Các khu vực xung quanh quần đảo Lofoten của Na Uy được ước tính có trữ lượng khoảng 1,3 tỷ thùng dầu, tương đương hơn 65 tỷ USD theo giá hiện tại.
Đầu tháng 04/2017, các vịnh hẹp trên quần đảo Lofoten của Na Uy vang vọng tiếng hô hào của các nhà hoạt động xã hội. Trong một tuần liền, các nhóm môi trường và ngư dân địa phương đã tập trung để phản đối kế hoạch khoan dầu gần khu vực quần đảo nguyên sơ này. Các cuộc biểu tình đã diễn ra rất kịp thời: Na Uy dự kiến tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 09/2017, và hai đảng chính của nước này – Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ – đều ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu quanh Lofoten.
Các khu vực xung quanh quần đảo được ước tính có trữ lượng khoảng 1,3 tỷ thùng dầu, tương đương hơn 65 tỷ USD theo giá hiện tại, nếu tất cả lượng dầu này được xác định là nguồn dầu dễ khai thác. Sản lượng dầu của Na Uy đã giảm gần một nửa trong 15 năm qua, và được dự kiến là sẽ giảm thêm 11% vào năm 2019. Chính phủ nói rằng Lofoten “đến một lúc nào đó cũng cần phải được đưa vào khai thác”. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích mong đợi lệnh cấm tạm thời sẽ tiếp tục được duy trì. Tại sao lại như vậy?
Lý do đầu tiên là môi trường. Lofoten là nơi có rạn san hô nước lạnh lớn nhất thế giới và là nơi trú ngụ của đàn chim biển lớn nhất châu Âu lục địa. Khoảng 70% số cá đánh bắt ở vùng biển Na Uy và biển Barents sinh sản ở các khu vực biển này, từ đó cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho cộng đồng hải cẩu và cá voi.
Các nhà hoạt động cũng cho rằng việc mở cửa Lofoten để thăm dò khai thác là không phù hợp với cam kết của Na Uy trong việc tôn trọng Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Việc tuân thủ hoàn toàn các mục tiêu của hiệp định này sẽ hàm ý rằng hai phần ba trữ lượng nhiên liệu hóa thạch ngày nay phải được giữ lại trong lòng đất.
Các lập luận kinh tế tiếp tục làm lệch cán cân về hướng bất lợi cho việc thăm dò. Với ít cơ sở hạ tầng xung quanh Lofoten, một khu vực nằm trong Vòng Bắc cực, việc khai thác trữ lượng dầu mỏ tại đây sẽ đòi hỏi đầu tư cực kỳ lớn. Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức thấp, và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Na Uy, tức Châu Âu, đang cố gắng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch bằng cách tăng cường năng lượng tái tạo.
Hơn nữa, việc khoan dầu sẽ ảnh hưởng đến du lịch. Hàng triệu du khách đến thăm quần đảo này mỗi năm vì vẻ đẹp tự nhiên của nó. Theo Joseph Dutton của Viện nghiên cứu E3G, những dự án phát triển xung quanh Lofoten sẽ nằm gần bờ biển hơn nhiều – và do đó có thể dễ dàng nhìn thấy – so với hầu hết các giàn khoan dầu của Na Uy vốn cách xa bờ biển hàng trăm dặm.
Cuối cùng, chính trị cũng đóng một vai trò trong vấn đề này. Một cuộc thăm dò do tờ Dagbladet xuất bản trong tháng 4/2017 cho thấy gần một nửa số người Na Uy ủng hộ việc giữ nguyên không khai thác các trữ lượng dầu đang bị chôn vùi, để hạn chế lượng khí thải carbon.
Từ năm 2001, khi một lệnh cấm tạm thời được đưa ra lần đầu tiên, các đảng lớn nhất của nước này đã buộc phải thỏa hiệp với các đảng nhỏ hơn, những người đã buộc các đảng lớn phải cam kết bảo vệ Lofoten nhằm đổi lại sự ủng hộ của họ. Tuy nhiên, các đảng chính đang cố gắng chuẩn bị cơ sở cho việc thăm dò bằng cách cho phép lập bản đồ đáy biển và đẩy mạnh các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
Nhưng họ không có khả năng thắng thế. Đảng Xanh bé nhỏ đã bất ngờ giành được vị thế là đảng quyết định cán cân quyền lực trong cuộc bầu cử gần đây nhất tại Oslo. Nếu đảng này giành được kết quả khả quan tại cuộc bầu cử quốc gia, người ta có thể tin tưởng đảng này sẽ giúp giữ nguyên số dầu mỏ này trong lòng đất.
