Nhà máy lọc dầu hàng đầu Sinopec của Trung Quốc có thể cắt giảm sản lượng nhiên liệu trong quý 3, do công ty này chiến đấu với nhiên liệu dư thừa trong nước, sự cạnh tranh từ các đối thủ độc lập và tăng trưởng nhu cầu thấp hơn.
Một nguồn tin cho biết Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á có thể cắt giảm công suất vào khoảng 3 triệu tấn trong quý 3 so với công suất trung bình trong nửa đầu năm nay. Sự sụt giảm khoảng 238.000 thùng/ngày sẽ tương đương với khoảng 5% công suất hoạt động trung bình 4,71 triệu thùng/ngày của công ty này trong năm 2016.
Một quan chức, người từ chối cho biết tên do chính sách của công ty nói “công ty này đang đối mặt với áp lực lớn tại thị trường nhiên liệu trong nước do các nhà máy trong nước tăng cường sản xuất”. “Đã có những đợt cắt giảm năm ngoái, nhưng mức xem xét trong quý 3 là nhiều hơn trước đây”.
Lu Dapeng phát ngôn viên của Sinopec cho biết rằng công ty này không bình luận về vấn đề hoạt động.
Sinopec cùng với PetroChina, đang đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc có tên là teapots. Sản lượng ngày càng tăng của họ tạo ra dư thừa nhiên liệu trong nước và giảm lợi nhuận do tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã chậm lại.
Sinopec đã phản ứng với sản lượng teapot ngày càng tăng năm ngoái bằng cách giảm công suất 0,4% so với năm 2015, đây là lần cắt giảm công suất hoạt động hằng năm lần đầu tiên kể từ năm 2001.
Nguồn tin thứ hai cho biết việc cắt giảm hoạt động đã được xem xét, nhưng từ chối cho biết quy mô, bổ sung rằng kế hoạch này vẫn là sơ bộ và có thể phải điều chỉnh khi khối lượng hàng tháng tổng kết sau đó.
Nếu thực hiện, việc cắt giảm này sẽ bù cho một số tăng trưởng đã dự kiến trong nhu cầu dầu thô Trung Quốc khi các nhà máy lọc dầu mới có thể bắt đầu cuối năm nay. Tăng trưởng thấp hơn có thể xảy ra khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC gia hạn cắt giảm sản lượng sang năm 2018.
Ngoài ra, việc cắt giảm này có thể cứu trợ cho thị trường xăng và dầu diesel đã bão hòa. Michal Meidan tại công ty Energy Aspects cho biết “nhu cầu đang yếu hiện nay và hạn ngạch xuất khẩu đang hạn chế công suất xuất khẩu của Sinopec”. “Khoảng 600.000 tới 700.000 thùng dầu/ngày công suất mới được đưa vào hoạt động trong nửa cuối năm 2017, đó là lý do tại sao Sinopec tìm cách cắt giảm công suất của mình”.
Điều đó là không bình thường đối với các nhà máy lọc dầu khi cắt giảm công suất hoạt động trong giai đoạn quý 3, sau khi mùa bảo dưỡng kết thúc và khi nhu cầu xăng tăng trong mùa du dịch.
Kể từ cuối năm 2015, Trung Quốc đã cho phép 28 nhà máy lọc dầu độc lập nhập khẩu dầu thô. Chính phủ đã cung cấp hạn ngạch gần 1,9 triệu thùng/ngày hay khoảng 1/5 lượng nhập khẩu của nước này.
Một nguồn tin cho biết Sinopec, nhà máy lọc dầu lớn nhất châu Á có thể cắt giảm công suất vào khoảng 3 triệu tấn trong quý 3 so với công suất trung bình trong nửa đầu năm nay. Sự sụt giảm khoảng 238.000 thùng/ngày sẽ tương đương với khoảng 5% công suất hoạt động trung bình 4,71 triệu thùng/ngày của công ty này trong năm 2016.
Lu Dapeng phát ngôn viên của Sinopec cho biết rằng công ty này không bình luận về vấn đề hoạt động.
Sinopec cùng với PetroChina, đang đối phó với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc có tên là teapots. Sản lượng ngày càng tăng của họ tạo ra dư thừa nhiên liệu trong nước và giảm lợi nhuận do tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã chậm lại.
Sinopec đã phản ứng với sản lượng teapot ngày càng tăng năm ngoái bằng cách giảm công suất 0,4% so với năm 2015, đây là lần cắt giảm công suất hoạt động hằng năm lần đầu tiên kể từ năm 2001.
Nguồn tin thứ hai cho biết việc cắt giảm hoạt động đã được xem xét, nhưng từ chối cho biết quy mô, bổ sung rằng kế hoạch này vẫn là sơ bộ và có thể phải điều chỉnh khi khối lượng hàng tháng tổng kết sau đó.
Nếu thực hiện, việc cắt giảm này sẽ bù cho một số tăng trưởng đã dự kiến trong nhu cầu dầu thô Trung Quốc khi các nhà máy lọc dầu mới có thể bắt đầu cuối năm nay. Tăng trưởng thấp hơn có thể xảy ra khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC gia hạn cắt giảm sản lượng sang năm 2018.
Ngoài ra, việc cắt giảm này có thể cứu trợ cho thị trường xăng và dầu diesel đã bão hòa. Michal Meidan tại công ty Energy Aspects cho biết “nhu cầu đang yếu hiện nay và hạn ngạch xuất khẩu đang hạn chế công suất xuất khẩu của Sinopec”. “Khoảng 600.000 tới 700.000 thùng dầu/ngày công suất mới được đưa vào hoạt động trong nửa cuối năm 2017, đó là lý do tại sao Sinopec tìm cách cắt giảm công suất của mình”.
Điều đó là không bình thường đối với các nhà máy lọc dầu khi cắt giảm công suất hoạt động trong giai đoạn quý 3, sau khi mùa bảo dưỡng kết thúc và khi nhu cầu xăng tăng trong mùa du dịch.
Kể từ cuối năm 2015, Trung Quốc đã cho phép 28 nhà máy lọc dầu độc lập nhập khẩu dầu thô. Chính phủ đã cung cấp hạn ngạch gần 1,9 triệu thùng/ngày hay khoảng 1/5 lượng nhập khẩu của nước này.
Nguồn: VITIC/Reuters
Relate Threads