Chắc chắn Saudi Arabia và Nga không muốn chứng kiến một thị trường năng lượng biến động quá mạnh như trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm qua.
Thái tử Saudi Arabia, ông Mohammed bin Salman, chia sẻ với Reuters rằng chính phủ Saudi Arabia và Nga đang cân nhắc kéo dài thỏa thuận hợp tác giảm sản lượng dầu từng được bắt đầu áp dụng vào tháng 1/2017 để ngăn giá dầu giảm sâu.
Trong một cuộc phỏng vấn tại New York cuối ngày thứ Hai, Thái tử Saudi Arabia nói với Reuters: “Chúng tôi đang tính đến việc điều chỉnh thời hạn của thỏa thuận lên thời gian từ 10 đến 20 năm thay cho thỏa thuận kéo dài một năm một ở hiện tại.”
Nga hiện không phải một nước thành viên của OPEC. Những năm gần đây, Nga có hợp tác với nhóm các nước thành viên thuộc OPEC để ngăn giá dầu giảm quá sâu. Tuy nhiên một thỏa thuận giảm sản lượng dầu trong thời gian từ 10 đến 20 năm sẽ là chưa từng có tiền lệ.
Năm 2014, giá dầu ở trên mức 100 USD/thùng. Đến năm 2016, có lúc giá dầu rớt xuống chỉ còn chưa đầy 30 USD/thùng. Khi đó, trong cương vị nước sản xuất dầu lớn nhất thuộc OPEC, Saudi Arabia đã kêu gọi Nga và nhiều nước thành viên OPEC cũng như ngoài OPEC cùng hợp tác giảm bớt sản lượng dầu dư thừa.
Từ đó đến nay, giá dầu đã phục hồi lên trên mức 70 USD/thùng. Tuy nhiên cùng lúc đó, các công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ bơm mạnh dầu ra thị trường, giá dầu bị hạn chế đà tăng.
Theo chuyên viên tư vấn tại công ty năng lượng Rapidan Energy, ông Robert McNally, chính phủ Saudi Arabia muốn phá vỡ quy trình tăng giá rồi sụt giá của các sản phẩm năng lượng: “Lịch sử cho thấy rằng nếu không có sự ổn định, thống nhất trong dài hạn trên thị trường, giá dầu sẽ biến động cực mạnh. Chắc chắn Saudi Arabia và Nga không muốn chứng kiến một thị trường năng lượng biến động quá mạnh như trong khoảng thời gian từ 10 đến 15 năm qua”.
Cũng theo ông, sự ổn định đó cũng cần đến việc Nga hợp tác với Saudi Arabia để xây dựng dự trữ dùng đến khi giá dầu tăng cao.
Một thỏa thuận dài hạn giữa Nga và Saudi Arabia sẽ khiến Nga có mối ràng buộc sâu sắc hơn với khối OPEC, cùng lúc đó nâng tầm ảnh hưởng của Nga tại khu vực Trung Đông nơi mà bao lâu nay Mỹ luôn là siêu cường.
Thông tin về khả năng Saudi Arabia và Nga hợp tác trong lĩnh vực năng lượng được đưa ra ở thời điểm hai bên đang cố gắng củng cố cho mối liên minh kinh tế dù họ vẫn còn nhiều bất đồng liên quan đến xung đột ở Syria nơi họ đang ủng hộ cho những phe phái đối lập nhau.
Thái tử Saudi Arabia, ông Mohammed bin Salman, chia sẻ với Reuters rằng chính phủ Saudi Arabia và Nga đang cân nhắc kéo dài thỏa thuận hợp tác giảm sản lượng dầu từng được bắt đầu áp dụng vào tháng 1/2017 để ngăn giá dầu giảm sâu.
Trong một cuộc phỏng vấn tại New York cuối ngày thứ Hai, Thái tử Saudi Arabia nói với Reuters: “Chúng tôi đang tính đến việc điều chỉnh thời hạn của thỏa thuận lên thời gian từ 10 đến 20 năm thay cho thỏa thuận kéo dài một năm một ở hiện tại.”
Nga hiện không phải một nước thành viên của OPEC. Những năm gần đây, Nga có hợp tác với nhóm các nước thành viên thuộc OPEC để ngăn giá dầu giảm quá sâu. Tuy nhiên một thỏa thuận giảm sản lượng dầu trong thời gian từ 10 đến 20 năm sẽ là chưa từng có tiền lệ.
Năm 2014, giá dầu ở trên mức 100 USD/thùng. Đến năm 2016, có lúc giá dầu rớt xuống chỉ còn chưa đầy 30 USD/thùng. Khi đó, trong cương vị nước sản xuất dầu lớn nhất thuộc OPEC, Saudi Arabia đã kêu gọi Nga và nhiều nước thành viên OPEC cũng như ngoài OPEC cùng hợp tác giảm bớt sản lượng dầu dư thừa.
Từ đó đến nay, giá dầu đã phục hồi lên trên mức 70 USD/thùng. Tuy nhiên cùng lúc đó, các công ty sản xuất dầu đá phiến Mỹ bơm mạnh dầu ra thị trường, giá dầu bị hạn chế đà tăng.
Cũng theo ông, sự ổn định đó cũng cần đến việc Nga hợp tác với Saudi Arabia để xây dựng dự trữ dùng đến khi giá dầu tăng cao.
Một thỏa thuận dài hạn giữa Nga và Saudi Arabia sẽ khiến Nga có mối ràng buộc sâu sắc hơn với khối OPEC, cùng lúc đó nâng tầm ảnh hưởng của Nga tại khu vực Trung Đông nơi mà bao lâu nay Mỹ luôn là siêu cường.
Thông tin về khả năng Saudi Arabia và Nga hợp tác trong lĩnh vực năng lượng được đưa ra ở thời điểm hai bên đang cố gắng củng cố cho mối liên minh kinh tế dù họ vẫn còn nhiều bất đồng liên quan đến xung đột ở Syria nơi họ đang ủng hộ cho những phe phái đối lập nhau.
TRUNG MẾN
Bizlive.vn
Bizlive.vn
Relate Threads