Thảm họa tồi tệ nhất lịch sử Mỹ: Sai lầm tai hại và án phạt gần 27 tỷ đô

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Nửa đêm ngày 20/4/2010, nước Mỹ đã phải trải qua 1 trong những thảm họa tràn dầu tồi tệ nhất lịch sử khi giàn khoan Deepwater Horizon bất ngờ phát nổ và bùng cháy dữ dội.

Nhân vật chính trong câu chuyện của chúng ta không phải là 1 người hay 1 nhóm người mà chính là Deepwater Horizon - một giàn khoan bán tiềm thủy, hoạt động tại vùng nước cực sâu với chế độ định vị tự động.

photo-1-1482747908964.jpg

Nó được xây dựng vào 2001 (9 năm trước khi thảm họa kinh hoàng xảy ra) với khoan giếng, hút dầu ở những vùng biển sâu nhất của đại dương, có thể di chuyển đến nơi khác khi cần thiết.
Deepwater Horizon được đưa vào lắp đặt từ năm 1998 bởi R&B và giao lại cho Transocean vào năm 2001 sau khi hoàn thiện. Sau này được tập đoàn dầu khí BP (đứng thứ 11/20 tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới theo đánh giá của Forbes) thuê lại đến năm 2013 để phục vụ cho việc khoan các mỏ dầu sâu dưới đáy biển.

Thế nhưng, chưa hết hạn hợp đồng, Deepwater Horizon đã bị "hỏa thiêu" trong 1 vụ nổ kinh hoàng vào 1 đêm bất hạnh của năm 2010!

Khi đó, nó đang thực hiện mũi khoan sâu nhất thế giới tính đến thời điểm bấy giờ cách bờ biển Louisiana 50 dặm (hơn 80km). Trong sự cố này, không có cụ thể 1 người hay 1 sai phạm nào nhất định mà đó là hậu quả của 1 chuỗi những sai lầm, mà phải chịu trách nhiệm lớn nhất chính là tập đoàn dầu khí BP.

Nguyên nhân khách quan

Phải kể đến đầu tiên chính là từ nguyên nhân này, do hệ thống cảnh báo gặp trục trặc, các nhân viên tại đây đã phải ngắt bỏ nó 1 năm trước khi thảm họa diễn ra do không ai muốn nghe tiến còi inh ỏi vào lúc 3h sáng cả. Đây chính là 1 trong những lý do khiến cho không ai có thể ngờ vụ nổ diễn ra nhanh, mạnh đến thế.

Nguyên nhân thứ 2 có thể đến từ các sự cố "màn hình xanh". Do một số máy tính ở đây vẫn dùng hệ điều hành từ những năm 90, cho nên thường xảy ra hiện tượng màn hình xanh, nhiều đến nỗi nhân viên ở đây còn gọi vui đó là những cái chết xanh.

Dù chưa có bằng chứng cụ thể về ảnh hưởng của những sự cố màn hình xanh đến thảm hỏa nổ giàn khoan nhưng nó cũng nói lên được phần nào sự yếu kém, lạc hậu trong mặt công nghệ.
Nguyên nhân chủ quan

Không chỉ có hệ điều hành, lịch sử kiểm tra lỗi giàn khoan vào tháng 9/2009 còn cho thấy, có tới 390 lỗi mà bên phía chủ quản Transocean không hề sửa chữa, kể cả đối với những lỗi khá nghiêm trọng. Còn cho tới nay, có bao nhiêu trong số đó đã được "chữa lành" thì chúng ta cũng không thể biết được vì tất cả đều đã thành tro bụi.

Đối với việc điều khiển 1 cỗ máy khổng lồ như Deepwater Horizon, mọi quy trình hoạt động dù là nhỏ nhất đều cần có sự chính xác cao, trơn tru trong từng chi tiết, vậy mà có hàng trăm lỗi có thể chưa được khắc phục kịp thời. Nếu nói đây là 1 trong những nguyên nhân từ phía con người khiến thảm họa này xảy ra thì cũng không phải là quá.

