Tàu chở dầu “trong bóng tối” của Iran - Bí ẩn lớn nhất thế giới dầu mỏ

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Những tàu chở dầu “trong bóng tối” của Iran trở thành bí ẩn của thế giới dầu mỏ khi không ai biết cách thức hoạt động và lượng dầu bán ra của chúng.

Những tàu chở dầu “trong bóng tối” của Iran

Trong khi tàu chở dầu Adrian Darya 1 là tâm điểm chú ý của dư luận thế giới trong thời gian qua thì một số nhà quan sát đang đặt ra câu hỏi về một bí ẩn lớn hơn. Đó là việc theo dõi những con tàu còn lại của Iran.

tauchodauiran_zggm.jpg

Tàu chở dầu Adrian Darya 1 của Iran. Ảnh: Bloomberg

Hành trình tìm kiếm này thậm chí đã khiến các kỹ thuật viên phát minh ra nhiều phương pháp khác nhau để theo dõi những con tàu của Iran cũng như tạo nên những luồng ý kiến khác nhau về lượng dầu thô đang bí mật "chảy" vào thị trường thế giới. Điều này xảy ra là bởi sau khi bị thắt chặt các lệnh trừng phạt, những con tàu này gần như "hoạt động trong bóng tối" bằng cách tắt hệ thống nhận và phát tín hiệu lại - một thiết bị cung cấp thông tin về địa điểm của con tàu.

"Iran là một “hộp đen” nhưng nước này cũng không hẳn là một bí ẩn hoàn toàn" bởi vì vẫn có một số cách để phát hiện hoạt động bí mật của Tehran, Giám đốc tình báo dầu khí toàn cầu Devin Geoghegan thuộc tổ chức Genscape Inc ở Denver, Colorado, Mỹ nhận định.

“Iran chỉ đơn giản đang khiến công việc tốt hơn so với những gì mọi người nghĩ khi chuyển dầu của họ vào tay người khác, hoặc trong những kho lưu trữ của chính họ” – nhà quan sát Geoghegan cho biết thêm.

Sau khi rút khỏi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), hay còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang siết chặt hoạt động thương mại của Iran nhằm gây sức ép buộc Tehran phải chấp nhận một thỏa thuận khác. Động thái này đã dẫn đến hàng loạt căng thẳng giữa Mỹ và Iran, thậm chí đặt 2 nước trên bờ vực của một cuộc chiến tranh.

Trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ muốn đưa xuất khẩu của Iran "về con số 0" thì Bộ trưởng Dầu khí Iran Bijan Zanganeh khẳng định rằng nước này đang làm việc "ngày đêm" để việc buôn bán dầu tiếp tục diễn ra và Tehran có những lựa chọn bí mật để có thể thực hiện điều này.

Bí ẩn của thế giới dầu mỏ

Nếu có một điểm mà các công ty giám sát Iran đều nhất trí thì đó là Mỹ vẫn chưa đạt được mục tiêu của mình bởi dầu của Iran vẫn đang "chảy" vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, với những biện pháp đo đếm khác nhau, các nhà phân tích cũng đưa ra những số liệu khác nhau về lượng dầu này. Xuất khẩu dầu hàng ngày của Iran có thể chỉ đạt vài trăm nghìn thùng/ngày hoặc cũng có thể vượt mức 1 triệu thùng/ngày trong suốt thời kỳ Mỹ duy trì trừng phạt với Iran dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

"Iran vẫn luôn là một bí ẩn hiện nay cũng như bất kỳ thời điểm nào trong 40 năm qua", Daniel Gerber, Giám đốc điều hành công ty theo dõi hoạt động của các tàu chở dầu Petro-Logistics SA có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ nhận định.

"Có nhiều ước tính khác nhau về lượng xuất khẩu của Iran trong ngành này với một loạt các vấn đề về tính toán dẫn đến nhiều sai số so với số lượng thực sự".

Iran hiện chỉ đang vận chuyển được 1/3 lượng dầu mà nước này đã bán do các lệnh trừng phạt. Theo ông Gerber, một số số liệu xuất khẩu dầu của Iran cao vọt lên có thể bởi chúng bao gồm cả số dầu vẫn chưa được dỡ trên các tàu chở dầu hoặc vẫn ở trong kho lưu trữ của Iran chứ chưa được vận chuyển ra nước ngoài.


