Nghị sĩ bang Texas, Mỹ - ông Joe Barton – cho rằng Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC) đã không còn có thể điều khiển giá dầu mỏ trên thị trường toàn cầu.
Ông Barton, người đang nỗ lực kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ tại Mỹ, nhận định rằng các nhà sản xuất tại quốc gia này sẽ đẩy mạnh sản xuất và giành thêm thị phần trong trường hợp OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ nhằm hỗ trợ giá mặt hàng này.
Nghị sĩ Barton cho biết việc ông cùng các cộng sự nỗ lực gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sẽ giúp các nhà sản xuất Mỹ trở thành đầu tàu của thị trường này trong bối cảnh OPEC và Nga đang không biết phải làm gì. Trước đây, khi OPEC muốn tác động tới thị trường, các vị bộ trưởng của các quốc gia sẽ họp và đưa ra quyết định nhưng điều này khó có thể diễn ra khi nội bộ không có sự thống nhất.
Nhiều người tin rằng các nhà quốc gia sản xuất lớn của OPEC như Ảrập Xêút đã không chịu cắt giảm sản lượng nhằm hạ giá dầu, qua đó loại bỏ các đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ. Trên thực tế, đã có một loạt vụ phá sản của các công ty dầu mỏ tại Mỹ do áp lực về giá quá lớn.
Tuy nhiên, bất chấp giá dầu giảm mạnh, sản lượng dầu của Mỹ mới chỉ giảm nhẹ trong vòng một tháng trở lại đây. Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) Mỹ đã đưa ra thị trường khoảng 9,3 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2015, tức giảm 4% so với mức kỷ lục hồi tháng 4/2015.
Ông Barton dự báo rằng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sẽ chỉ có xu hướng tăng và có khả năng đạt mức 15-20 triệu thùng/ngày trong những năm tới. Ngành công nghiệp dầu mỏ tại Mỹ sẽ không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh, trong khi điều này khó có thể xảy ra tại Ảrập Xêút, Nga hay Trung Quốc.
Ngày 16/2, Ảrập Xêút và Nga đã có thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu mỏ. Nhờ vậy đã giúp giá dầu tăng lên trong một vài phiên đầu tuần. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực nếu có sự hợp tác của các cường quốc dầu mỏ khác, đặc biệt là Iran khi nước này vừa được gỡ bỏ lệnh trừng phạt và đang có kế hoạch tăng sản lượng để đòi lại thị phần.
Ông Barton, người đang nỗ lực kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ tại Mỹ, nhận định rằng các nhà sản xuất tại quốc gia này sẽ đẩy mạnh sản xuất và giành thêm thị phần trong trường hợp OPEC quyết định cắt giảm sản lượng dầu mỏ nhằm hỗ trợ giá mặt hàng này.
Nghị sĩ Barton cho biết việc ông cùng các cộng sự nỗ lực gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ sẽ giúp các nhà sản xuất Mỹ trở thành đầu tàu của thị trường này trong bối cảnh OPEC và Nga đang không biết phải làm gì. Trước đây, khi OPEC muốn tác động tới thị trường, các vị bộ trưởng của các quốc gia sẽ họp và đưa ra quyết định nhưng điều này khó có thể diễn ra khi nội bộ không có sự thống nhất.
Tuy nhiên, bất chấp giá dầu giảm mạnh, sản lượng dầu của Mỹ mới chỉ giảm nhẹ trong vòng một tháng trở lại đây. Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) Mỹ đã đưa ra thị trường khoảng 9,3 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2015, tức giảm 4% so với mức kỷ lục hồi tháng 4/2015.
Ông Barton dự báo rằng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Mỹ sẽ chỉ có xu hướng tăng và có khả năng đạt mức 15-20 triệu thùng/ngày trong những năm tới. Ngành công nghiệp dầu mỏ tại Mỹ sẽ không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh, trong khi điều này khó có thể xảy ra tại Ảrập Xêút, Nga hay Trung Quốc.
Ngày 16/2, Ảrập Xêút và Nga đã có thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu mỏ. Nhờ vậy đã giúp giá dầu tăng lên trong một vài phiên đầu tuần. Tuy nhiên, thỏa thuận này sẽ chỉ có hiệu lực nếu có sự hợp tác của các cường quốc dầu mỏ khác, đặc biệt là Iran khi nước này vừa được gỡ bỏ lệnh trừng phạt và đang có kế hoạch tăng sản lượng để đòi lại thị phần.
Theo: Người Đồng Hành
Relate Threads