Giàn là nhà, biển cả là quê hương. Mỗi người lao động dầu khí trên các giàn khoan đều tâm niệm như vậy. Và họ sẵn sàng ăn tết trên giàn khoan vì công việc. Xin hãy nghe những tâm sự ngày xuân của họ.
Ngô Đình Thám, thợ tiện nguội, giàn công nghệ trung tâm số 3 (CTK-3): Không vì vui tết mà quên nhiệm vụ
Lúc trước giá dầu cao thì chúng tôi thường chia nhau để ăn tết trên giàn, thường thì năm này ăn tết ngoài biển năm sau ăn tết trên đất liền. Tuy nhiên, khi giá dầu giảm sâu, để tiết kiệm chi phí bay ra - bay vào nên người lao động đi giàn phải công tác 3 tuần rồi đổi ca thay vì 2 tuần như trước đây. Năm 2015, riêng Xí nghiệp Khai thác Dầu khí tiết kiệm chi phí bay là trên 1 triệu USD.
Thực tế ăn tết xa nhà, xa không khí ấm cúng - đoàn viên trong ngày đầu xuân thì sẽ buồn, nhưng chúng tôi không vì thế mà xa rời nhiệm vụ sản xuất. Quan trọng là chúng tôi, những người làm công tác công đoàn phải tạo không khí trên giàn làm sao để anh em ăn tết ấm cúng, đỡ nhớ nhà. Trong mấy ngày xuân phải có bữa ăn sum họp như không khí trong gia đình. Trên giàn khoan cũng có bánh chưng, bánh tét, hoa tươi, kẹo, mứt và một số món ăn ngày tết được nhà bếp nấu rất công phu, rất ngon. Người tham gia công tác khai thác dầu khí trên biển không chỉ là làm kinh tế mà còn là nhiệm vụ bảo vệ biên cương, mỗi giàn khoan - giàn khai thác của Vietsovpetro là một cột mốc chủ quyền trên biển nên tinh thần chúng tôi lúc nào cũng vững vàng, rất bản lĩnh không vì vui tết mà quên nhiệm vụ chung được.
Lê Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận cơ khí, giàn công nghệ trung tâm số 2: Ðã quen không khí ăn tết trên biển
Ngày tết cổ truyền ai cũng như ai, trong không khí gia đình có vợ con, rồi dòng họ, xóm giềng gặp gỡ chúc tết rất vui, ấm cúng. Còn chúng tôi ở ngoài giàn thì gần như không có ngày Chủ nhật, ngày lễ tết, tất cả các ngày trong tháng đều phải làm việc, trực sản xuất, không một phút lơ là. Ra giàn chỉ là công việc, ca kíp làm việc liên tục 24/24. Bây giờ thì quen rồi, cảm xúc có phần chai sạn. Như ngày mới vào Vietsovpetro làm việc, tết đầu tiên ở trên giàn, nhiều cảm xúc bùi ngùi lắm như lần đầu tiên xa nhà vậy.
Đêm giao thừa, chúng tôi thường tổ chức một số hoạt động vui chơi, thể thao và các nghi thức ngày lễ tết cổ truyền cho anh em bớt nhớ nhà. Khoảng 10 giờ đêm giao thừa, mọi người tập trung tại nhà ăn trên giàn, quây quần bên nhau, cả các bạn người Nga nói chuyện, cùng ăn bánh, ăn kẹo, trái cây, tâm sự… Tầm 12 giờ thì mọi người về phòng giao ban của bộ phận mình. Vì ngoài giàn có chia nhiều bộ phận như bộ phận công nghệ, bộ phận cơ khí, bộ phận tự động hóa, bộ phận cơ điện, bộ phận tổ boong và bộ phận đời sống… Mỗi bộ phận đều có nơi tập trung riêng cùng nhau ngồi đón giao thừa như đại gia đình trên bờ, anh em pha cà phê, pha trà quây quần bên nhau và sau 12 giờ đêm giao thừa thì CBCNV giữa các bộ phận đi chúc tết nhau như phong tục chúc tết trên đất liền. Các bạn Nga cũng quen phong tục tập quán Việt Nam và cũng đi chúc tết giống mình. Năm ngoái tôi đón tết trên công trình biển nên năm nay 27 tết đổi ca về bờ đón tết cùng gia đình.