"Chính quyền Tổng thống Trump đã thành công trong việc kiềm chế xuất khẩu của Iran ở một quy mô chưa từng thấy", ông Gerber cho biết.

Theo một số nhà quan sát, các hình ảnh vệ tinh thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc giải mã bí ẩn về những con tàu chở dầu của Iran. Kpler - một công ty phân tích được thành lập ở Paris đã ước tính rằng Iran vẫn xoay xở được để duy trì dòng chảy dầu mỏ hạn chế tới Trung Quốc - khách hàng lớn nhất của nước này cũng như tới Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tàu chở dầu Adrian Darya 1 - con tàu thu hút sự chú ý của thế giới thời gian qua khi bị chính quyền Gibraltar (Anh) bắt giữ hồi đầu tháng 7/2019 đã được thả ra và hiện theo hình ảnh vệ tinh, nó đang ở gần cảng Tartus của Syria.

“Iran đang triển khai một loạt công nghệ để tránh bị phát hiện, trong đó có bao gồm cả việc tắt radar khi thực hiện hoạt động chuyển tải giữa 2 tàu", nhà phân tích Samah Ahmed của Kpler cho biết.

Dù vậy, theo công ty này, hoạt động xuất khẩu dầu của Iran phần lớn đã bị bóp nghẹt khi giảm 90% với 400.000 thùng/ngày kể từ khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hồi tháng 5/2019.

"Mục tiêu đưa xuất khẩu dầu của Iran về con số 0 sẽ không bao giờ đạt được. Nhưng chính quyền Tổng thống Trump rõ ràng đã rất thành công trong việc thực hiện chiến lược gây sức ép tối đa", nhà phân tích Homayoun Falakshahi cho biết.

Số lượng dầu thực sự mà Iran đã bán để nhận tiền mặt có lẽ thậm chí còn ít hơn, Sara Vakhshouri, người đứng đầu SVB Energy International có trụ sở tại Washington nhận định.

Một số hàng hóa của Iran đã được bán để trả khoản nợ cho Trung Quốc và số khác được chuyển tới kho hàng mà không thông qua hải quan, nghĩa là chúng vẫn thuộc sở hữu của Iran. Do đó, tổng doanh thu tháng 7 của Iran chỉ khoảng 100.000 thùng/ngày, bà Vakhshouri thông tin thêm.

Trái lại, những phát hiện của ông Geoghegan lại tiết lộ về "một lượng sản xuất đáng kể" của Iran ngoài những đánh giá trên.

Thay vì sử dụng hình ảnh vệ tinh về hoạt động đi lại của tàu chở dầu, nhà phân tích này sử dụng các bức ảnh vệ tinh về lượng khí bốc lên từ các cơ sở khai thác dầu để ước tính mức độ hoạt động cũng như việc sản xuất tại đây. Iran vẫn tiếp tục khoan "với tốc độ tối đa" tại những mỏ khai thác mới ở vùng West Karoun - ông Geoghegan cho biết.

Tổ chức Genscape cũng ước tính rằng lượng của dầu thô và condensate (hỗn hợp hydrocarbon lỏng được tách từ khí đồng hành hoặc khí thiên nhiên dùng trong sản xuất xăng dầu) chỉ giảm 15% so với quý 1 năm 2018 và hiện nay con số này ước tính là 3,9 triệu thùng/ngày với lượng xuất khẩu đạt khoảng từ 500.000 - 1 triệu thùng/ngày.

Lượng sản xuất tăng thêm này không được bán mà dường như được lưu lại trong các kho hàng cả trên đất liền (trong các cơ sở ngầm không được thừa nhận rộng rãi) và cả trên biển.

Tuy nhiên, thực tế là sức chịu đựng của ngành dầu mỏ Iran có lẽ sẽ không kéo dài lâu bởi khi kho lưu trữ đầy, lượng dầu sản xuất ra sẽ cần phải giảm xuống./.

 

Việc làm nổi bật

Top