Tình trạng tan băng ở Bắc cực quá nhanh - do thay đổi khí hậu - đã khiến lần đầu tiên tàu chở dầu Nga vượt Bắc cực nhanh kỷ lục, mà không cần tàu phá băng đi theo bảo vệ.
Chiếc Christophe de Margerie là tàu chở dầu đầu tiên của thế giới có thể phá băng dày 1,2 m. Tàu dài 300m, có thân gia cố bằng thép nhẹ và trị giá 300 triệu USD.
Sẽ đóng 14 chiếc tàu phá băng tương tự
Tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Hammerfest (Na Uy) đến Boryeong (Hàn Quốc) chỉ mất 19 ngày, nhanh hơn khoảng 30 % so với tuyến chở hàng phía nam đi qua kênh đào Suez.
Người phát ngôn của công ty vận tải biển Sovcomflot (chủ chiếc tàu chở dầu) nói tàu Christophe de Margerie được đóng để tranh thủ tình trạng tan băng ở Bắc cực, để chở khí LNG từ cơ sở mới trị giá 27 triệu USD mới xây trên bán đảo Yamal.
Đây là dự án khai thác LNG lớn nhất ở Bắc cực, do Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi xướng. Công ty Sovcomflot nói chiếc Christophe de Margerie sẽ được sử dụng để xuất khẩu khí đốt từ Yamal đến thị trường châu Á từ cuối năm nay.
Trước đây, tuyến đường vận tải biển ở Bắc cực nối Siberia với Thái Bình Dương chỉ hoạt động trong 4 tháng, và tàu chở hàng cần có tàu phá băng dẫn dắt mới có thể hoàn thành chuyến đi. Chủ tàu hàng rất ngán tuyến vận tải này, vì chi phí bảo hiểm cao cùng những nguy cơ tiềm ẩn từ những lớp băng dày. Nhưng người phát ngôn Bill Spears của công ty nói từ nay chiếc Christophe de Margerie có thể hoạt động quanh năm.
Công ty cũng sẽ đóng khoảng 14 tàu chở dầu tương tự chiếc Christophe de Margerie, để mở rộng hoạt động của tuyến vận tải biển này từ 4 tháng (kèm chi phí tốn kém cho tàu phá băng) lên hoạt động quanh năm, với đích đến là phương tây.
Năm bận rộn nhất của tuyến đường này là 2013, chỉ có 13 chuyến tàu, nhưng chính phủ Nga dự báo hoạt động vận tải hàng hóa trên tuyến này sẽ tăng gấp 10 lần từ năm 2020.
Và việc kết nối với Thái Bình Dương sẽ giúp Nga bớt phải bán khí đốt chảy qua tuyến ống dẫn dầu đến châu Âu.
"Dùng khí LNG để chạy máy tàu", kéo giảm ô nhiễm môi trường Bắc cực
Nhưng người bảo vệ môi trường đã bày tỏ sự lo ngại nguy cơ ô nhiễm từ việc tăng lượng lưu thông của tàu bè trên vùng Bắc cực nguyên sơ.
Bên cạnh đó là mức độ tan băng Bắc cực có xu hướng nhanh hơn do nhiệt độ ở các vùng cực tăng lên. Các nhà khoa học cho biết đã có sự suy giảm tổng thể băng ở Bắc cực do nhiệt độ toàn cầu ấm lên trong những năm qua.
Năm nay, theo Trung tâm Dữ liệu băng Quốc gia Mỹ, mức băng tối đa hằng năm trong biển Bắc cực đạt mức thấp kỷ lục trong năm thứ 3 liên tiếp.
Simon Boxall, nhà nghiên cứu đại dương thuộc đại học Southampton (Anh), nói các công ty vận tải biển “đánh cược chắc cú” vào việc đóng tàu để khai thác tuyến đường biển mới: “Chúng ta sẽ thấy nhiều tàu hơn sử dụng tuyến đường này từ năm 2020. Ngay cả khi chúng ta chấm dứt được tình trạng khí thải nhà kính ngay ngày mai, việc mất hẳn băng Bắc cực chắc chắn là không thể tránh được. Điều trớ trêu là sự thay đổi thời tiết lại có một lợi thế là chúng ta có thể sẽ dùng ít dầu hơn để tới Thái Bình Dương”.
Dù vậy, Sovcomflot nhấn mạnh độ thân thiện môi trường của chiếc tàu chở dầu: Ngoài việc dùng dầu quy ước, chiếc Christophe de Margerie có thể dùng chính khí LNG mà nó chở để chạy máy, giúp kéo giảm việc thải khí sulphur oxide những 90% và giảm thải khí nitrous oxide đến 80%.