Thực sự nơi tôi làm việc cũng đỡ buồn hơn vì là cụm giàn công nghệ trung tâm có 3 giàn nối lại với nhau nên người lao động khá đông. Tôi công tác ở giàn công nghệ trung tâm số 2, bên cạnh là giàn ép vỉa (PPD 40.000) và giàn nén khí trung tâm (CKP - giàn nén khí gas đưa về bờ). Ba giàn đều tổ chức tết riêng trên mỗi giàn nhưng khi thi đấu thể thao thì kết hợp với nhau. Nói chung, không khí tết cổ truyền trên giàn công nghệ trung tâm số 2 chúng tôi rất vui tươi và chúng tôi luôn nghĩ phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo không khí đầm ấm cho mọi người, để vơi đi nỗi nhớ cái tết ở nhà trong những ngày trực ca trên công trình biển.
Trần Văn Huy, công nhân Đội Khoan, PVD Offshore, PV Drilling: 10 năm đón tết xa nhà
Trong những ngày xuân, mọi người dù làm việc ở đâu đều cố gắng quay trở về để đón tết với những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, trên các công trình dầu khí ngoài biển, các kỹ sư, công nhân như chúng tôi vẫn giữ vững guồng làm việc.
Làm việc trên giàn không có khái niệm ngày và đêm, công việc chia thành hai ca, bốn kíp máy móc liên tục vận hành, tùy theo từng bộ phận, chức danh mà mỗi ca làm việc kéo dài 6-12 tiếng/ngày. Vì thế, khái niệm tết ở giàn khoan cũng không quá đặc biệt, thậm chí có thể nói chúng tôi không đón tết theo cách của đất liền.
Tết ở giàn khoan cũng có đầy đủ bánh chưng, dưa hành, củ kiệu, mứt, kẹo và cả mai vàng nữa, nên cảm giác đất liền không còn xa. Với lại bây giờ, sóng Viettel đã phủ, đêm giao thừa và những ngày tết có thể nói chuyện thoải mái với gia đình, không còn cảnh phải xếp hàng để gọi điện thoại chúc tết như ngày xưa.
Trong những ngày tết ấy, chỉ có bữa cơm trưa mồng Một cũng được tính là bữa cơm giao thừa luôn. Lúc ấy, lãnh đạo chúc tết, anh em công nhân, kỹ sư ai vừa hết ca trực hay còn thức thì chung vui cùng nhau, còn những kíp trực xuyên thì coi như không có tết. Trên giàn khoan, chúng tôi không quan trọng đến việc có phải giao thừa hay mồng Một, bởi kể cả là giao thừa thì anh em vẫn giao nhận ca, vẫn giữ guồng làm việc 24/24 không ngơi nghỉ. Tuy nhiên, đúng thời khắc giao thừa, anh em kíp trực vẫn hò hét, chúc tết lẫn nhau và sau đó lại tiếp tục bắt tay vào công việc, chứ tuyệt đối không có chuyện xao nhãng vì tết hay uống bia, rượu trên giàn.
Do đặc thù công việc thường xuyên làm việc trên giàn khoan, có người 3-4 năm không được đón tết, riêng tôi thì 10 năm rồi không đón tết cùng gia đình, không được hưởng không khí sắm sửa đồ tết, dẫn con đi chơi, đỡ đần cho vợ những lúc bận rộn… Chỉ chạnh lòng và thương vợ con nhiều. Những năm trước, tôi chỉ ở nhà 4 tháng, còn 8 tháng là làm việc cùng anh em trên giàn, đến mức khi về nhà, con trai cả còn hỏi: “Ba sắp về biển chưa?”. Một thời gian dài, mình coi biển là nhà, còn ngôi nhà đôi lúc lại là nhà trọ, con cái còn không quen với sự có mặt của mình.
Nguyễn Khánh Trình, trợ lý kíp trưởng, giàn PVD V, PV Drilling: Tết ở nhà hay ở giàn đều như nhau
Đã 7 năm nay tôi ăn tết ở giàn. Đêm giao thừa là đêm duy nhất trong năm cả giàn được sum họp đông đủ, bật tivi xem các chương trình mừng xuân, nghe Chủ tịch nước chúc tết, thắp hương trước ảnh Bác Hồ rồi cùng nhau ăn bữa cơm. Thông thường giao thừa chúng tôi được nghỉ 2 tiếng và có khi còn được uống cả rượu vang. Trên giàn cũng có đầy đủ những món ăn của ngày tết, tuy nhiên do đặc thù của PVD V là sóng điện thoại không có nên đêm giao thừa chúng tôi ít khi được gọi về nhà chúc tết. Trong thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, chúng tôi vẫn giữ tập tục chúc tết nhau trên giàn.