Đầu tháng 04/2017, các vịnh hẹp trên quần đảo Lofoten của Na Uy vang vọng tiếng hô hào của các nhà hoạt động xã hội. Trong một tuần liền, các nhóm môi trường và ngư dân địa phương đã tập trung để phản đối kế hoạch khoan dầu gần khu vực quần đảo nguyên sơ này. Các cuộc biểu tình đã diễn ra rất kịp thời: Na Uy dự kiến tổ chức bầu cử quốc hội vào tháng 09/2017, và hai đảng chính của nước này – Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ – đều ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm khai thác dầu quanh Lofoten.
Lý do đầu tiên là môi trường. Lofoten là nơi có rạn san hô nước lạnh lớn nhất thế giới và là nơi trú ngụ của đàn chim biển lớn nhất châu Âu lục địa. Khoảng 70% số cá đánh bắt ở vùng biển Na Uy và biển Barents sinh sản ở các khu vực biển này, từ đó cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho cộng đồng hải cẩu và cá voi.
Các nhà hoạt động cũng cho rằng việc mở cửa Lofoten để thăm dò khai thác là không phù hợp với cam kết của Na Uy trong việc tôn trọng Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Việc tuân thủ hoàn toàn các mục tiêu của hiệp định này sẽ hàm ý rằng hai phần ba trữ lượng nhiên liệu hóa thạch ngày nay phải được giữ lại trong lòng đất.
Các lập luận kinh tế tiếp tục làm lệch cán cân về hướng bất lợi cho việc thăm dò. Với ít cơ sở hạ tầng xung quanh Lofoten, một khu vực nằm trong Vòng Bắc cực, việc khai thác trữ lượng dầu mỏ tại đây sẽ đòi hỏi đầu tư cực kỳ lớn. Tuy nhiên, giá dầu vẫn ở mức thấp, và thị trường xuất khẩu lớn nhất của Na Uy, tức Châu Âu, đang cố gắng loại bỏ nhiên liệu hóa thạch bằng cách tăng cường năng lượng tái tạo.
Hơn nữa, việc khoan dầu sẽ ảnh hưởng đến du lịch. Hàng triệu du khách đến thăm quần đảo này mỗi năm vì vẻ đẹp tự nhiên của nó. Theo Joseph Dutton của Viện nghiên cứu E3G, những dự án phát triển xung quanh Lofoten sẽ nằm gần bờ biển hơn nhiều – và do đó có thể dễ dàng nhìn thấy – so với hầu hết các giàn khoan dầu của Na Uy vốn cách xa bờ biển hàng trăm dặm.
Cuối cùng, chính trị cũng đóng một vai trò trong vấn đề này. Một cuộc thăm dò do tờ Dagbladet xuất bản trong tháng 4/2017 cho thấy gần một nửa số người Na Uy ủng hộ việc giữ nguyên không khai thác các trữ lượng dầu đang bị chôn vùi, để hạn chế lượng khí thải carbon.
Từ năm 2001, khi một lệnh cấm tạm thời được đưa ra lần đầu tiên, các đảng lớn nhất của nước này đã buộc phải thỏa hiệp với các đảng nhỏ hơn, những người đã buộc các đảng lớn phải cam kết bảo vệ Lofoten nhằm đổi lại sự ủng hộ của họ. Tuy nhiên, các đảng chính đang cố gắng chuẩn bị cơ sở cho việc thăm dò bằng cách cho phép lập bản đồ đáy biển và đẩy mạnh các nghiên cứu đánh giá tác động môi trường.
Nhưng họ không có khả năng thắng thế. Đảng Xanh bé nhỏ đã bất ngờ giành được vị thế là đảng quyết định cán cân quyền lực trong cuộc bầu cử gần đây nhất tại Oslo. Nếu đảng này giành được kết quả khả quan tại cuộc bầu cử quốc gia, người ta có thể tin tưởng đảng này sẽ giúp giữ nguyên số dầu mỏ này trong lòng đất.
Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ
Relate Threads