Arab Saudi đang phát tín hiệu sẽ nâng sản lượng dầu tháng 8 lên mức kỷ lục mới, vượt cả Nga, trước khi bàn chuyện đóng băng vào tháng 9 tới.
Theo nguồn tin thân cận, Arab Saudi - nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - đã bắt đầu tăng sản lượng từ tháng 6 sau khi duy trì ổn định trong nửa đầu năm nay nhằm đáp ứng sự gia tăng nhu cầu nội địa theo mùa cũng như yêu cầu xuất khẩu cao hơn.
Sản lượng cao hơn có thể tạo thêm ảnh hưởng trong cuộc họp vào tháng 9 khi cả các nước thành viên OPEC và ngoại khối được dự đoán sẽ nối lại thỏa thuận đóng băng sản lượng để hỗ trợ giá dầu.
Arab Saudi dường như muốn giá dầu đứng ở mức cao hơn, nhưng cũng đồng ý rằng việc đưa ra mức sản lượng để đóng băng nguồn cung sẽ là trở ngại chính của thỏa thuận nêu trên.
Hồi tháng 6/2016, Arab Saudi bơm 10,55 triệu thùng/ngày và nâng sản lượng lên 10,67 triệu thùng/ngày vào tháng 7, mức cao nhất trong lịch sử, và được dự đoán đưa sản lượng tháng 8 lên mức kỷ lục mới khi nhu cầu dầu thô nội địa cũng như quốc tế vẫn tăng trưởng tốt.
Arab Saudi đang lặng lẽ phát thông điệp rằng sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 8 có thể đạt 10,8-10,9 triệu thùng/ngày.
Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih đã cố gắng làm rõ lý do tại sao nước này tăng sản lượng dầu trong tháng 7 trong bối cảnh thị trường đang thừa cung. Theo ông Falih, sản lượng tăng là do nhu cầu nội địa tăng và khách hàng trên toàn thế giới đặt hàng nhiều hơn.
"Bất chấp tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường, chúng tôi [Arab Saudi] vẫn nhận định nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô của Arab Saudi vẫn tăng trưởng tốt, nhất là khi nguồn cung từ các nước ngoài OPEC đang sụt giảm nhanh chóng, gián đoạn nguồn cung liên tục xuất hiện và nhu cầu toàn cầu tiếp tục được cải thiện", ông Falih cho biết.
Giá dầu Brent đã rơi xuống mức 27 USD/thùng hồi tháng 1/2016 từ mức đỉnh 115 USD/thùng giữa năm 2014, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của các nước xuất khẩu dầu trên toàn thế giới, kể cả Arab Saudi, khiến Riyadh bị thâm thủng tài khóa kỷ lục.
Nỗ lực đóng băng sản lượng khởi xướng hồi tháng 1 để hỗ trợ giá dầu đã "sụp đổ" trong tháng 4 sau khi Arab Saudi muốn tất cả các nước sản xuất, kể cả Iran, phải tham gia thỏa thuận này.
Hồi tháng 1 khi sáng kiến đóng băng sản lượng được khởi xướng, sản lượng dầu thô của Arab Saudi đạt 10,2 triệu thùng/ngày.
Arab Saudi không phải là nước duy nhất muốn tăng sản lượng.
Tuần trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã phát biểu trước quốc hội nước này rằng ông muốn đưa sản lượng dầu lên 4,6 triệu thùng/ngày trong vòng 5 năm - cao hơn đáng kể so với mức hiện tại 3,6 triệu thùng/ngày và 3,8-4 triệu thùng/ngày thời điểm trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.
Iraq - nước sản xuất dầu thô lớn thứ 2 OPEC và từng tuyên bố ủng hộ thỏa thuận đóng băng sản lượng hồi tháng 4 vừa qua - đã nhất trí các điều khoản hợp đồng mới với các hãng dầu lớn trong việc khai thác các giếng dầu, cho phép sản lượng dầu thô của nước này có thể tăng thêm 350.000 thùng/ngày vào năm tới.
Nga cũng phát tín hiệu rằng không còn quan tâm quá nhiều đến các cuộc thảo luận về đóng băng sản lượng và sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô của nước này. Sản lượng dầu của Nga hiện đang đứng ở mức kỷ lục 10,85 triệu thùng/ngày và có thể tiếp tục tăng trong năm 2017.