Nói thật thì giờ chúng tôi cũng đã quen, không còn những cảm giác bồn chồn, khó tả như trước đây. Đến mức có năm được về nhà ăn tết với gia đình, đến giao thừa lại nhớ cái tết giàn khoan.
Thực ra thì công việc ở giàn khoan đòi hỏi tập trung toàn bộ trí và lực một cách tuyệt đối, nên những người như chúng tôi khi đã ra giàn thì chỉ biết đến công việc và công việc. Ai cũng hiểu rõ trọng trách của mình nên đều đặt lợi ích của tổng công ty lên trước những tình cảm cá nhân. Vì thế, tết ở nhà hay tết ở giàn với chúng tôi đều như nhau cả, một bên là vui với tình cảm gia đình, một bên là vui với anh em, những người con Dầu khí biết hy sinh bản thân vì công việc.
Ngô Đình Thám, thợ tiện nguội, giàn công nghệ trung tâm số 3 (CTK-3): Không vì vui tết mà quên nhiệm vụ
Lúc trước giá dầu cao thì chúng tôi thường chia nhau để ăn tết trên giàn, thường thì năm này ăn tết ngoài biển năm sau ăn tết trên đất liền. Tuy nhiên, khi giá dầu giảm sâu, để tiết kiệm chi phí bay ra - bay vào nên người lao động đi giàn phải công tác 3 tuần rồi đổi ca thay vì 2 tuần như trước đây. Năm 2015, riêng Xí nghiệp Khai thác Dầu khí tiết kiệm chi phí bay là trên 1 triệu USD.
Thực tế ăn tết xa nhà, xa không khí ấm cúng - đoàn viên trong ngày đầu xuân thì sẽ buồn, nhưng chúng tôi không vì thế mà xa rời nhiệm vụ sản xuất. Quan trọng là chúng tôi, những người làm công tác công đoàn phải tạo không khí trên giàn làm sao để anh em ăn tết ấm cúng, đỡ nhớ nhà. Trong mấy ngày xuân phải có bữa ăn sum họp như không khí trong gia đình. Trên giàn khoan cũng có bánh chưng, bánh tét, hoa tươi, kẹo, mứt và một số món ăn ngày tết được nhà bếp nấu rất công phu, rất ngon. Người tham gia công tác khai thác dầu khí trên biển không chỉ là làm kinh tế mà còn là nhiệm vụ bảo vệ biên cương, mỗi giàn khoan - giàn khai thác của Vietsovpetro là một cột mốc chủ quyền trên biển nên tinh thần chúng tôi lúc nào cũng vững vàng, rất bản lĩnh không vì vui tết mà quên nhiệm vụ chung được.
Lê Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận cơ khí, giàn công nghệ trung tâm số 2: Ðã quen không khí ăn tết trên biển
Đêm giao thừa, chúng tôi thường tổ chức một số hoạt động vui chơi, thể thao và các nghi thức ngày lễ tết cổ truyền cho anh em bớt nhớ nhà. Khoảng 10 giờ đêm giao thừa, mọi người tập trung tại nhà ăn trên giàn, quây quần bên nhau, cả các bạn người Nga nói chuyện, cùng ăn bánh, ăn kẹo, trái cây, tâm sự… Tầm 12 giờ thì mọi người về phòng giao ban của bộ phận mình. Vì ngoài giàn có chia nhiều bộ phận như bộ phận công nghệ, bộ phận cơ khí, bộ phận tự động hóa, bộ phận cơ điện, bộ phận tổ boong và bộ phận đời sống… Mỗi bộ phận đều có nơi tập trung riêng cùng nhau ngồi đón giao thừa như đại gia đình trên bờ, anh em pha cà phê, pha trà quây quần bên nhau và sau 12 giờ đêm giao thừa thì CBCNV giữa các bộ phận đi chúc tết nhau như phong tục chúc tết trên đất liền. Các bạn Nga cũng quen phong tục tập quán Việt Nam và cũng đi chúc tết giống mình. Năm ngoái tôi đón tết trên công trình biển nên năm nay 27 tết đổi ca về bờ đón tết cùng gia đình.
