Thời gian gần đây, nhiều dự án thua lỗ, kém hiệu quả của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang có nhiều hoạt động khởi sắc. Kết quả này đến từ sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành chức năng, cấp thẩm quyền và nỗ lực của ban lãnh đạo Tập đoàn PVN cùng đội ngũ kỹ sư, người lao động...
Từng bước hồi sinh
Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, đầu tư dở dang của ngành Công Thương, Tập đoàn PVN có 5 dự án, gồm: Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (thành phố Hải Phòng), Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (tỉnh Thái Bình) và 3 dự án nhiên liệu sinh học là Ethanol Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), Ethanol Phú Thọ, Ethanol Bình Phước.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương và quyết tâm của Ban lãnh đạo Tập đoàn, tại các dự án đã dần xuất hiện những chuyển động tích cực.
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đang được vận hành trở lại.
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án yếu kém của ngành Công Thương hồi cuối tháng 3-2019, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất - kinh doanh, đến nay có 2 dự án đã vận hành trở lại là Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ và Nhà máy Sản xuất Ethanol Dung Quất. Dự án Ethanol Bình Phước cũng đã xử lý xong các khâu liên quan, sẵn sàng khởi động để vận hành thương mại ngay khi thị trường thuận lợi.
Riêng với Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, đến nay PVN đã xử lý dứt điểm tranh chấp pháp lý với nhà thầu EPC. PVN không phải thanh toán các chi phí lên tới 23 triệu USD, tạo ra cơ sở để thực hiện định giá, kiểm toán kết quả định giá nhà máy và cơ cấu lại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex). Hiện tại, Nhà máy đã vận hành ổn định 12 dây chuyền sợi, lợi nhuận thu về bù đắp được các chi phí sản xuất. PVTex đang làm việc với các ngân hàng để thu xếp vốn khởi động toàn bộ nhà máy trong năm nay.
Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Chia sẻ về tâm tư của người lao động trên công trường, ông Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 cho hay: "Với quyết tâm đưa dự án hoạt động vào năm 2020, Tập đoàn PVN đã thành lập tổ công tác, liên tục duy trì các buổi giao ban hằng tuần, hằng tháng để cập nhật tiến độ, thực trạng các hạng mục xây dựng, thiết bị thực tế trên công trường, nỗ lực cùng tháo gỡ từng vướng mắc của nhà thầu như nguồn tài chính, thanh quyết toán các hạng mục công trình, huy động nhân lực…".
Hiện tại, dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ còn gặp khó khăn do Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV Oil) không phải là cổ đông chính, các cổ đông ngoài ngành không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai dự án.
Thực hiện nhiều giải pháp
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án yếu kém ngành Công Thương vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, đã đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành và 4 tập đoàn (trong đó có PVN) đã thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm và quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo. Đánh giá về các dự án của PVN, Phó Thủ tướng nhận định: "Đường hướng tương đối tốt và cảm thấy khá yên tâm".
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng báo cáo việc Nhà máy Ethanol Dung Quất sẽ thoái vốn, hay sáp nhập với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Nhà máy Ethanol Phú Thọ lựa chọn phương án phá sản, hoặc sớm thoái vốn... Đối với các dự án vẫn còn vướng mắc, Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá đầy đủ thông tin, các bất cập và khó khăn trong xử lý, các vấn đề pháp lý tranh chấp hợp đồng...
Trước đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tập đoàn PVN với các dự án còn dang dở phải có biện pháp tích cực, khắc phục kịp thời, không né tránh, đưa ra giải pháp đồng bộ nhằm giải tỏa những bế tắc để sớm đưa các công trình, dự án vào sản xuất.
Về phần mình, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN cho biết, Tập đoàn đã có lộ trình, phương án cụ thể. Đơn cử, với Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, để hoàn thành dự án vào năm 2020, thì một mình Tập đoàn PVN không thể giải quyết được, vì có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề thu xếp tài chính cho các hạng mục còn lại.
Hiện tại, PVN đã chủ động bù đắp sự thiếu hụt từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tập đoàn cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính và các bên cho vay để xin gia hạn thời gian giải ngân vốn vay tới ngày 31-12-2021... Với Ethanol Dung Quất, Tập đoàn đã xem xét, tập trung xử lý khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, bảo đảm cho phương án sản xuất ổn định của nhà máy...
Với sự chung tay của các ngành chức năng, các cấp có thẩm quyền, cùng nỗ lực của người lao động, hy vọng thời gian tới các dự án nói trên của PVN sẽ đồng loạt được vận hành trở lại.
