Nhiều triển vọng hợp tác mới trong lĩnh vực dầu khí đã được thỏa thuận tại Khóa họp lần thứ 19, Ủy ban Liên chính phủ Việt Nam - LB Nga vừa diễn ra tại TP. Saint Petersburg.
Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam và LB Nga hiện đang được triển khai qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với các doanh nghiệp dầu khí hàng đầu của LB Nga gồm Zarubezhneft, Gazprom và Rosneft.
Gazprom và PVN đang nghiên cứu khả năng cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng vào Việt Nam, cũng như đầu tư vào các dự án sản xuất điện tại Việt Nam.
Một hợp tác khác của Gazprom và PVN tại Dự án Sản xuất và bán khí thiên nhiên làm nhiên liệu cho động cơ trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh PVGAZPROM Natural Gas for Vehicles LLC cũng đang được nghiên cứu triển khai. Tại Dự án này, phía Nga đã đề nghị phía Việt Nam quan tâm tới nguồn cung cấp khí thiên nhiên đầu vào với khối lượng không ít hơn 350 triệu m3/năm để triển khai dự án.
Phía Nga cũng đề nghị xem xét tăng giá mua khí từ các Lô 05-2 và 05-3 so với hiện tại. Cạnh đó, Gazprom và PVN được hai bên giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng phương án nâng cao hiệu quả kinh tế của Dự án phát triển mỏ của các Lô 111/04, 112, 113.
Gazprom ngoài ra đã bày tỏ mong muốn cùng PVN tham gia xây dựng Nhà máy điện tại tỉnh Quảng Trị, cũng như tham gia vào việc xây dựng Nhà máy điện Sơn Mỹ 2 và trạm tiếp nhận và tàng trữ khí thiên nhiên hóa lỏng Sơn Mỹ tại tỉnh Bình Thuận.
Đối với hoạt động của Công ty TNHH Gazpromviet (liên doanh giữa Gazprom và PVN để thực hiện các dự án khai thác dầu khí trên lãnh thổ Liên bang Nga), phía Việt Nam cũng mong muốn phía Nga xem xét miễn thuế cổ tức và thuế tài nguyên trong các dự án của Công ty Gazpromviet. Đồng thời, mong muốn phía Nga xem xét vấn đề hoán đổi khí của Công ty Gazpromviet thành LNG để nâng cao hiệu quả kinh tế của PVN từ việc tham gia vào dự án của Gazpromviet.
Một doanh nghiệp dầu khí khác là Công ty cổ phần đại chúng NK Rosneft cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác với PVN trong việc xác định các dự án liên doanh tại Nga cũng như trong lĩnh vực cung cấp dầu thô và sản phẩm xăng dầu vào thị trường Việt Nam.
Hợp đồng dài hạn giữa Công ty NK Rosneft và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) - thành viên của PVN về cung cấp 96 triệu tấn dầu trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2040 đã được ký kết tháng 6/2016.
Rosneft và PVN hiện đang hợp tác trong dự án thăm dò khai thác khí và condensate ngoài khơi Việt Nam tại lô 06.1. Trong đó, Rosneft Vietnam B.V. sở hữu 35% và là nhà điều hành Lô 06.1, hoạt động theo Hợp đồng Phân chia Sản phẩm (PSC). Lô 06.1 gồm 2 mỏ khí tự nhiên và condensate Lan Tây và Lan Đỏ thuộc Bể Nam Côn Sơn, khoảng 370 km ngoài khơi Vũng Tàu, ở độ sâu khoảng 190 m, với trữ lượng ước tính khoảng 66 tỷ m3 khí. Từ khi phát triển, dự án đã khai thác khoảng 50 tỷ m3.
Rosneft và PVN cũng là các bên trong Dự án Đường ống Nam Côn Sơn, vận chuyển và xử lý khí và condensate từ các lô ngoài khơi bể Nam Côn Sơn vào bờ để phục vụ phát điện.
Thành công nhất trong các dự án dầu khí đến từ đối tác Nga thuộc về Công ty cổ phần Zarubezhneft.
