Công ty dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco có kế hoạch khai trương kho cảng dầu mỏ Muajjiz đã đại tu ở Biển Đỏ vào năm tới, nâng tổng công suất nạp và xuất khẩu lên khoảng 15 triệu thùng mỗi ngày.
Nằm ở Biển Đỏ, Muajjiz đã được sử dụng như một kho cảng xuất khẩu dầu thô của Iraq thông qua đường ống của Iraq tại Saudi Arabia IPSA, nhưng đường ống này đã không mang dầu thô Iraq kể từ khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait vào năm 1990.
Đường ống này đã bị Saudi Arabia tịch thu năm 2001 bù cho khoản nợ của Baghdad.
Saudi Arabia đã sử dụng đường ống IPSA để vận chuyển khí đốt cho các nhà máy điện tại phía tây nước này trong nhiều năm trước khi thử nghiệm mở đường ống năm 2012, dựa vào cơ hội Riyadh xuất khẩu thêm dầu thô của mình nếu Iran cố gắng chặn eo biển Hormuz.
Đối thủ này của Saudi trong quá khứ đã đe dọa chặn eo biển vận chuyển Hormuz, nơi 40% lượng dầu mỏ xuất khẩu bằng đường biển của thế giới qua đó, để trả đũa cho các cường quốc phương Tây đã áp các lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu thô của Iran trong năm 2012.
Mohammed al-Qahtani, phó chủ tịch của Aramco trả lời Reuters trong một cuộc phỏng vấn việc đưa kho cảng Muajjiz vào hoạt động năm tới sẽ nâng công suất xử lý dầu mỏ tổng cộng của vương quốc này lên 15 triệu thùng/ngày từ 11,5 triệu thùng/ngày hiện nay.
Công suất bổ sung từ Muajjiz, sẽ được tích hợp trong kho cảng dầu mỏ Yanbu, sẽ đáp ứng khối lượng dầu mazut tăng thêm và các nguồn cung cấp dầu thô nặng Arabia cho các nhà máy lọc dầu địa phương Yasref, Jazan và Jiddah.
Động thái này sẽ thúc đẩy khả năng của Aramco đáp ứng những cam kết của họ cho các khách hàng và duy trì khả năng xuất khẩu của họ từ bờ biển phía tây của vương quốc này.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, Saudi Arabia có 3 kho cảng xuất khẩu dầu mỏ chính, gồm cảng Ras Tanura ở vùng Vịnh, với công suất trung bình khoảng 3,4 triệu thùng/ngày và xử lý phần lớn xuất khẩu của Saudi Arabia.
Cơ sở Ras al-Ju'aymah ở vùng Vịnh có công suất xử lý trung bình khoảng 3 triệu thùng/ngày và có thể đáp ứng các tàu chở dầu lớn nhất để nạp dầu thô.
Kho cảng Yanbu trên Biển Đỏ, tại đó hầu hết khối lượng dầu còn lại được xuất khẩu, có công suất xử lý trung bình 1,3 triệu thùng/ngày.
Nằm ở Biển Đỏ, Muajjiz đã được sử dụng như một kho cảng xuất khẩu dầu thô của Iraq thông qua đường ống của Iraq tại Saudi Arabia IPSA, nhưng đường ống này đã không mang dầu thô Iraq kể từ khi Saddam Hussein xâm chiếm Kuwait vào năm 1990.
Đường ống này đã bị Saudi Arabia tịch thu năm 2001 bù cho khoản nợ của Baghdad.
Saudi Arabia đã sử dụng đường ống IPSA để vận chuyển khí đốt cho các nhà máy điện tại phía tây nước này trong nhiều năm trước khi thử nghiệm mở đường ống năm 2012, dựa vào cơ hội Riyadh xuất khẩu thêm dầu thô của mình nếu Iran cố gắng chặn eo biển Hormuz.
Đối thủ này của Saudi trong quá khứ đã đe dọa chặn eo biển vận chuyển Hormuz, nơi 40% lượng dầu mỏ xuất khẩu bằng đường biển của thế giới qua đó, để trả đũa cho các cường quốc phương Tây đã áp các lệnh trừng phạt xuất khẩu dầu thô của Iran trong năm 2012.
Công suất bổ sung từ Muajjiz, sẽ được tích hợp trong kho cảng dầu mỏ Yanbu, sẽ đáp ứng khối lượng dầu mazut tăng thêm và các nguồn cung cấp dầu thô nặng Arabia cho các nhà máy lọc dầu địa phương Yasref, Jazan và Jiddah.
Động thái này sẽ thúc đẩy khả năng của Aramco đáp ứng những cam kết của họ cho các khách hàng và duy trì khả năng xuất khẩu của họ từ bờ biển phía tây của vương quốc này.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA, Saudi Arabia có 3 kho cảng xuất khẩu dầu mỏ chính, gồm cảng Ras Tanura ở vùng Vịnh, với công suất trung bình khoảng 3,4 triệu thùng/ngày và xử lý phần lớn xuất khẩu của Saudi Arabia.
Cơ sở Ras al-Ju'aymah ở vùng Vịnh có công suất xử lý trung bình khoảng 3 triệu thùng/ngày và có thể đáp ứng các tàu chở dầu lớn nhất để nạp dầu thô.
Kho cảng Yanbu trên Biển Đỏ, tại đó hầu hết khối lượng dầu còn lại được xuất khẩu, có công suất xử lý trung bình 1,3 triệu thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads