Bộ trưởng Năng lượng Algeria Salah Khebri ngày 9/3 cho biết nước này đồng ý với sáng kiến của Saudi Arabia và Nga là "đóng băng" sản lượng dầu mỏ nhằm đẩy giá dầu lên.
Phát biểu tại triển lãm quốc tế về dịch vụ và thiết bị ngành dầu mỏ tại Alger, ông Khebri tuyên bố Algeria ủng hộ mọi quyết định giúp khôi phục sự ổn định của thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, ông Khebri nhấn mạnh đóng băng sản lượng là chưa đủ, đó chỉ là bước đi đầu tiên để hai trong số các nước sản xuất dầu lớn nhất là Saudi Arabia và Nga ngồi lại với nhau và thảo luận về lợi ích của các nước sản xuất.
Ông Khebri cho biết thêm Algeria sẽ tham dự cuộc họp sắp tới của các nước sản xuất dầu, nhưng chưa cho biết địa điểm cũng như thời gian diễn ra cuộc họp.
Hơn một năm sau sự sụt giảm của giá dầu từ mức 117 USD/thùng giữa năm 2014 xuống còn 27 USD/thùng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, Bộ trưởng Năng lượng bốn nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất là Saudi Arabia, Nga, Qatar và Venezuela đã quyết định đóng băng sản lượng, đồng thời kêu gọi các nước sản xuất khác ủng hộ ý tưởng trên, với mục đích hãm đà lao dốc của giá dầu.
Quyết định này cùng với những yếu tố khác đi liền với sự hồi phục tăng trưởng kinh tế thế giới đã đẩy giá dầu những ngày gần đây vượt ngưỡng 40 USD/thùng lần đầu tiên trong hai tháng qua.
Liên quan đến vấn đề sản lượng, theo số liệu mới được Bộ Dầu khí và Khai mỏ Venezuela thông báo, sản lượng dầu khí quy đổi tại quốc gia Nam Mỹ này trong năm 2015 đạt mức 2,863 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức 2,899 triệu thùng/ngày của năm 2014, trong đó 2,746 triệu thùng là dầu thô, còn lại 117.000 thùng là khí hóa lỏng.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela giải thích mức sụt giảm nhẹ nói trên là do việc tập trung triển khai các hoạt động củng cố tính bền vững trong khai thác, nhằm giảm bớt tốc độ hao mòn tự nhiên của các mỏ dầu trong các khu vực truyền thống tại dải dầu khí Orinoco.
Báo cáo cũng cho biết lượng dầu xuất khẩu quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới trong năm qua ở mức 2,448 triệu thùng/ngày, trong đó 1,944 triệu thùng dầu thô (79%) và 504.000 thùng đã lọc (21%). Như vậy, xuất khẩu dầu của Venezuela trong năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014.
Trong khi đó, tiêu thụ nội địa sụt giảm tới 19,6%, từ mức 663.000 thùng/ngày xuống 525.000 thùng/ngày.
Phát biểu tại triển lãm quốc tế về dịch vụ và thiết bị ngành dầu mỏ tại Alger, ông Khebri tuyên bố Algeria ủng hộ mọi quyết định giúp khôi phục sự ổn định của thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, ông Khebri nhấn mạnh đóng băng sản lượng là chưa đủ, đó chỉ là bước đi đầu tiên để hai trong số các nước sản xuất dầu lớn nhất là Saudi Arabia và Nga ngồi lại với nhau và thảo luận về lợi ích của các nước sản xuất.
Hơn một năm sau sự sụt giảm của giá dầu từ mức 117 USD/thùng giữa năm 2014 xuống còn 27 USD/thùng cuối năm 2015 và đầu năm 2016, Bộ trưởng Năng lượng bốn nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn nhất là Saudi Arabia, Nga, Qatar và Venezuela đã quyết định đóng băng sản lượng, đồng thời kêu gọi các nước sản xuất khác ủng hộ ý tưởng trên, với mục đích hãm đà lao dốc của giá dầu.
Quyết định này cùng với những yếu tố khác đi liền với sự hồi phục tăng trưởng kinh tế thế giới đã đẩy giá dầu những ngày gần đây vượt ngưỡng 40 USD/thùng lần đầu tiên trong hai tháng qua.
Liên quan đến vấn đề sản lượng, theo số liệu mới được Bộ Dầu khí và Khai mỏ Venezuela thông báo, sản lượng dầu khí quy đổi tại quốc gia Nam Mỹ này trong năm 2015 đạt mức 2,863 triệu thùng/ngày, giảm nhẹ so với mức 2,899 triệu thùng/ngày của năm 2014, trong đó 2,746 triệu thùng là dầu thô, còn lại 117.000 thùng là khí hóa lỏng.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Venezuela giải thích mức sụt giảm nhẹ nói trên là do việc tập trung triển khai các hoạt động củng cố tính bền vững trong khai thác, nhằm giảm bớt tốc độ hao mòn tự nhiên của các mỏ dầu trong các khu vực truyền thống tại dải dầu khí Orinoco.
Báo cáo cũng cho biết lượng dầu xuất khẩu quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới trong năm qua ở mức 2,448 triệu thùng/ngày, trong đó 1,944 triệu thùng dầu thô (79%) và 504.000 thùng đã lọc (21%). Như vậy, xuất khẩu dầu của Venezuela trong năm 2015 tăng nhẹ so với năm 2014.
Trong khi đó, tiêu thụ nội địa sụt giảm tới 19,6%, từ mức 663.000 thùng/ngày xuống 525.000 thùng/ngày.
Thanh Bình - Lê Hà/TTXVN
Relate Threads