Công ty Shell (Anh-Hà Lan) và Công ty dầu khí quốc gia YPF của Argentina đã ký thỏa thuận đầu tư 300 triệu USD vào mỏ dầu đá phiến Vaca Muerta, theo trang tin Cronista ngày 24/2.
Theo thỏa thuận này, trong những tháng tới, hai bên sẽ tiến hành đàm phán về các điều khoản cho một thỏa thuận cuối cùng dưới sự chứng giám của cơ quan chính quyền tỉnh Neuquén. Mỗi công ty sẽ nhận được một khoản đặt cọc 50% từ mỏ Bajada de Añelo để thực hiện dự án thí điểm, trong đó Shell sẽ là nhà khai thác. Diện tích mà Bajada de Añelo liên quan đến dự án Vaca Muerta là 204 km2.
Trước đó, hồi tháng 1/2017, Argentina đã đạt được thỏa thuận với các công ty năng lượng và các tổ chức công đoàn về việc tăng sản lượng tại mỏ Vaca Muerta, một trong những nơi có trữ lượng dầu mỏ phi truyền thống lớn nhất thế giới.
Tổng thống Argentina, Mauricio Macri cho biết thỏa thuận này cũng mời gọi các nhà đầu tư dầu khí, bao gồm cả Công ty nhà nước YPF, Chevron, Total, Royal Dutch Shell và chi nhánh BP Pan American Energy, với tổng lượng đầu tư trong năm 2017 là 5 tỷ USD. Đặc biệt, YPF sẽ đầu tư 2,3 tỷ USD.
Mỏ Vaca Muerta, thuộc tỉnh Neuquén, được phát hiện vào năm 2011, có trữ lượng lớn nhất thế giới trong số các mỏ dầu đá phiến. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trữ lượng của mỏ này là 308 nghìn tỷ m3 khí đốt và 16,2 tỷ thùng dầu.
Được biết, Royal Dutch Shell đã đồng ý bán tài sản dầu khí của công ty dầu mỏ Anh ở biển Bắc, Chrysaore, với giá 3,8 tỷ USD, theo thông cáo báo chí của Shell.
Lượng giao dịch bao gồm các khoản phí ban đầu trong số tiền 3 tỷ USD, thanh toán 600 triệu USD trong giai đoạn 2018-2021, tính theo giá dầu, cũng như thanh toán bổ sung số tiền 180 triệu USD, tùy thuộc vào những phát hiện tương lai trong khu mỏ này này.
Tài sản bao gồm tỷ lệ tham gia của Shell trong các mỏ và khối Buzzard, Beryl, Bressay, Elgin-Franklin, J-Block, Greater Armada, Everest, Lomond, và Erskine, và 10% ở Schiehallion. Sản lượng khai thác ở các khu vực này trong năm 2016 lên tới 115.000 thùng dầu mỗi ngày. Tổng khối lượng sản xuất của Shell ở biển Bắc vào cuối năm 2016 lên tới 211.000 thùng dầu/ngày.
Thương vụ này dự kiến được Chrysoar hoàn thành trong nửa cuối của năm 2017, với sự chấp thuận của các nhà quản lý và các đối tác.
Ngoài ra, Shell thông báo đã đạt được thỏa thuận với Công ty Dầu khí Quốc gia Kuwait Petroleum Exploration Co (KUFPEC) để bán cổ phần của mình ở mỏ khí đốt lớn Bongkot ở Thái Lan, với giá 900 triệu USD. Giao dịch sẽ được hoàn thành trong quý đầu của năm 2017. Đồng thời Shell lưu ý rằng giao dịch này sẽ không ảnh hưởng đến các dự án khác của công ty ở Thái Lan.
Vào tháng 6 năm ngoái, Shell cho biết có kế hoạch bán đến 10% tài sản của mình để cắt giảm chi phí sau khi mua lại công ty BG Group của Anh với giá 54 tỷ USD.
Theo thỏa thuận này, trong những tháng tới, hai bên sẽ tiến hành đàm phán về các điều khoản cho một thỏa thuận cuối cùng dưới sự chứng giám của cơ quan chính quyền tỉnh Neuquén. Mỗi công ty sẽ nhận được một khoản đặt cọc 50% từ mỏ Bajada de Añelo để thực hiện dự án thí điểm, trong đó Shell sẽ là nhà khai thác. Diện tích mà Bajada de Añelo liên quan đến dự án Vaca Muerta là 204 km2.
Trước đó, hồi tháng 1/2017, Argentina đã đạt được thỏa thuận với các công ty năng lượng và các tổ chức công đoàn về việc tăng sản lượng tại mỏ Vaca Muerta, một trong những nơi có trữ lượng dầu mỏ phi truyền thống lớn nhất thế giới.
Mỏ Vaca Muerta, thuộc tỉnh Neuquén, được phát hiện vào năm 2011, có trữ lượng lớn nhất thế giới trong số các mỏ dầu đá phiến. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, trữ lượng của mỏ này là 308 nghìn tỷ m3 khí đốt và 16,2 tỷ thùng dầu.
Được biết, Royal Dutch Shell đã đồng ý bán tài sản dầu khí của công ty dầu mỏ Anh ở biển Bắc, Chrysaore, với giá 3,8 tỷ USD, theo thông cáo báo chí của Shell.
Lượng giao dịch bao gồm các khoản phí ban đầu trong số tiền 3 tỷ USD, thanh toán 600 triệu USD trong giai đoạn 2018-2021, tính theo giá dầu, cũng như thanh toán bổ sung số tiền 180 triệu USD, tùy thuộc vào những phát hiện tương lai trong khu mỏ này này.
Tài sản bao gồm tỷ lệ tham gia của Shell trong các mỏ và khối Buzzard, Beryl, Bressay, Elgin-Franklin, J-Block, Greater Armada, Everest, Lomond, và Erskine, và 10% ở Schiehallion. Sản lượng khai thác ở các khu vực này trong năm 2016 lên tới 115.000 thùng dầu mỗi ngày. Tổng khối lượng sản xuất của Shell ở biển Bắc vào cuối năm 2016 lên tới 211.000 thùng dầu/ngày.
Thương vụ này dự kiến được Chrysoar hoàn thành trong nửa cuối của năm 2017, với sự chấp thuận của các nhà quản lý và các đối tác.
Ngoài ra, Shell thông báo đã đạt được thỏa thuận với Công ty Dầu khí Quốc gia Kuwait Petroleum Exploration Co (KUFPEC) để bán cổ phần của mình ở mỏ khí đốt lớn Bongkot ở Thái Lan, với giá 900 triệu USD. Giao dịch sẽ được hoàn thành trong quý đầu của năm 2017. Đồng thời Shell lưu ý rằng giao dịch này sẽ không ảnh hưởng đến các dự án khác của công ty ở Thái Lan.
Vào tháng 6 năm ngoái, Shell cho biết có kế hoạch bán đến 10% tài sản của mình để cắt giảm chi phí sau khi mua lại công ty BG Group của Anh với giá 54 tỷ USD.
Bá Thủy - Petrotimes.vn
Relate Threads