Hôm qua (15/3), Cơ quan Năng lượng quốc tế (EIA) cho biết, sản lượng khai thác dầu mỏ tại Venezuela giảm mạnh do khủng hoảng có thể đẩy thị trường dầu thô thế giới vào tình trạng thiếu hụt. Đây là tin vui đối với các nước xuất khẩu dầu mỏ, bởi cung giảm thì giá sẽ tăng.
Dầu mỏ là yếu tố sống còn đối với nền kinh tế Venezuela - một thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), song những bất ổn về chính trị đã làm sản lượng khai thác dầu mỏ ở nước này sụt giảm mạnh.
“Với sản lượng khai thác ngày càng giảm mạnh tại Venezuela, mà không có nguồn bù đắp từ các nước sản xuất dầu mỏ khác, nước Mỹ Latin này có thể là yếu tố quyết định đẩy thị trường dầu mỏ thế giới vào tình trạng thiếu hụt”, báo cáo của IEA viết.
Giá dầu mỏ thế giới đã giảm mạnh trong những năm gần đây do nguồn cung quá lớn. Sau khi giảm xuống dưới mức 30 USD/thùng vào đầu năm 2016, giá dầu mỏ đã tăng dần lên mức trên 60 USD/thùng khi các nước OPEC và Nga thống nhất cắt giảm sản lượng khai thác để cân đối cung - cầu.
Công ty dầu mỏ quốc gia PDVSA của Venezuela hiện chỉ hoạt động cầm chừng
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng chính trị tại Venezuela hiện nay đang tác động quá lớn đến ngành dầu mỏ. Công ty dầu mỏ quốc gia PDVSA của Venezuela hiện chỉ hoạt động với công suất bằng một nửa so với 1 thập kỷ trước.
IEA dự báo, trong năm nay, sản lượng khai thác dầu mỏ tại Venezuela có thể giảm xuống mức thấp nhất kể từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước.
Sản lượng khai thác dầu mỏ của Venezuela giảm xuống mức báo động làm Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất ở khu vực Mỹ Latin ái ngại, song với các nước xuất khẩu dầu mỏ trên khắp thế giới, trong đó có cả các nước OPEC, cuộc khủng hoảng dầu mỏ này lại là tin tốt lành, bởi họ có thể tăng sản lượng khai thác mà không lo giá dầu mỏ giảm.
Với cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Venezuela, IEA đã điều chỉnh các dự báo về thị trường dầu mỏ trong năm nay. Theo đó, nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu trong năm nay sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày (cao hơn 0,1 triệu thùng/ngày so với dự báo trước), đạt mức 99,3 triệu thùng/ngày.
Báo cáo của IEA cũng đề cập khả năng về một cuộc chiến thương mại, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu.
“Những dấu hiệu bảo hộ gần đây của Mỹ đang làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại”, báo cáo của IEA viết. Báo cáo này cũng cho biết, thương mại toàn cầu đã tăng mạnh từ 2,5% năm 2016 lên 4,7% trong năm 2017. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng nhu cầu đối với một số loại nhiên liệu.
Dầu mỏ là yếu tố sống còn đối với nền kinh tế Venezuela - một thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), song những bất ổn về chính trị đã làm sản lượng khai thác dầu mỏ ở nước này sụt giảm mạnh.
“Với sản lượng khai thác ngày càng giảm mạnh tại Venezuela, mà không có nguồn bù đắp từ các nước sản xuất dầu mỏ khác, nước Mỹ Latin này có thể là yếu tố quyết định đẩy thị trường dầu mỏ thế giới vào tình trạng thiếu hụt”, báo cáo của IEA viết.
Giá dầu mỏ thế giới đã giảm mạnh trong những năm gần đây do nguồn cung quá lớn. Sau khi giảm xuống dưới mức 30 USD/thùng vào đầu năm 2016, giá dầu mỏ đã tăng dần lên mức trên 60 USD/thùng khi các nước OPEC và Nga thống nhất cắt giảm sản lượng khai thác để cân đối cung - cầu.
Công ty dầu mỏ quốc gia PDVSA của Venezuela hiện chỉ hoạt động cầm chừng
IEA dự báo, trong năm nay, sản lượng khai thác dầu mỏ tại Venezuela có thể giảm xuống mức thấp nhất kể từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước.
Sản lượng khai thác dầu mỏ của Venezuela giảm xuống mức báo động làm Mỹ - nước tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất ở khu vực Mỹ Latin ái ngại, song với các nước xuất khẩu dầu mỏ trên khắp thế giới, trong đó có cả các nước OPEC, cuộc khủng hoảng dầu mỏ này lại là tin tốt lành, bởi họ có thể tăng sản lượng khai thác mà không lo giá dầu mỏ giảm.
Với cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở Venezuela, IEA đã điều chỉnh các dự báo về thị trường dầu mỏ trong năm nay. Theo đó, nhu cầu dầu mỏ trên toàn cầu trong năm nay sẽ tăng 1,5 triệu thùng/ngày (cao hơn 0,1 triệu thùng/ngày so với dự báo trước), đạt mức 99,3 triệu thùng/ngày.
Báo cáo của IEA cũng đề cập khả năng về một cuộc chiến thương mại, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu.
“Những dấu hiệu bảo hộ gần đây của Mỹ đang làm tăng nguy cơ xảy ra một cuộc chiến thương mại”, báo cáo của IEA viết. Báo cáo này cũng cho biết, thương mại toàn cầu đã tăng mạnh từ 2,5% năm 2016 lên 4,7% trong năm 2017. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn thấp hơn so với mức tăng nhu cầu đối với một số loại nhiên liệu.
Lan Chi
Báo Đầu tư
Báo Đầu tư
Relate Threads