Tại Việt Nam, Liên doanh Vietsovpetro (PVN 51% và Zarubezhneft 49%) khai thác dầu tại lô 09-1 theo hiệp định giữa hai Nhà nước là một minh chứng cụ thể với doanh thu từ dầu thô tới hết năm 2015 là hơn 74 tỷ USD. Trong khóa họp Ủy ban Liên chính phủ vừa diễn ra, các bên đã đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xem xét một cách linh hoạt và bảo đảm đến cuối năm 2016 hoàn trả bằng cách bù trừ từ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp thừa trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 11/8/2016 do thay đổi tỷ lệ dầu thương phẩm để lại cho Vietsovpetro từ ngày 1/1/2016.
Vietsovpetro vào tháng 5/2016 đã cùng Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP), Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco và Công ty cổ phần Sovico ký Hợp đồng chia sản phẩm Lô 16-1/15 trên thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam.
Tại Hợp đồng dầu khí lô 04-3, Zarubezhneft hiện nắm giữ 49% quyền lợi tham gia. Với phát hiện khí tại mỏ Thiên Ưng, hiện tại các bên nhà thầu đang tích cực thực hiện công việc phát triển mỏ để đón dòng khí đầu tiên trong tháng 9/2016.
Tại LB Nga, Công ty Rusvietpetro với sự tham gia của Zarubezneft (51%) và PVN (49%) đang thực hiện các hoạt động thăm dò, phát triển khai thác tại 13 mỏ dầu của 04 lô thuộc khu tự trị Nhenhexky. Trong các năm 2010 - 2012, Rusvietpetro đã đưa vào khai thác 3 mỏ có trữ lượng lớn nhất là Bắc Khosedaiu, Visovoi và Tây Khosedaiu trên tổng số 13 mỏ và hiện đang triển khai các công việc cần thiết để đưa các mỏ còn lại vào khai thác. Sản lượng khai thác năm 2015 của Rusvietpetro đạt 3,24 triệu tấn dầu, tổng sản lượng khai thác lũy kế của dự án đến ngày 30/6/2016 đạt 14,68 triệu tấn dầu, doanh thu lũy kế ước đạt 5,5 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 1,191 tỷ USD, trong đó phần của PVN là 584,06 triệu USD.
Ngoài dầu khí, Công ty Power Machines hiện đang quan tâm tới Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 3 công suất 1.800MW (3x600MW) tại tỉnh Sóc Trăng và có tính đến việc đảm bảo cấp vốn cho dự án với hợp tác của Ngân hàng Vnesheconombank.
Power Machines hiện là một bên trong liên doanh tổng thầu thực hiện Dự án nhiệt điện Long Phú 1 do PVN là chủ đầu tư.
Hợp tác trong lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam và LB Nga hiện đang được triển khai qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với các doanh nghiệp dầu khí hàng đầu của LB Nga gồm Zarubezhneft, Gazprom và Rosneft.
Gazprom và PVN đang nghiên cứu khả năng cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng vào Việt Nam, cũng như đầu tư vào các dự án sản xuất điện tại Việt Nam.
Một hợp tác khác của Gazprom và PVN tại Dự án Sản xuất và bán khí thiên nhiên làm nhiên liệu cho động cơ trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam trong khuôn khổ Liên doanh PVGAZPROM Natural Gas for Vehicles LLC cũng đang được nghiên cứu triển khai. Tại Dự án này, phía Nga đã đề nghị phía Việt Nam quan tâm tới nguồn cung cấp khí thiên nhiên đầu vào với khối lượng không ít hơn 350 triệu m3/năm để triển khai dự án.
Phía Nga cũng đề nghị xem xét tăng giá mua khí từ các Lô 05-2 và 05-3 so với hiện tại. Cạnh đó, Gazprom và PVN được hai bên giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng phương án nâng cao hiệu quả kinh tế của Dự án phát triển mỏ của các Lô 111/04, 112, 113.
Gazprom ngoài ra đã bày tỏ mong muốn cùng PVN tham gia xây dựng Nhà máy điện tại tỉnh Quảng Trị, cũng như tham gia vào việc xây dựng Nhà máy điện Sơn Mỹ 2 và trạm tiếp nhận và tàng trữ khí thiên nhiên hóa lỏng Sơn Mỹ tại tỉnh Bình Thuận.