Thực sự nơi tôi làm việc cũng đỡ buồn hơn vì là cụm giàn công nghệ trung tâm có 3 giàn nối lại với nhau nên người lao động khá đông. Tôi công tác ở giàn công nghệ trung tâm số 2, bên cạnh là giàn ép vỉa (PPD 40.000) và giàn nén khí trung tâm (CKP - giàn nén khí gas đưa về bờ). Ba giàn đều tổ chức tết riêng trên mỗi giàn nhưng khi thi đấu thể thao thì kết hợp với nhau. Nói chung, không khí tết cổ truyền trên giàn công nghệ trung tâm số 2 chúng tôi rất vui tươi và chúng tôi luôn nghĩ phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo không khí đầm ấm cho mọi người, để vơi đi nỗi nhớ cái tết ở nhà trong những ngày trực ca trên công trình biển.
Trần Văn Huy, công nhân Đội Khoan, PVD Offshore, PV Drilling: 10 năm đón tết xa nhà
Trong những ngày xuân, mọi người dù làm việc ở đâu đều cố gắng quay trở về để đón tết với những người thân trong gia đình. Tuy nhiên, trên các công trình dầu khí ngoài biển, các kỹ sư, công nhân như chúng tôi vẫn giữ vững guồng làm việc.
Làm việc trên giàn không có khái niệm ngày và đêm, công việc chia thành hai ca, bốn kíp máy móc liên tục vận hành, tùy theo từng bộ phận, chức danh mà mỗi ca làm việc kéo dài 6-12 tiếng/ngày. Vì thế, khái niệm tết ở giàn khoan cũng không quá đặc biệt, thậm chí có thể nói chúng tôi không đón tết theo cách của đất liền.
Tết ở giàn khoan cũng có đầy đủ bánh chưng, dưa hành, củ kiệu, mứt, kẹo và cả mai vàng nữa, nên cảm giác đất liền không còn xa. Với lại bây giờ, sóng Viettel đã phủ, đêm giao thừa và những ngày tết có thể nói chuyện thoải mái với gia đình, không còn cảnh phải xếp hàng để gọi điện thoại chúc tết như ngày xưa.
Trong những ngày tết ấy, chỉ có bữa cơm trưa mồng Một cũng được tính là bữa cơm giao thừa luôn. Lúc ấy, lãnh đạo chúc tết, anh em công nhân, kỹ sư ai vừa hết ca trực hay còn thức thì chung vui cùng nhau, còn những kíp trực xuyên thì coi như không có tết. Trên giàn khoan, chúng tôi không quan trọng đến việc có phải giao thừa hay mồng Một, bởi kể cả là giao thừa thì anh em vẫn giao nhận ca, vẫn giữ guồng làm việc 24/24 không ngơi nghỉ. Tuy nhiên, đúng thời khắc giao thừa, anh em kíp trực vẫn hò hét, chúc tết lẫn nhau và sau đó lại tiếp tục bắt tay vào công việc, chứ tuyệt đối không có chuyện xao nhãng vì tết hay uống bia, rượu trên giàn.
Do đặc thù công việc thường xuyên làm việc trên giàn khoan, có người 3-4 năm không được đón tết, riêng tôi thì 10 năm rồi không đón tết cùng gia đình, không được hưởng không khí sắm sửa đồ tết, dẫn con đi chơi, đỡ đần cho vợ những lúc bận rộn… Chỉ chạnh lòng và thương vợ con nhiều. Những năm trước, tôi chỉ ở nhà 4 tháng, còn 8 tháng là làm việc cùng anh em trên giàn, đến mức khi về nhà, con trai cả còn hỏi: “Ba sắp về biển chưa?”. Một thời gian dài, mình coi biển là nhà, còn ngôi nhà đôi lúc lại là nhà trọ, con cái còn không quen với sự có mặt của mình.
Nguyễn Khánh Trình, trợ lý kíp trưởng, giàn PVD V, PV Drilling: Tết ở nhà hay ở giàn đều như nhau
Nói thật thì giờ chúng tôi cũng đã quen, không còn những cảm giác bồn chồn, khó tả như trước đây. Đến mức có năm được về nhà ăn tết với gia đình, đến giao thừa lại nhớ cái tết giàn khoan.
Thực ra thì công việc ở giàn khoan đòi hỏi tập trung toàn bộ trí và lực một cách tuyệt đối, nên những người như chúng tôi khi đã ra giàn thì chỉ biết đến công việc và công việc. Ai cũng hiểu rõ trọng trách của mình nên đều đặt lợi ích của tổng công ty lên trước những tình cảm cá nhân. Vì thế, tết ở nhà hay tết ở giàn với chúng tôi đều như nhau cả, một bên là vui với tình cảm gia đình, một bên là vui với anh em, những người con Dầu khí biết hy sinh bản thân vì công việc.
Nguồn: Năng lượng mới - Số Xuân 2016
Relate Threads