Trước khi thảm kịch xảy ra 1 ngày, 1 đội công tác đã tiến hành bơm xi măng vào đáy lỗ khoan, một trong những quy trình chuẩn an toàn để ngăn dầu rò rỉ ra bên ngoài. Nhưng không hiểu do sự thiếu thận trọng của những người trực tiếp thực hiện hay vì 1 lý do nào đó khác, xi măng ở lớp dưới cùng của lỗ khoan đã không thể tạo ra 1 màng "niêm phong" hoàn hảo.

Điều này dẫn đến việc dầu cứ dần dần bị rò rỉ ra ngoài và vào cả các đường ống dẫn lên phía bề mặt. Thực tế, có 2 van cơ khí, được thiết kế để ngăn chặn dòng chảy của dầu và khí đốt nhưng tất cả đều đã thất bại, điều đó cho phép dầu và khí đốt sẽ đi dọc theo đường ống về phía bề mặt.

Cùng với đó là hàng loạt các kết quả kiểm tra áp lực bị sai. Một chuyên gia cho biết một số trắc nghiệm đã được chạy tới 4 lần để xem kết quả ra sao và cũng để xác định xem liệu vết niêm phong có thực sự ổn hay không. Kết quả của các cuộc thử nghiệm đã bị sai, vì vậy họ nghĩ nó cũng đã được kiểm soát.

Khoảng 8 phút trước khi vụ nổ diễn ra, một hỗn hợp bùn và khí đã bắt đầu rò rỉ lên sàn giàn khoan. Các đội nhân viên ngay lập tức cố gắng để đóng van ngăn ngừa nằm dưới đáy đại dương, phía trên các lỗ khoan nhưng nó không mang lại hiệu quả

Thay vì chuyển bùn và khí đi từ giàn khoan, trút nó một cách an toàn thông qua đường ống bên trên mặt thì các dòng chảy được chuyển hướng đến một thiết bị trên tàu, được thiết kế để tách khí ra khỏi bùn nhưng nó lại khiến khí dễ cháy tràn nhiều hơn vào giàn khoan.

Cuối cùng, 1 vụ nổ nhỏ xảy ra, lửa bắt đầu bốc lên khắp nơi, gặp dầu và khí dễ cháy, nó biến giàn khoan này thành 1 biển lửa thực sự. Toàn bộ 126 con người làm việc tại đây đã thực sự bị sốc trước những ngọn lửa cao hàng trăm mét do dầu phun trào. Tuy nhiên họ vẫn đủ tỉnh táo để đi tới khu vực tàu cứu sinh.

photo-1-1482748326244.jpg

Không được may mắn như nhiều người, Mike Williams đã phải trèo lên nơi cao nhất của giàn khoan và nhảy xuống ở độ cao gần 300m để có thể tránh được những đám lửa cháy xung quanh chân giàn và may mắn là anh đã sống sót khỏi pha va đập khủng khiếp với mặt biển, sau đó được cứu bởi trực thăng cứu hộ.

Kết quả có 11 người thiệt mạng, khoảng 700 triệu lít dầu thô tràn ra biển. Mất tới 3 tháng sau vụ nổ, BP mới khóa thành công vết rò này. Nhưng không có gì đảm bảo chắc chắn việc rò rỉ sẽ chấm dứt hoàn toàn.

Cho tới nay có tới 43.100 người, với 6.470 phương tiện đường thủy, cùng hàng tá máy bay đã tham gia công tác khắc phục hậu quả, tổng chi phí có thể lên tới 70 tỉ USD.

Về phía tập đoàn dầu khí BP, họ bị bên tòa án phạt số tiền kỷ lục lên tới 20,8 tỷ đô la, trong đó có 5,5 tỷ là tiền phạt, số còn lại để chi trả cho công tác phục hồi, dọn dẹp. Đó là chưa kể tới hơn 5,8 tỷ mà BP đã phải bỏ ra để bồi thường cho người dân cũng như các doanh nghiệp trong vùng bị ảnh hưởng.

Soha.vn - Tham khảo nhiều nguồn​
 

Việc làm nổi bật

Top