 thùng/ngày.
Xuất khẩu xăng ở mức cao kỷ lục
Trong khi tổng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 6 là thấp nhất theo ngày kể từ tháng 2, ở mức 7,45 triệu thùng/ngày, xuất khẩu nhiên liệu đã tinh chế này là ở mức thứ hai trong kỷ lục tại 4,22 treieuj tấn, cho thấy dư cung nhiên liệu ngày càng tăng.
Xuất khẩu xăng của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1,1 triệu tấn trong tháng 6, hơn gấp đôi một năm trước.
Xuất khẩu dầu diesel tăng 64% lên gần 1,1 triệu tấn, tháng thứ 4 liên tiếp lượng xuất khẩu lên hơn 1 triệu tấn.
Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia cho biết tiêu thụ nhiên liệu đã lọc của Trung Quốc tăng 4,4% trong nửa đầu năm so với một năm trước.
Nhu cầu xăng tăng 13,7% trong khi nhu cầu diesel giảm 3,1% trong giai đoạn này.
Trung Quốc đã nhập khẩu 4,569 triệu tấn dầu thô từ Saudi Arabia trong tháng 6, hay 1,112 triệu thùng/ngày, giảm 14,2% trong năm nay, nhưng vượt mức 961.000 thùng/ngày trong tháng 5.
Nhập khẩu từ Saudi Arabia nhích tăng 0,24% trong 6 tháng năm nay so với một năm trước lên trung bình 1,06 triệu thùng/ngày.
Nga xuất khẩu sang Trung Quốc được hưởng lợi từ nhu cầu của các nhà máy lọc dầu độc lập kể từ cuối năm 2015, sau khi nước này cho phép các nhà máy lọc dầu này lần đầu tiên nhập khẩu dầu thô.
Trung Quốc đã nhập khẩu 4,107 triệu tấn, hay khoảng 999.420 thùng/ngày dầu thô trong tháng 6 từ Nga, giảm từ mức kỷ lục 1,24 triệu thùng/ngày trong tháng 5.
Nhập khẩu từ Nga tăng 35,3% trong nửa đầu năm nay lên 1,05 triệu thùng/ngày, chỉ sau Saudi Arabia.
Một chuyên gia năng lượng Trung Quốc tại Eurasia Group trụ ở Washington cho biết “Bắc Kinh có lẽ hoàn toàn hài lòng với sự cạnh tranh thị phần của thị trường dầu thô Trung Quốc”. “Chính phủ không muốn quá phụ thuộc vào bất cứ một nhà cung cấp nào, vì thế sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp là một sự phát triển được chào đón, đặc biệt nếu dẫn tới kết quả giá thấp hơn”.
Biệt danh nhà máy lọc dầu “teapots” là do quy mô tương đối nhỏ của chúng, các nhà máy độc lập góp phần hơn một nửa vào nhu cầu dầu tăng thêm 930.500 thùng/ngày của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay.
Nhập khẩu từ Iran tăng 16,1% trong tháng 6 so với một năm trước lên 780.175 thùng, tăng từ mức 671.176 thùng/ngày trong tháng 5. Nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm nay tăng 2,5%.
Lượng nhập khẩu giữ tương đối ổn định do Tehran đang tập trung vào lấy lại thị phần bị mất tại châu Âu sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Nhập khẩu dầu của Trung Quốc tăng mạnh cũng đến từ Kuwwai, nhà sản xuất nhỏ của OPEC cũng như Venezuela. Kuwait đã cung cấp hơn 45% trong tháng 6 lên 1,336 triệu thùng hay 325.100 thùng/ngày.
Các nguồn cung cấp từ Venezuela tăng vọt 88% trong tháng 6 và trong 6 tháng đầu năm tăng 35,5% lên 9,936 triệu tấn hay 398.500 thùng/ngày.
Xuất khẩu xăng ở mức cao kỷ lục
Trong khi tổng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 6 là thấp nhất theo ngày kể từ tháng 2, ở mức 7,45 triệu thùng/ngày, xuất khẩu nhiên liệu đã tinh chế này là ở mức thứ hai trong kỷ lục tại 4,22 treieuj tấn, cho thấy dư cung nhiên liệu ngày càng tăng.
Xuất khẩu xăng của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục 1,1 triệu tấn trong tháng 6, hơn gấp đôi một năm trước.
Xuất khẩu dầu diesel tăng 64% lên gần 1,1 triệu tấn, tháng thứ 4 liên tiếp lượng xuất khẩu lên hơn 1 triệu tấn.
Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia cho biết tiêu thụ nhiên liệu đã lọc của Trung Quốc tăng 4,4% trong nửa đầu năm so với một năm trước.
Nhu cầu xăng tăng 13,7% trong khi nhu cầu diesel giảm 3,1% trong giai đoạn này.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads