Nhiệm vụ tái cơ cấu hình thức tổ chức quản lý kinh tế, thông qua đẩy mạnh cổ phần hóa được đặt ra là rất cấp bách đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là một đơn vị kinh tế chủ lực của cả nước. Tuy nhiên, theo sự vận động của thị trường, cùng với bối cảnh của khủng hoảng giá dầu, những bất cập của mô hình kinh tế được tổ chức theo kiểu cũ đã bộc lộ, khiến cho tập đoàn buộc phải thay đổi.
Chính vì vậy, nhiệm vụ tái cơ cấu hình thức tổ chức quản lý kinh tế, thông qua đẩy mạnh cổ phần hoá được đặt ra là rất cấp bách. Đây cũng chính là yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Tập đoàn kinh tế quan trọng này.
Khủng hoảng giá dầu trên phạm vi toàn cầu thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh tới doanh số, hiệu quả sản xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm vượt khó, đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tập đoàn đã vươn lên, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là một số chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017. Ngoài nộp ngân sách còn góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, tập đoàn hiện đang đẩy mạnh tái cơ cấu 18/18 đơn vị thành viên. Việc cổ phần hóa đang được tiến hành, nhất là đối với 3 đơn vị: Tổng công ty Dầu, Tổng công ty Điện lực Dầu khí và Công ty Lọc - Hóa dầu Bình Sơn.
Công ty Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn cho biết, đang đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ. Mục tiêu là công ty phải sớm trở thành doanh nghiệp mạnh và có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Lọc - Hóa dầu, trong đó sản xuất sản phẩm từ Lọc - Hóa dầu là trọng tâm. Còn tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí, việc cổ phần hóa cũng đang được tiến hành khẩn trương và việc cổ phần hóa chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đơn vị này.
Rõ ràng công tác cổ phần hóa gắn với tái cơ cấu các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, nhưng phải được triển khai một cách bài bản, thận trọng để tránh những sai sót, tiêu cực có thể nảy sinh.
Một trong những yếu tố quyết định để thực hiện thành công nhiệm vụ này là người lãnh đạo phải nhận thức được những lợi ích của doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa và đặt lên trên lợi ích cá nhân. Cùng với đó là thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Quốc hội, triển khai các bước cổ phần hóa theo đúng quy định của pháp luật.
Chính vì vậy, nhiệm vụ tái cơ cấu hình thức tổ chức quản lý kinh tế, thông qua đẩy mạnh cổ phần hoá được đặt ra là rất cấp bách. Đây cũng chính là yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với Tập đoàn kinh tế quan trọng này.
Khủng hoảng giá dầu trên phạm vi toàn cầu thời gian qua đã ảnh hưởng mạnh tới doanh số, hiệu quả sản xuất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm vượt khó, đoàn kết, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành, tập đoàn đã vươn lên, đạt nhiều kết quả quan trọng, nhất là một số chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017. Ngoài nộp ngân sách còn góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, tập đoàn hiện đang đẩy mạnh tái cơ cấu 18/18 đơn vị thành viên. Việc cổ phần hóa đang được tiến hành, nhất là đối với 3 đơn vị: Tổng công ty Dầu, Tổng công ty Điện lực Dầu khí và Công ty Lọc - Hóa dầu Bình Sơn.
Công ty Lọc - Hóa Dầu Bình Sơn cho biết, đang đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ. Mục tiêu là công ty phải sớm trở thành doanh nghiệp mạnh và có năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế trong lĩnh vực Lọc - Hóa dầu, trong đó sản xuất sản phẩm từ Lọc - Hóa dầu là trọng tâm. Còn tại Tổng công ty Điện lực Dầu khí, việc cổ phần hóa cũng đang được tiến hành khẩn trương và việc cổ phần hóa chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của đơn vị này.
Một trong những yếu tố quyết định để thực hiện thành công nhiệm vụ này là người lãnh đạo phải nhận thức được những lợi ích của doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa và đặt lên trên lợi ích cá nhân. Cùng với đó là thực hiện nghiêm túc chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Quốc hội, triển khai các bước cổ phần hóa theo đúng quy định của pháp luật.
vtv.vn
Sửa lần cuối:
Relate Threads