Nhu cầu tiêu thụ dầu thô của thế giới có thể tăng mạnh hơn dự báo trong năm nay, theo đó kéo lượng dầu tồn kho giảm xuống - theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).
Hãng tin CNBC cho biết, trong báo cáo tháng 9 công bố ngày thứ Tư, IEA nói rằng nhu cầu dầu mạnh trong quý 2 vừa qua đã hỗ trợ cho giá “vàng đen”. Điều này diễn ra trong lúc thị trường dầu lửa chật vật tái cân bằng do tình trang cung vượt cầu gây sức ép giảm giá suốt mấy năm qua.
Số liệu do IEA, tổ chức có trụ sở tại Paris, Pháp, đưa ra cho thấy nhu cầu dầu của thế giới tăng 2,3 triệu thùng/ngày trong quý 2, tương đương mức tăng 2,4%.
Mức tăng này khiến IEA nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu của thế giới cả năm lên 1,6 triệu thùng/ngày, tương đương tăng 1,7%. Theo IEA, trong năm 2018, nhu cầu dầu của thế giới có thể tăng 1,4 triệu thùng/ngày, tương đương tăng 1,4%.
Mức dự báo này tăng so với con số dự báo được IEA đưa ra hồi tháng 8. Trong báo cáo tháng trước, tổ chức này dự báo nhu cầu dầu cả năm 2017 của thế giới sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày. Báo cáo tháng 7 của IEA đưa ra con số dự báo tăng 1,4 triệu thùng/ngày.
Điều này cho thấy IEA đang ngày càng tin tưởng rằng cung-cầu dầu của thế giới sẽ sớm cân bằng.
Ông Neil Atkinson, trưởng bộ phận thị trường dầu lửa thuộc IEA, nói với CNBC rằng mức cầu “khá mạnh” cho thấy thị trường đang diễn biến theo hướng đi tới cân bằng.
Sự dịch chuyển về nhu cầu này diễn ra song song với việc nguồn cung dầu của thế giới trong tháng 8 giảm xuống do nỗ lực của các quốc gia xuất khẩu dầu nhằm hạn chế tình trạng thừa cung.
Sản lượng dầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) trong tháng 8 đã lần đầu tiên giảm xuống trong 5 tháng, do bất ổn ở Libya gây gián đoạn sản xuất và do các nước thành viên khác giảm sản lượng. Mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC trong tháng 8 đạt 82%, so với mức 75% trong tháng 7.
Thỏa thuận giảm sản lượng giữa OPEC với một số nước ngoài khối, bao gồm Nga, nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, sau nhiều tháng thực thi, thỏa thuận vẫn chưa thể khiến nguồn cung dầu của OPEC giảm nhiều, bởi một số nước thành viên như Libya và Nigeria vẫn tiếp tục khai thác mạnh dầu.
Hiện OPEC đang bàn về khả năng tiếp tục gia hạn thỏa thuận trên.
“Đang có nhiều yếu tố cho thấy tồn kho dầu của thế giới giảm xuống”, ông Atkinson nói. Vị chuyên gia nhấn mạnh lượng dầu trên các tàu chở dầu đang giảm, và sản lượng dầu của các nền kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giảm xuống mức trung bình của 5 năm.
Ngoài ra, nguồn cung dầu cũng bị ảnh hưởng bởi siêu bão Harvey của Mỹ. Cơn bão này khiến sản lượng dầu của Mỹ giảm khoảng 200.000 thùng/ngày trong tháng 8, và có thể giảm thêm 300.000 thùng/ngày trong tháng 9. Tuy nhiên, theo ông Atkinson, sự sụt giảm này sẽ không có ảnh hưởng kéo dài.
Tổng cộng, nguồn cung dầu toàn cầu giảm 720.000 thùng/ngày trong tháng 8.
Cầu tăng, cung giảm đang giúp giá dầu vững dần lên, ông Atkinson nhận định.
“Đang có dấu hiệu cho thấy thị trường dầu dần bị thắt chặt nguồn cung. Giá dầu có lẽ sẽ tăng trong thời gian tới”, vị chuyên gia nói, nhưng từ chối dự báo mức giá cụ thể.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng 2,2%, đạt mức 49,3 USD/thùng.