Đối với hoạt động của Công ty TNHH Gazpromviet (liên doanh giữa Gazprom và PVN để thực hiện các dự án khai thác dầu khí trên lãnh thổ Liên bang Nga), phía Việt Nam cũng mong muốn phía Nga xem xét miễn thuế cổ tức và thuế tài nguyên trong các dự án của Công ty Gazpromviet. Đồng thời, mong muốn phía Nga xem xét vấn đề hoán đổi khí của Công ty Gazpromviet thành LNG để nâng cao hiệu quả kinh tế của PVN từ việc tham gia vào dự án của Gazpromviet.
Một doanh nghiệp dầu khí khác là Công ty cổ phần đại chúng NK Rosneft cũng đang có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác với PVN trong việc xác định các dự án liên doanh tại Nga cũng như trong lĩnh vực cung cấp dầu thô và sản phẩm xăng dầu vào thị trường Việt Nam.
Hợp đồng dài hạn giữa Công ty NK Rosneft và Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) - thành viên của PVN về cung cấp 96 triệu tấn dầu trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2040 đã được ký kết tháng 6/2016.
Rosneft và PVN cũng là các bên trong Dự án Đường ống Nam Côn Sơn, vận chuyển và xử lý khí và condensate từ các lô ngoài khơi bể Nam Côn Sơn vào bờ để phục vụ phát điện.
Thành công nhất trong các dự án dầu khí đến từ đối tác Nga thuộc về Công ty cổ phần Zarubezhneft.
Tại Việt Nam, Liên doanh Vietsovpetro (PVN 51% và Zarubezhneft 49%) khai thác dầu tại lô 09-1 theo hiệp định giữa hai Nhà nước là một minh chứng cụ thể với doanh thu từ dầu thô tới hết năm 2015 là hơn 74 tỷ USD. Trong khóa họp Ủy ban Liên chính phủ vừa diễn ra, các bên đã đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam xem xét một cách linh hoạt và bảo đảm đến cuối năm 2016 hoàn trả bằng cách bù trừ từ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp thừa trong giai đoạn từ ngày 1/1/2016 đến ngày 11/8/2016 do thay đổi tỷ lệ dầu thương phẩm để lại cho Vietsovpetro từ ngày 1/1/2016.
Vietsovpetro vào tháng 5/2016 đã cùng Tổng công ty Thăm dò Khai thác dầu khí (PVEP), Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco và Công ty cổ phần Sovico ký Hợp đồng chia sản phẩm Lô 16-1/15 trên thềm lục địa nước CHXHCN Việt Nam.
Tại Hợp đồng dầu khí lô 04-3, Zarubezhneft hiện nắm giữ 49% quyền lợi tham gia. Với phát hiện khí tại mỏ Thiên Ưng, hiện tại các bên nhà thầu đang tích cực thực hiện công việc phát triển mỏ để đón dòng khí đầu tiên trong tháng 9/2016.
Tại LB Nga, Công ty Rusvietpetro với sự tham gia của Zarubezneft (51%) và PVN (49%) đang thực hiện các hoạt động thăm dò, phát triển khai thác tại 13 mỏ dầu của 04 lô thuộc khu tự trị Nhenhexky. Trong các năm 2010 - 2012, Rusvietpetro đã đưa vào khai thác 3 mỏ có trữ lượng lớn nhất là Bắc Khosedaiu, Visovoi và Tây Khosedaiu trên tổng số 13 mỏ và hiện đang triển khai các công việc cần thiết để đưa các mỏ còn lại vào khai thác. Sản lượng khai thác năm 2015 của Rusvietpetro đạt 3,24 triệu tấn dầu, tổng sản lượng khai thác lũy kế của dự án đến ngày 30/6/2016 đạt 14,68 triệu tấn dầu, doanh thu lũy kế ước đạt 5,5 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 1,191 tỷ USD, trong đó phần của PVN là 584,06 triệu USD.
Ngoài dầu khí, Công ty Power Machines hiện đang quan tâm tới Dự án Nhà máy nhiệt điện Long Phú 3 công suất 1.800MW (3x600MW) tại tỉnh Sóc Trăng và có tính đến việc đảm bảo cấp vốn cho dự án với hợp tác của Ngân hàng Vnesheconombank.
Power Machines hiện là một bên trong liên doanh tổng thầu thực hiện Dự án nhiệt điện Long Phú 1 do PVN là chủ đầu tư.
T.Hương - Báo Đầu tư
Relate Threads