Từng bước hồi sinh
Trong số 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả, đầu tư dở dang của ngành Công Thương, Tập đoàn PVN có 5 dự án, gồm: Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ (thành phố Hải Phòng), Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 (tỉnh Thái Bình) và 3 dự án nhiên liệu sinh học là Ethanol Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), Ethanol Phú Thọ, Ethanol Bình Phước.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Công Thương và quyết tâm của Ban lãnh đạo Tập đoàn, tại các dự án đã dần xuất hiện những chuyển động tích cực.
Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ đang được vận hành trở lại.
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án yếu kém của ngành Công Thương hồi cuối tháng 3-2019, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN Lê Mạnh Hùng cho biết, trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất - kinh doanh, đến nay có 2 dự án đã vận hành trở lại là Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ và Nhà máy Sản xuất Ethanol Dung Quất. Dự án Ethanol Bình Phước cũng đã xử lý xong các khâu liên quan, sẵn sàng khởi động để vận hành thương mại ngay khi thị trường thuận lợi.
Riêng với Nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, đến nay PVN đã xử lý dứt điểm tranh chấp pháp lý với nhà thầu EPC. PVN không phải thanh toán các chi phí lên tới 23 triệu USD, tạo ra cơ sở để thực hiện định giá, kiểm toán kết quả định giá nhà máy và cơ cấu lại Công ty cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi dầu khí (PVTex). Hiện tại, Nhà máy đã vận hành ổn định 12 dây chuyền sợi, lợi nhuận thu về bù đắp được các chi phí sản xuất. PVTex đang làm việc với các ngân hàng để thu xếp vốn khởi động toàn bộ nhà máy trong năm nay.
Dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là một trong những dự án trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng bảo đảm cung cấp điện cho phát triển kinh tế vùng Duyên hải Bắc Bộ.
Chia sẻ về tâm tư của người lao động trên công trường, ông Nguyễn Ngọc Hải, Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 cho hay: "Với quyết tâm đưa dự án hoạt động vào năm 2020, Tập đoàn PVN đã thành lập tổ công tác, liên tục duy trì các buổi giao ban hằng tuần, hằng tháng để cập nhật tiến độ, thực trạng các hạng mục xây dựng, thiết bị thực tế trên công trường, nỗ lực cùng tháo gỡ từng vướng mắc của nhà thầu như nguồn tài chính, thanh quyết toán các hạng mục công trình, huy động nhân lực…".
Hiện tại, dự án Nhà máy Sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ còn gặp khó khăn do Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV Oil) không phải là cổ đông chính, các cổ đông ngoài ngành không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai dự án.
Thực hiện nhiều giải pháp
Tại phiên họp của Ban Chỉ đạo xử lý các dự án yếu kém ngành Công Thương vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, đã đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các bộ, ngành và 4 tập đoàn (trong đó có PVN) đã thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm và quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo. Đánh giá về các dự án của PVN, Phó Thủ tướng nhận định: "Đường hướng tương đối tốt và cảm thấy khá yên tâm".
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các tập đoàn, tổng công ty nhanh chóng báo cáo việc Nhà máy Ethanol Dung Quất sẽ thoái vốn, hay sáp nhập với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn. Nhà máy Ethanol Phú Thọ lựa chọn phương án phá sản, hoặc sớm thoái vốn... Đối với các dự án vẫn còn vướng mắc, Phó Thủ tướng yêu cầu đánh giá đầy đủ thông tin, các bất cập và khó khăn trong xử lý, các vấn đề pháp lý tranh chấp hợp đồng...
Trước đó, Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tập đoàn PVN với các dự án còn dang dở phải có biện pháp tích cực, khắc phục kịp thời, không né tránh, đưa ra giải pháp đồng bộ nhằm giải tỏa những bế tắc để sớm đưa các công trình, dự án vào sản xuất.
Về phần mình, ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn PVN cho biết, Tập đoàn đã có lộ trình, phương án cụ thể. Đơn cử, với Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, để hoàn thành dự án vào năm 2020, thì một mình Tập đoàn PVN không thể giải quyết được, vì có rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề thu xếp tài chính cho các hạng mục còn lại.
Hiện tại, PVN đã chủ động bù đắp sự thiếu hụt từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tập đoàn cũng đã có văn bản gửi Bộ Tài chính và các bên cho vay để xin gia hạn thời gian giải ngân vốn vay tới ngày 31-12-2021... Với Ethanol Dung Quất, Tập đoàn đã xem xét, tập trung xử lý khâu quy hoạch vùng nguyên liệu, bảo đảm cho phương án sản xuất ổn định của nhà máy...
Với sự chung tay của các ngành chức năng, các cấp có thẩm quyền, cùng nỗ lực của người lao động, hy vọng thời gian tới các dự án nói trên của PVN sẽ đồng loạt được vận hành trở lại.
Báo Hànộimới
Relate Threads