"Tôi ngửi thấy giống mùi tiền", lắc chiếc thùng nhựa đựng chất lỏng đặc sánh màu đen, Clay Jackson nói với giọng đầy phấn khích.
Đào giếng tìm nước lại múc được dầu
Cái chất khiến Jackson mê hoặc đến vậy không gì khác mà chính là dầu thô, thứ tưởng như chỉ có ở Trung Đông, ngoài biển khơi hay những khu vực có trữ lượng lớn khác, nhưng lại được khai thác ngay trong vườn nhà người đàn ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Corsecana, nơi phát hiện ra những giọt dầu thô thương phẩm đầu tiên tại tiểu bang Texas (miền Nam nước Mỹ).
Ông Clay Jackson giới thiệu máy hút dầu.
Trong ánh chạng vạng của chiều tà, những ai lần đầu tiên đặt chân đến Corsecana chắc sẽ không khỏi giật nảy mình khi chợt phát hiện những vật hình thù khác thường chuyển động lên xuống không ngừng trên những cánh đồng mênh mông, cằn cỗi trải dọc theo con đường thênh thang không một bóng người. Định thần thì chúng chỉ là những chiếc máy hút dầu thô sơ, cũ kỹ có tuổi thọ cả trăm năm của các gia đình quanh đó.
Chuyện bắt đầu vào cuối những năm 1890. Nền kinh tế của Corsecana vốn lệ thuộc nông nghiệp bắt đầu xuống dốc do giá nông sản liên tục giảm mạnh. Để cứu vãn tình thế, các doanh nhân địa phương thống nhất quay sang sản xuất công nghiệp nhưng ngặt nỗi nguồn nước tại đây lại không đủ dùng. Giải pháp đào giếng phun được lựa chọn.
Chiếc giếng phun đầu tiên tại Corsecana được khởi công vào năm 1894. Nhưng khi đào tới độ sâu 100m thì những gì trào lên khỏi mặt đất lại không phải là nước, thứ người ta đang mong chờ, mà là một dòng chất lỏng đen đặc. Không ít cư dân địa phương có mặt lúc này vẫn chưa biết đó là gì cho đến khi một trong số họ đánh rơi que diêm đang cháy dở xuống đất.
Tin phát hiện dầu thô ở Corsecana lan nhanh như gió. Người dân đổ xô vào khoan dầu, tận dụng từng tấc đất trong nhà, khiến sản lượng dầu thô tăng vọt từ gần 1.500 thùng/năm lên gần 1 triệu thùng/năm chỉ trong vòng 4 năm. Corsecana trở thành cái nôi của ngành công nghiệp dầu mỏ Texas, người dân giàu lên trông thấy và những chiếc máy hút dầu cổ lỗ thì vẫn bền bỉ hoạt động cho đến tận ngày nay.
Sống thoải mái nhờ dầu
Do chủ yếu sản xuất theo quy mô nhỏ nên công nghệ xử lý dầu thô ban đầu ở Corsecana cũng không thể đơn giản hơn. Trên khoảng đất cách chiếc máy hút dầu chừng trăm mét trong vườn nhà Clay Jackson là khu tách dầu khỏi nước, với chỉ 3 chiếc bể lớn cùng vài đường ống. Ông Jackson giải thích: “Dầu hút lên sẽ được chứa vào một bể, sau đó mở ống thông. Dầu nhẹ hơn nên sẽ chảy sang một bể, nước nặng hơn sẽ chảy sang bể còn lại. Sau đó chỉ việc đưa dầu trong bể lắng đến nhà máy lọc là xong”.
Trữ lượng dầu mỏ của Corsecana không lớn nhưng với vô số giếng dầu, mỗi giếng có thể khai thác trung bình từ 30 đến 40 năm đã tạo ra sức hút lợi nhuận mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chẳng ngại đổ tiền đầu tư để cùng ăn chia với người dân địa phương.
Gia đình nhà Clay Jackson bắt đầu tự khai thác dầu vào năm 1982 và làm ăn khá phát đạt sau đó. Dầu hút lên có xe đến tận nơi thu mua. Nhưng năm 2007, họ quyết định chia sẻ phần lớn các giếng dầu đang sở hữu với công ty bên ngoài, chỉ giữ lại một, vì không kham nổi công việc. Ông Jackson cho biết: “Vào thời điểm đó, chúng tôi đứng trước 2 sự lựa chọn. Một là đầu tư lớn để nâng công nghệ khai thác, hai là bán các giếng dầu. Đúng lúc này thì có một công ty trả giá khá hời, thế là chúng tôi quyết định bán”.
Gọi là bán nhưng thực tế thì đây là việc chuyển nhượng quyền khai thác dưới hình thức cho thuê đất. Theo đó, các công ty thuê đất có toàn quyền khai thác các giếng dầu hiện có hoặc khoan giếng mới và tiền thuê được quy đổi bằng khoảng 15% sản lượng dầu khai thác. Ông Caled Jackson, một chủ đất giải thích: “Chủ đất không phải làm gì cả. Công ty thuê đất sẽ đầu tư toàn bộ vào giếng dầu. Đây là một thỏa thuận mang lại nhiều lợi ích cho chủ đất vì họ không cần vốn đầu tư mà vẫn kiếm được tiền”.
