Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, cựu đại diện thương mại LB Nga tại Việt Nam Maxim Golikov cho biết rằng, một số công ty của Nga lại bắt đầu xem xét khả năng tham gia quyết định số phận nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Đây thực sự là một sự trở lại. Ở giai đoạn đầu xây dựng nhà máy có sự tham gia của tập đoàn Nga "Zarubezhneft". Năm 1998, tập đoàn này cùng với Petrovietnam, đối tác trong liên doanh Vietsovpetro, đã thành lập công ty "Vietros". Khi đó, Việt Nam đã có sẵn kế hoạch xây dựng nhà máy lọc dầu.
Lần đầu tiên phía Việt Nam đã nói lên ý tưởng xây dựng nhà máy lọc dầu vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi đó đã nói về dự án xây dựng nhà máy gần cảng Vũng Tàu, cách các mỏ dầu do liên doanh "Vietsovpetro" khai thác gần 100 km.Tuy nhiên, dự án bị hoãn sau sự tan rã của Liên Xô. Ý tưởng này đã được hồi sinh khi ở Việt Nam bắt đầu cuộc đua thu hút đầu tư nước ngoài.
Đến thời gian đó ban lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy cách nơi cũ 500 km về phía Bắc. Công ty Pháp "Total"cũng đã thể hiện sự quan tâm đến dự án này. Tuy nhiên, khi Chính phủ chuyển địa điểm xây dựng về phía Bắc, mà quyết định đó chắc chắn làm gia tăng chi phí cho việc vận chuyển dầu thô và các sản phẩm chế biến dầu mỏ, thì công ty "Total" từ chối tham gia dự án. Thay cho công ty Pháp, kể từ năm 1995 tham gia dự án có tập đoàn Malaysia và Hàn Quốc, nhưng, sau hai năm nữa, họ cũng rút khỏi dự án vì coi nó là không kinh tế.
Sau đó, phía Việt Nam đã ký kết thỏa thuận về phác thảo sơ bộ thiết kế nhà máy với công ty Anh-Mỹ "Foster Wheeler". Và trong năm 1998, phụ trách các hoạt động xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu trong thời gian một phần tư thế kỷ là liên doanh "Vietros".
Theo kế hoạch giai đoạn 1 của nhà máy phải được đưa vào hoạt động đến năm 2002. Đáng tiếc, khá sớm đã trở nên rõ ràng rằng, các công việc không thể được thực hiện đúng hạn định không phải do lỗi của phía Nga. Ví dụ, công ty Mỹ trong sáu tháng trì hoãn việc ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ của Nga. Năm 1999, trên công trường xây dựng đã thực hiện các công việc trị giá 35 triệu USD thay cho 80 triệu theo kế hoạch. Theo thời gian, các vấn đề chỉ gia tăng thêm. Thời gian xây dựng kéo dài mãi. Chi phí ước tính của dự án đã tăng thêm 200 triệu USD. Còn thời gian hoàn vốn đã tăng từ 6-7 năm (theo kế hoạch ban đầu) đến 18-19 năm.
Có chú ý đến những thay đổi này, dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất đã mất sức hấp dẫn đối với Nga. Đồng thời, trong quá trình mở rộng sự hợp tác kinh tế Nga-Việt, phía Nga muốn đầu tư vào một số dự án ưu tiên mới ở Việt Nam. Kết quả là, cuối tháng 12 năm 2002, tại phiên họp Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt Nam đã thông qua quyết định chính thức giải thể công ty liên doanh "Vietros". Công ty Nga "Zarubezhneft" đã hoàn tất các công việc theo hợp đồng được ký kết trước đó với "Petrovietnam", và sau đó rút khỏi dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Phía Việt Nam dần dần tự mình thực hiện kế hoạch này.
Tuy nhiên, năm 2003, ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng đã thừa nhận rằng, dự án Dung Quất liên tục thua lỗ, nên Việt Nam nên né tránh những dự án như vậy. Trước hết vì đã chọn lựa địa điểm không thích hợp để lập nhà máy vì chi phí vận chuyển cao, khối lượng sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam cũng như do gánh nặng thuế.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bắt tay vào xây dựng nhà máy và đã cho sản phẩm dầu đầu tiên vào năm 2009 và đưa vào hoạt động đầy đủ hai năm sau đó. Chi phí xây dựng hơn ba tỷ USD, hơn gấp đôi so với số tiền dự kiến ban đầu. Thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Hơn nữa, giá xăng dầu ở Việt Nam không phải là giá thị trường mà là giá trợ cấp, nhà máy buộc phải bán sản phẩm của mình với giá hạ thấp.
