Tập đoàn Dầu khí xúc tiến việc nhập khẩu 15 triệu tấn than/năm

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Để đảm bảo cho ba dự án nhiệt điện rất lớn ở ĐBSCL mà Tập đoàn Dầu khí (PVN) làm chủ đầu tư có thể đi vào vận hành từ nay đến 2020, PVN đã làm việc với 7 đối tác nước ngoài để nhập khẩu 15 triệu tấn than/năm.

034a44ce7_than.jpg

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, PVN được giao quản lý đầu tư và vận hành các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu than nhập khẩu gồm Long Phú 1 (công suất 1.200MW), Sông Hậu 1 (1.200MW) và Long Phú 3 (1.800MW). Ba nhà máy nhiệt điện có tổng nhu cầu sử dụng than khoảng 12 triệu tấn/năm.

Với tổng sản lượng điện thương mại lên đến hơn 20 tỉ kWh, các nhà máy nhiệt điện của PVN sẽ góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực miền Nam và cả nước.

Chỉ tính riêng 3 nhà máy trên thì nhu cầu, quy mô nhập khẩu và các phương án vận chuyển than là cực kỳ phức tạp. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, thay vì phụ thuộc vào nguồn than đi mua của Tập đoàn Công nghiệp than-khoáng sản Việt Nam (TKV) hay nguồn nhập từ TKV, PVN đã ký hợp đồng nguyên tắc với công ty con của tập đoàn là Tổng công ty Điện lực dầu khí (PV Power) để doanh nghiệp này xúc tiến tìm kiếm nguồn than chất lượng cao, ổn định trong nhiều năm, đảm bảo cho các nhà máy có thể vận hành.

Hôm 2-11, Chủ tịch HĐTV PV Power, ông Hồ Công Kỳ cho biết, PV Power đã tìm hiểu, hoàn thành việc đàm phán với 7 đối tác cung cấp than quốc tế và các chủ mỏ than để ký hợp đồng khung, cung cấp khoảng 15 triệu tấn than/năm. Có thể nói số lượng than trên đáp ứng đủ cho các nhà máy của PVN. Các phương án vận chuyển than tốt nhất đến tận các nhà máy điện của PVN cũng đã được tính toán,

Việc ký hợp đồng nguyên tắc và tự tìm kiếm các nguồn than ở nước ngoài của PVN diễn ra trong bối cảnh TKV hiện đang tồn kho than sản xuất trong nước mỗi ngày một lớn, năm sau cao hơn năm trước trong khi bị khống chế số lượng xuất khẩu không quá 2 triệu tấn/năm.

Chính phủ cũng đã chỉ đạo các hộ tiêu thụ than lớn mua than của TKV để đảm bảo có nguồn cung tại chỗ và tiêu thụ than nội địa. Nhưng giá bán của TKV những tháng vừa qua cao hơn giá than nhập khẩu nên các hộ tiêu thụ than lớn như các nhà máy nhiệt điện, thép… đều tự tìm đến các nguồn nhập khẩu nước ngoài.

Vấn đề nữa là các dự án nhiệt điện lớn ở Long Phú và Sông Hậu hiện chưa biết chọn cảng trung chuyển than ở đâu, cho dù hai trung tâm nhiệt điện lớn này sử dụng hầu hết than nhập khẩu như PVN đã tính toán ở trên. Dự định đặt cảng tại phía Bắc kênh đào Trà Vinh, tận dụng khu nước trong đê chắn sóng của dự án Trung tâm nhiệt điện Duyên Hải để bố trí khu bến xuất than nội địa cho tàu đến 10.000 DWT nhưng chưa được tỉnh Trà Vinh đồng ý.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn​
 

Việc làm nổi bật

Top