Theo nguồn tin thân cận, Arab Saudi - nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới - đã bắt đầu tăng sản lượng từ tháng 6 sau khi duy trì ổn định trong nửa đầu năm nay nhằm đáp ứng sự gia tăng nhu cầu nội địa theo mùa cũng như yêu cầu xuất khẩu cao hơn.
Sản lượng cao hơn có thể tạo thêm ảnh hưởng trong cuộc họp vào tháng 9 khi cả các nước thành viên OPEC và ngoại khối được dự đoán sẽ nối lại thỏa thuận đóng băng sản lượng để hỗ trợ giá dầu.
Arab Saudi dường như muốn giá dầu đứng ở mức cao hơn, nhưng cũng đồng ý rằng việc đưa ra mức sản lượng để đóng băng nguồn cung sẽ là trở ngại chính của thỏa thuận nêu trên.
Hồi tháng 6/2016, Arab Saudi bơm 10,55 triệu thùng/ngày và nâng sản lượng lên 10,67 triệu thùng/ngày vào tháng 7, mức cao nhất trong lịch sử, và được dự đoán đưa sản lượng tháng 8 lên mức kỷ lục mới khi nhu cầu dầu thô nội địa cũng như quốc tế vẫn tăng trưởng tốt.
Arab Saudi đang lặng lẽ phát thông điệp rằng sản lượng dầu thô của nước này trong tháng 8 có thể đạt 10,8-10,9 triệu thùng/ngày.
Tuần trước, Bộ trưởng Năng lượng Arab Saudi Khalid al-Falih đã cố gắng làm rõ lý do tại sao nước này tăng sản lượng dầu trong tháng 7 trong bối cảnh thị trường đang thừa cung. Theo ông Falih, sản lượng tăng là do nhu cầu nội địa tăng và khách hàng trên toàn thế giới đặt hàng nhiều hơn.
"Bất chấp tâm lý bi quan đang bao trùm thị trường, chúng tôi [Arab Saudi] vẫn nhận định nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô của Arab Saudi vẫn tăng trưởng tốt, nhất là khi nguồn cung từ các nước ngoài OPEC đang sụt giảm nhanh chóng, gián đoạn nguồn cung liên tục xuất hiện và nhu cầu toàn cầu tiếp tục được cải thiện", ông Falih cho biết.
Giá dầu Brent đã rơi xuống mức 27 USD/thùng hồi tháng 1/2016 từ mức đỉnh 115 USD/thùng giữa năm 2014, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của các nước xuất khẩu dầu trên toàn thế giới, kể cả Arab Saudi, khiến Riyadh bị thâm thủng tài khóa kỷ lục.
Nỗ lực đóng băng sản lượng khởi xướng hồi tháng 1 để hỗ trợ giá dầu đã "sụp đổ" trong tháng 4 sau khi Arab Saudi muốn tất cả các nước sản xuất, kể cả Iran, phải tham gia thỏa thuận này.
Arab Saudi không phải là nước duy nhất muốn tăng sản lượng.
Tuần trước, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đã phát biểu trước quốc hội nước này rằng ông muốn đưa sản lượng dầu lên 4,6 triệu thùng/ngày trong vòng 5 năm - cao hơn đáng kể so với mức hiện tại 3,6 triệu thùng/ngày và 3,8-4 triệu thùng/ngày thời điểm trước khi các lệnh trừng phạt được áp đặt.
Iraq - nước sản xuất dầu thô lớn thứ 2 OPEC và từng tuyên bố ủng hộ thỏa thuận đóng băng sản lượng hồi tháng 4 vừa qua - đã nhất trí các điều khoản hợp đồng mới với các hãng dầu lớn trong việc khai thác các giếng dầu, cho phép sản lượng dầu thô của nước này có thể tăng thêm 350.000 thùng/ngày vào năm tới.
Nga cũng phát tín hiệu rằng không còn quan tâm quá nhiều đến các cuộc thảo luận về đóng băng sản lượng và sẽ tiếp tục tăng sản lượng dầu thô của nước này. Sản lượng dầu của Nga hiện đang đứng ở mức kỷ lục 10,85 triệu thùng/ngày và có thể tiếp tục tăng trong năm 2017.
Nhật Trường - Nhịp cầu Đầu tư
Relate Threads