Trong chương trình nghị sự xuất hiện vấn đề hiện đại hóa xí nghiệp này. Và phía Việt Nam lại hướng tới các đối tác Nga. Hai tập đoàn lớn của Nga "Rosneft" và "Gazpromneft" đã thể hiện sự quan tâm tới nhà máy Dung Quất. Mỗi tập đoàn tiến hành cuộc đàm phán với phía Việt Nam để mua lại 49% cổ phần Dung Quất, để đầu tư vào việc hiện đại hóa cơ sở này và cung cấp dầu thô cho nhà máy. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản của phía Việt Nam — đối tác nên cung cấp dầu thô đủ để Dung Quất hoạt động hết 100% công suất. Kết quả là, vào năm 2015 phía Nga đã ủy nhiệm "Gazpromneft" tiến hành cuộc đàm phán với "Petrovietnam" để mua lại cổ phần nhà máy lọc dầu. Cựu đại diện thương mại LB Nga tại Việt Nam Maxim Golikov nói:
"Cuộc đàm phán đang tiếp tục, nhưng, vẫn chưa bước vào giai đoạn cuối cùng khi cả hai bên sẵn sàng ký kết hợp đồng đầu tư và các thỏa thuận liên chính phủ. Lý do — phía Việt Nam chưa giải quyết vấn đề về cung cấp một số ưu đãi. Mà nếu không có ưu đãi, tức là ưu đãi đầu tư về thuế nhập khẩu, thì sản phẩm của nhà máy không có sức cạnh tranh. Do đó, nếu các công ty của Nga đầu tư vào việc hiện đại hóa nhà máy thì sẽ chỉ nhận thua lỗ".
Tuy nhiên, ông Golikov nhận định rằng, gần đây mấy công ty của Nga lại bắt đầu xem xét khả năng tham gia quyết định số phận nhà máy lọc dầu Dung Quất ở giai đoạn IPO, nếu cổ phiếu nhà máy đem bán ra trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, công ty "Rosneft" hứa sẽ cung cấp cho Việt Nam 96 triệu tấn dầu trước năm 2040, mà điều đó sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Dung Quất.
sputniknews.com
Lần đầu tiên phía Việt Nam đã nói lên ý tưởng xây dựng nhà máy lọc dầu vào cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi đó đã nói về dự án xây dựng nhà máy gần cảng Vũng Tàu, cách các mỏ dầu do liên doanh "Vietsovpetro" khai thác gần 100 km.Tuy nhiên, dự án bị hoãn sau sự tan rã của Liên Xô. Ý tưởng này đã được hồi sinh khi ở Việt Nam bắt đầu cuộc đua thu hút đầu tư nước ngoài.
Đến thời gian đó ban lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi địa điểm xây dựng nhà máy cách nơi cũ 500 km về phía Bắc. Công ty Pháp "Total"cũng đã thể hiện sự quan tâm đến dự án này. Tuy nhiên, khi Chính phủ chuyển địa điểm xây dựng về phía Bắc, mà quyết định đó chắc chắn làm gia tăng chi phí cho việc vận chuyển dầu thô và các sản phẩm chế biến dầu mỏ, thì công ty "Total" từ chối tham gia dự án. Thay cho công ty Pháp, kể từ năm 1995 tham gia dự án có tập đoàn Malaysia và Hàn Quốc, nhưng, sau hai năm nữa, họ cũng rút khỏi dự án vì coi nó là không kinh tế.
Sau đó, phía Việt Nam đã ký kết thỏa thuận về phác thảo sơ bộ thiết kế nhà máy với công ty Anh-Mỹ "Foster Wheeler". Và trong năm 1998, phụ trách các hoạt động xây dựng và vận hành nhà máy lọc dầu trong thời gian một phần tư thế kỷ là liên doanh "Vietros".
Theo kế hoạch giai đoạn 1 của nhà máy phải được đưa vào hoạt động đến năm 2002. Đáng tiếc, khá sớm đã trở nên rõ ràng rằng, các công việc không thể được thực hiện đúng hạn định không phải do lỗi của phía Nga. Ví dụ, công ty Mỹ trong sáu tháng trì hoãn việc ký kết hợp đồng với nhà thầu phụ của Nga. Năm 1999, trên công trường xây dựng đã thực hiện các công việc trị giá 35 triệu USD thay cho 80 triệu theo kế hoạch. Theo thời gian, các vấn đề chỉ gia tăng thêm. Thời gian xây dựng kéo dài mãi. Chi phí ước tính của dự án đã tăng thêm 200 triệu USD. Còn thời gian hoàn vốn đã tăng từ 6-7 năm (theo kế hoạch ban đầu) đến 18-19 năm.