Người phát ngôn nói: “Đấy là một yếu tố đáng kể trong một hệ sinh thái mong manh”.
Chiếc Christophe de Margerie là tàu chở dầu đầu tiên của thế giới có thể phá băng dày 1,2 m. Tàu dài 300m, có thân gia cố bằng thép nhẹ và trị giá 300 triệu USD.
Sẽ đóng 14 chiếc tàu phá băng tương tự
Tàu chở khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Hammerfest (Na Uy) đến Boryeong (Hàn Quốc) chỉ mất 19 ngày, nhanh hơn khoảng 30 % so với tuyến chở hàng phía nam đi qua kênh đào Suez.
Người phát ngôn của công ty vận tải biển Sovcomflot (chủ chiếc tàu chở dầu) nói tàu Christophe de Margerie được đóng để tranh thủ tình trạng tan băng ở Bắc cực, để chở khí LNG từ cơ sở mới trị giá 27 triệu USD mới xây trên bán đảo Yamal.
Đây là dự án khai thác LNG lớn nhất ở Bắc cực, do Tổng thống Nga Vladimir Putin khởi xướng. Công ty Sovcomflot nói chiếc Christophe de Margerie sẽ được sử dụng để xuất khẩu khí đốt từ Yamal đến thị trường châu Á từ cuối năm nay.
Trước đây, tuyến đường vận tải biển ở Bắc cực nối Siberia với Thái Bình Dương chỉ hoạt động trong 4 tháng, và tàu chở hàng cần có tàu phá băng dẫn dắt mới có thể hoàn thành chuyến đi. Chủ tàu hàng rất ngán tuyến vận tải này, vì chi phí bảo hiểm cao cùng những nguy cơ tiềm ẩn từ những lớp băng dày. Nhưng người phát ngôn Bill Spears của công ty nói từ nay chiếc Christophe de Margerie có thể hoạt động quanh năm.
Công ty cũng sẽ đóng khoảng 14 tàu chở dầu tương tự chiếc Christophe de Margerie, để mở rộng hoạt động của tuyến vận tải biển này từ 4 tháng (kèm chi phí tốn kém cho tàu phá băng) lên hoạt động quanh năm, với đích đến là phương tây.
Năm bận rộn nhất của tuyến đường này là 2013, chỉ có 13 chuyến tàu, nhưng chính phủ Nga dự báo hoạt động vận tải hàng hóa trên tuyến này sẽ tăng gấp 10 lần từ năm 2020.
Và việc kết nối với Thái Bình Dương sẽ giúp Nga bớt phải bán khí đốt chảy qua tuyến ống dẫn dầu đến châu Âu.
"Dùng khí LNG để chạy máy tàu", kéo giảm ô nhiễm môi trường Bắc cực
Nhưng người bảo vệ môi trường đã bày tỏ sự lo ngại nguy cơ ô nhiễm từ việc tăng lượng lưu thông của tàu bè trên vùng Bắc cực nguyên sơ.
Bên cạnh đó là mức độ tan băng Bắc cực có xu hướng nhanh hơn do nhiệt độ ở các vùng cực tăng lên. Các nhà khoa học cho biết đã có sự suy giảm tổng thể băng ở Bắc cực do nhiệt độ toàn cầu ấm lên trong những năm qua.
Năm nay, theo Trung tâm Dữ liệu băng Quốc gia Mỹ, mức băng tối đa hằng năm trong biển Bắc cực đạt mức thấp kỷ lục trong năm thứ 3 liên tiếp.
Simon Boxall, nhà nghiên cứu đại dương thuộc đại học Southampton (Anh), nói các công ty vận tải biển “đánh cược chắc cú” vào việc đóng tàu để khai thác tuyến đường biển mới: “Chúng ta sẽ thấy nhiều tàu hơn sử dụng tuyến đường này từ năm 2020. Ngay cả khi chúng ta chấm dứt được tình trạng khí thải nhà kính ngay ngày mai, việc mất hẳn băng Bắc cực chắc chắn là không thể tránh được. Điều trớ trêu là sự thay đổi thời tiết lại có một lợi thế là chúng ta có thể sẽ dùng ít dầu hơn để tới Thái Bình Dương”.
Dù vậy, Sovcomflot nhấn mạnh độ thân thiện môi trường của chiếc tàu chở dầu: Ngoài việc dùng dầu quy ước, chiếc Christophe de Margerie có thể dùng chính khí LNG mà nó chở để chạy máy, giúp kéo giảm việc thải khí sulphur oxide những 90% và giảm thải khí nitrous oxide đến 80%.
Người phát ngôn nói: “Đấy là một yếu tố đáng kể trong một hệ sinh thái mong manh”.
Trung Trực (theo Guardian) - Một Thế Giới
Relate Threads