Chủ tịch OPEC, Mohammed bin Saleh al-Sada nhận định thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm nay, nhờ nhu cầu tiêu thụ “vàng đen” trên toàn cầu gia tăng.
Trong phát biểu gần đây, ông Sada cho rằng nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ, nhất là xăng dầu, sẽ tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu đi lại gia tăng trong mùa Hè. Ông Sada - người cũng là Bộ trưởng Năng lượng Qatar - dự báo sản lượng dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm, do số lượng các giếng khoan dầu giảm và các cơ sở sản xuất chi phí cao đóng cửa.
Ngân hàng Goldman Sachs ngày 9/5 dự báo rằng sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm thấp hơn mức dự kiến trong năm 2016, vì các nhà sản xuất tại khu vực Tây Texas và Oklahoma tìm ra biện pháp để khai thác dầu nhanh hơn với chi phí thấp hơn.
Theo Goldman, sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm 650.000 thùng/ngày trong năm nay, thấp hơn so với dự kiến giảm 725.000 thùng/ngày trước đó. Tuy nhiên, Goldman Sachs nhấn mạnh rằng sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.
Theo hãng tin Bloomberg, sản lượng dầu mỏ của Nigeria, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi, đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 1,7 triệu thùng dầu/ngày kể từ năm 1994, do sự hư hại của đường ống dẫn dầu và tình hình bất ổn gia tăng khiến các công ty lớn buộc phải sơ tán nhân viên.
Theo báo cáo của công ty dầu mỏ Chevron tại Nigeria, một nhóm người có vũ trang đã tấn công và phá hủy một số trang thiết bị của cơ sở khai thác dầu khí ở khu vực biển Okan, phía Tây Nigeria.
Trong một thông tin liên quan, cơ quan thông tấn IRNA (Iran) cho biết trong tháng 3/2016, kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của nước này sang các quốc gia châu Á tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong tháng Ba, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập từ Iran trung bình 1,56 triệu thùng dầu/ngày, so với mức hơn 1 triệu thùng/ngày một năm trước.
Kết quả này cho thấy Iran đã thành công trong chiến lược lấy lại thị phần, sau bốn năm “vắng mặt” trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trong phát biểu gần đây, ông Sada cho rằng nhu cầu đối với các sản phẩm dầu mỏ, nhất là xăng dầu, sẽ tăng trong thời gian tới, khi nhu cầu đi lại gia tăng trong mùa Hè. Ông Sada - người cũng là Bộ trưởng Năng lượng Qatar - dự báo sản lượng dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm, do số lượng các giếng khoan dầu giảm và các cơ sở sản xuất chi phí cao đóng cửa.
Theo Goldman, sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ giảm 650.000 thùng/ngày trong năm nay, thấp hơn so với dự kiến giảm 725.000 thùng/ngày trước đó. Tuy nhiên, Goldman Sachs nhấn mạnh rằng sản lượng dầu mỏ của Mỹ sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tới.
Theo hãng tin Bloomberg, sản lượng dầu mỏ của Nigeria, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi, đã lần đầu tiên giảm xuống dưới 1,7 triệu thùng dầu/ngày kể từ năm 1994, do sự hư hại của đường ống dẫn dầu và tình hình bất ổn gia tăng khiến các công ty lớn buộc phải sơ tán nhân viên.
Theo báo cáo của công ty dầu mỏ Chevron tại Nigeria, một nhóm người có vũ trang đã tấn công và phá hủy một số trang thiết bị của cơ sở khai thác dầu khí ở khu vực biển Okan, phía Tây Nigeria.
Trong một thông tin liên quan, cơ quan thông tấn IRNA (Iran) cho biết trong tháng 3/2016, kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ của nước này sang các quốc gia châu Á tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, trong tháng Ba, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập từ Iran trung bình 1,56 triệu thùng dầu/ngày, so với mức hơn 1 triệu thùng/ngày một năm trước.
Kết quả này cho thấy Iran đã thành công trong chiến lược lấy lại thị phần, sau bốn năm “vắng mặt” trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, do các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trà My - Bnews.vn (Tổng hợp)
Relate Threads