Có chú ý đến những thay đổi này, dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất đã mất sức hấp dẫn đối với Nga. Đồng thời, trong quá trình mở rộng sự hợp tác kinh tế Nga-Việt, phía Nga muốn đầu tư vào một số dự án ưu tiên mới ở Việt Nam. Kết quả là, cuối tháng 12 năm 2002, tại phiên họp Ủy ban liên chính phủ Nga-Việt Nam đã thông qua quyết định chính thức giải thể công ty liên doanh "Vietros". Công ty Nga "Zarubezhneft" đã hoàn tất các công việc theo hợp đồng được ký kết trước đó với "Petrovietnam", và sau đó rút khỏi dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất. Phía Việt Nam dần dần tự mình thực hiện kế hoạch này.
Tuy nhiên, năm 2003, ngay cả Liên Hiệp Quốc cũng đã thừa nhận rằng, dự án Dung Quất liên tục thua lỗ, nên Việt Nam nên né tránh những dự án như vậy. Trước hết vì đã chọn lựa địa điểm không thích hợp để lập nhà máy vì chi phí vận chuyển cao, khối lượng sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu của Việt Nam cũng như do gánh nặng thuế.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn bắt tay vào xây dựng nhà máy và đã cho sản phẩm dầu đầu tiên vào năm 2009 và đưa vào hoạt động đầy đủ hai năm sau đó. Chi phí xây dựng hơn ba tỷ USD, hơn gấp đôi so với số tiền dự kiến ban đầu. Thời gian hoàn vốn của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể. Hơn nữa, giá xăng dầu ở Việt Nam không phải là giá thị trường mà là giá trợ cấp, nhà máy buộc phải bán sản phẩm của mình với giá hạ thấp.
Trong chương trình nghị sự xuất hiện vấn đề hiện đại hóa xí nghiệp này. Và phía Việt Nam lại hướng tới các đối tác Nga. Hai tập đoàn lớn của Nga "Rosneft" và "Gazpromneft" đã thể hiện sự quan tâm tới nhà máy Dung Quất. Mỗi tập đoàn tiến hành cuộc đàm phán với phía Việt Nam để mua lại 49% cổ phần Dung Quất, để đầu tư vào việc hiện đại hóa cơ sở này và cung cấp dầu thô cho nhà máy. Đây là một trong những yêu cầu cơ bản của phía Việt Nam — đối tác nên cung cấp dầu thô đủ để Dung Quất hoạt động hết 100% công suất. Kết quả là, vào năm 2015 phía Nga đã ủy nhiệm "Gazpromneft" tiến hành cuộc đàm phán với "Petrovietnam" để mua lại cổ phần nhà máy lọc dầu. Cựu đại diện thương mại LB Nga tại Việt Nam Maxim Golikov nói:
"Cuộc đàm phán đang tiếp tục, nhưng, vẫn chưa bước vào giai đoạn cuối cùng khi cả hai bên sẵn sàng ký kết hợp đồng đầu tư và các thỏa thuận liên chính phủ. Lý do — phía Việt Nam chưa giải quyết vấn đề về cung cấp một số ưu đãi. Mà nếu không có ưu đãi, tức là ưu đãi đầu tư về thuế nhập khẩu, thì sản phẩm của nhà máy không có sức cạnh tranh. Do đó, nếu các công ty của Nga đầu tư vào việc hiện đại hóa nhà máy thì sẽ chỉ nhận thua lỗ".
Tuy nhiên, ông Golikov nhận định rằng, gần đây mấy công ty của Nga lại bắt đầu xem xét khả năng tham gia quyết định số phận nhà máy lọc dầu Dung Quất ở giai đoạn IPO, nếu cổ phiếu nhà máy đem bán ra trên thị trường chứng khoán. Ngoài ra, công ty "Rosneft" hứa sẽ cung cấp cho Việt Nam 96 triệu tấn dầu trước năm 2040, mà điều đó sẽ giúp giải quyết những vấn đề của Dung Quất.
sputniknews.com
Relate Threads