Sáng ngày thứ Năm, giá dầu ngọt nhẹ giảm nhưng vẫn giữ trên mức 49 USD/thùng. Giá dầu Brent tại thị trường London cũng giảm không đáng kể, dao động yếu trên mức 55 USD/thùng.
Hãng tin CNBC cho biết, trong báo cáo tháng 9 công bố ngày thứ Tư, IEA nói rằng nhu cầu dầu mạnh trong quý 2 vừa qua đã hỗ trợ cho giá “vàng đen”. Điều này diễn ra trong lúc thị trường dầu lửa chật vật tái cân bằng do tình trang cung vượt cầu gây sức ép giảm giá suốt mấy năm qua.
Số liệu do IEA, tổ chức có trụ sở tại Paris, Pháp, đưa ra cho thấy nhu cầu dầu của thế giới tăng 2,3 triệu thùng/ngày trong quý 2, tương đương mức tăng 2,4%.
Mức tăng này khiến IEA nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu của thế giới cả năm lên 1,6 triệu thùng/ngày, tương đương tăng 1,7%. Theo IEA, trong năm 2018, nhu cầu dầu của thế giới có thể tăng 1,4 triệu thùng/ngày, tương đương tăng 1,4%.
Mức dự báo này tăng so với con số dự báo được IEA đưa ra hồi tháng 8. Trong báo cáo tháng trước, tổ chức này dự báo nhu cầu dầu cả năm 2017 của thế giới sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày. Báo cáo tháng 7 của IEA đưa ra con số dự báo tăng 1,4 triệu thùng/ngày.
Điều này cho thấy IEA đang ngày càng tin tưởng rằng cung-cầu dầu của thế giới sẽ sớm cân bằng.
Ông Neil Atkinson, trưởng bộ phận thị trường dầu lửa thuộc IEA, nói với CNBC rằng mức cầu “khá mạnh” cho thấy thị trường đang diễn biến theo hướng đi tới cân bằng.
Sự dịch chuyển về nhu cầu này diễn ra song song với việc nguồn cung dầu của thế giới trong tháng 8 giảm xuống do nỗ lực của các quốc gia xuất khẩu dầu nhằm hạn chế tình trạng thừa cung.
Thỏa thuận giảm sản lượng giữa OPEC với một số nước ngoài khối, bao gồm Nga, nhằm mục đích hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, sau nhiều tháng thực thi, thỏa thuận vẫn chưa thể khiến nguồn cung dầu của OPEC giảm nhiều, bởi một số nước thành viên như Libya và Nigeria vẫn tiếp tục khai thác mạnh dầu.
Hiện OPEC đang bàn về khả năng tiếp tục gia hạn thỏa thuận trên.
“Đang có nhiều yếu tố cho thấy tồn kho dầu của thế giới giảm xuống”, ông Atkinson nói. Vị chuyên gia nhấn mạnh lượng dầu trên các tàu chở dầu đang giảm, và sản lượng dầu của các nền kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giảm xuống mức trung bình của 5 năm.
Ngoài ra, nguồn cung dầu cũng bị ảnh hưởng bởi siêu bão Harvey của Mỹ. Cơn bão này khiến sản lượng dầu của Mỹ giảm khoảng 200.000 thùng/ngày trong tháng 8, và có thể giảm thêm 300.000 thùng/ngày trong tháng 9. Tuy nhiên, theo ông Atkinson, sự sụt giảm này sẽ không có ảnh hưởng kéo dài.
Tổng cộng, nguồn cung dầu toàn cầu giảm 720.000 thùng/ngày trong tháng 8.
Cầu tăng, cung giảm đang giúp giá dầu vững dần lên, ông Atkinson nhận định.
“Đang có dấu hiệu cho thấy thị trường dầu dần bị thắt chặt nguồn cung. Giá dầu có lẽ sẽ tăng trong thời gian tới”, vị chuyên gia nói, nhưng từ chối dự báo mức giá cụ thể.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư tại New York, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng 2,2%, đạt mức 49,3 USD/thùng.
Sáng ngày thứ Năm, giá dầu ngọt nhẹ giảm nhưng vẫn giữ trên mức 49 USD/thùng. Giá dầu Brent tại thị trường London cũng giảm không đáng kể, dao động yếu trên mức 55 USD/thùng.
Vneconomy.vn
Relate Threads