Với hợp đồng cho thuê đất hiện nay, gia đình Jackson kiếm được khoảng vài ngàn USD mỗi tháng, không quá nhiều so với thu nhập tại Mỹ, nhưng cũng đủ để đảm bảo cho họ một cuộc sống thoải mái, ít nhất trong vài chục năm nữa.
Đào giếng tìm nước lại múc được dầu
Cái chất khiến Jackson mê hoặc đến vậy không gì khác mà chính là dầu thô, thứ tưởng như chỉ có ở Trung Đông, ngoài biển khơi hay những khu vực có trữ lượng lớn khác, nhưng lại được khai thác ngay trong vườn nhà người đàn ông sinh ra và lớn lên tại thành phố Corsecana, nơi phát hiện ra những giọt dầu thô thương phẩm đầu tiên tại tiểu bang Texas (miền Nam nước Mỹ).
Ông Clay Jackson giới thiệu máy hút dầu.
Chuyện bắt đầu vào cuối những năm 1890. Nền kinh tế của Corsecana vốn lệ thuộc nông nghiệp bắt đầu xuống dốc do giá nông sản liên tục giảm mạnh. Để cứu vãn tình thế, các doanh nhân địa phương thống nhất quay sang sản xuất công nghiệp nhưng ngặt nỗi nguồn nước tại đây lại không đủ dùng. Giải pháp đào giếng phun được lựa chọn.
Chiếc giếng phun đầu tiên tại Corsecana được khởi công vào năm 1894. Nhưng khi đào tới độ sâu 100m thì những gì trào lên khỏi mặt đất lại không phải là nước, thứ người ta đang mong chờ, mà là một dòng chất lỏng đen đặc. Không ít cư dân địa phương có mặt lúc này vẫn chưa biết đó là gì cho đến khi một trong số họ đánh rơi que diêm đang cháy dở xuống đất.
Tin phát hiện dầu thô ở Corsecana lan nhanh như gió. Người dân đổ xô vào khoan dầu, tận dụng từng tấc đất trong nhà, khiến sản lượng dầu thô tăng vọt từ gần 1.500 thùng/năm lên gần 1 triệu thùng/năm chỉ trong vòng 4 năm. Corsecana trở thành cái nôi của ngành công nghiệp dầu mỏ Texas, người dân giàu lên trông thấy và những chiếc máy hút dầu cổ lỗ thì vẫn bền bỉ hoạt động cho đến tận ngày nay.
Sống thoải mái nhờ dầu
Do chủ yếu sản xuất theo quy mô nhỏ nên công nghệ xử lý dầu thô ban đầu ở Corsecana cũng không thể đơn giản hơn. Trên khoảng đất cách chiếc máy hút dầu chừng trăm mét trong vườn nhà Clay Jackson là khu tách dầu khỏi nước, với chỉ 3 chiếc bể lớn cùng vài đường ống. Ông Jackson giải thích: “Dầu hút lên sẽ được chứa vào một bể, sau đó mở ống thông. Dầu nhẹ hơn nên sẽ chảy sang một bể, nước nặng hơn sẽ chảy sang bể còn lại. Sau đó chỉ việc đưa dầu trong bể lắng đến nhà máy lọc là xong”.
Trữ lượng dầu mỏ của Corsecana không lớn nhưng với vô số giếng dầu, mỗi giếng có thể khai thác trung bình từ 30 đến 40 năm đã tạo ra sức hút lợi nhuận mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chẳng ngại đổ tiền đầu tư để cùng ăn chia với người dân địa phương.
Gia đình nhà Clay Jackson bắt đầu tự khai thác dầu vào năm 1982 và làm ăn khá phát đạt sau đó. Dầu hút lên có xe đến tận nơi thu mua. Nhưng năm 2007, họ quyết định chia sẻ phần lớn các giếng dầu đang sở hữu với công ty bên ngoài, chỉ giữ lại một, vì không kham nổi công việc. Ông Jackson cho biết: “Vào thời điểm đó, chúng tôi đứng trước 2 sự lựa chọn. Một là đầu tư lớn để nâng công nghệ khai thác, hai là bán các giếng dầu. Đúng lúc này thì có một công ty trả giá khá hời, thế là chúng tôi quyết định bán”.
Gọi là bán nhưng thực tế thì đây là việc chuyển nhượng quyền khai thác dưới hình thức cho thuê đất. Theo đó, các công ty thuê đất có toàn quyền khai thác các giếng dầu hiện có hoặc khoan giếng mới và tiền thuê được quy đổi bằng khoảng 15% sản lượng dầu khai thác. Ông Caled Jackson, một chủ đất giải thích: “Chủ đất không phải làm gì cả. Công ty thuê đất sẽ đầu tư toàn bộ vào giếng dầu. Đây là một thỏa thuận mang lại nhiều lợi ích cho chủ đất vì họ không cần vốn đầu tư mà vẫn kiếm được tiền”.
Với hợp đồng cho thuê đất hiện nay, gia đình Jackson kiếm được khoảng vài ngàn USD mỗi tháng, không quá nhiều so với thu nhập tại Mỹ, nhưng cũng đủ để đảm bảo cho họ một cuộc sống thoải mái, ít nhất trong vài chục năm nữa.
Bài và ảnh: Nhật Quỳnh (VOV-Washington)
Relate Threads