Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ mà các nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa đạt được đã mang đến những tín hiệu khả quan cho các nước thành viên OPEC vốn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do giá dầu sụt giảm mạnh trong hơn 2 năm qua.
Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, các nhà phân tích vẫn cho rằng, triển vọng về sự phục hồi bền vững của giá dầu thô thế giới vẫn còn rất mong manh.
Những tín hiệu khả quan
Các nhà phân tích cho rằng, trên thực tế, việc khối OPEC cắt giảm sản lượng sản xuất là cách tự mở lối thoát cho chính mình, trong bối cảnh doanh thu từ xuất khẩu dầu của các quốc gia OPEC chỉ đạt 341 tỉ USD năm 2015, giảm hơn một nửa so với mức 753 tỉ USD của năm 2014, hay 920 tỉ USD đạt được vào năm 2012.
Theo thỏa thuận vừa đạt được ngày 30/11/2016 vừa qua, OPEC sẽ cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày tính từ đầu tháng 1/2017. Trong đó, “đầu tàu” Saudi Arabia giảm 486.000 thùng, Iraq cắt giảm 210.000 thùng, Các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) cắt giảm 139.000 thùng. Ngược lại, Iran được phép nâng công suất lên 3,8 triệu thùng/ngày do quốc gia này mới quay trở lại thị trường thế giới sau giai đoạn cấm vận.
Trong khi đó, Nga, thành viên không thuộc khối OPEC, cũng cam kết sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu mỏ tới 300.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017 để hòa nhịp vào hành động chung của các quốc gia OPEC.
Cho dù quyết định cắt giảm sản lượng trên sẽ chỉ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 và kéo dài trong 6 tháng, nhưng thị trường dầu mỏ thế giới đã có những phản ứng khả quan tức thời. Giá dầu đã tăng từ 45 USD lên 51,73 USD/thùng ngay sau đó. Còn trong phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu thô đã tăng lên mức 55 USD/thùng, lên đỉnh sau 16 tháng qua. Cụ thể, giá dầu thô Mỹ tăng 11 cent lên 51,79 USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile.
Trong phiên giao dịch ngày 5/12, có thời điểm giá dầu còn tăng lên 52,42 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015. Giá dầu Brent cũng tăng 24 cent lên 54,7 USD/thùng trên sàn ICE Future Europe, đỉnh cao nhất từ tháng 7/2015. Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã đưa ra nhận định giá dầu sẽ phục hồi tốt hơn trong nửa đầu năm 2017, ở mức 55 USD/thùng, cao hơn so với dự đoán 50 USD/thùng trước đó.
Các thị trường chứng khoán từ Riyadh đến Dubai cũng đều tăng điểm sau khi 13 quốc gia OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Ngày 4/12, tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), chỉ số Dubai Financial Market (DFM) đã tăng 2% khi mở cửa và tăng 1,67% lên 3.417,05 điểm vào lúc chốt phiên. Chỉ số FTSE Nasdaq Dubai UAE 20 cũng tăng 0,6% và chạm mức 3.139,6. Thị trường chứng khoán Saudi Arabia cũng đã tăng 0,52% lên 7.130,34 điểm, mức cao nhất trong vòng một năm qua. Còn chỉ số Qatari QE 20 tại Doha đã tăng thêm 0,97%. Ngoài ra, chứng khoán châu Á cũng đồng loạt tăng điểm sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC.
Trước đà tăng khả quan trên, nhiều nước OPEC đã hy vọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ mang về những lợi nhuận cho họ. Bộ trưởng Ngoại thương Venezuela Jesús Faría cho rằng thỏa thuận sẽ mang lại cho quốc gia Nam Mỹ này nguồn thu ước tính từ 8 đến 9 tỷ USD. Ông Faría nhận định nếu giá dầu phục hồi, Venezuela có thể giảm thiểu được những tác động từ việc thiếu hụt ngoại tệ trong nền kinh tế do giá dầu thế giới lao dốc.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng cho rằng quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ giúp cho nước này tăng thêm thu nhập từ dầu mỏ. Ông đã dựa trên mức giá dầu là 50 USD/thùng để lên dự thảo cho ngân sách 2017-2018 của Iran.
Theo Tổng thống Rouhani, từ khi các lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ hồi tháng 1 sau khi nước này và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đạt thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), sản lượng dầu của nước này đã tăng từ 2,7 triệu thùng/ngày lên 3,8 triệu thùng/ngày, và mục tiêu của Iran là vào giữa năm 2017 sẽ đạt 4 triệu thùng/ngày.
Ngoài ra, Nga, một nước ngoài OPEC, cũng đã được hưởng lợi từ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Việc giá dầu được đẩy lên cao sẽ giúp giúp ngân sách Nga thu thêm gần 20 tỷ USD. Hiện nay ngân sách Nga được xây dựng dựa trên giá dầu ước tính là 40 USD/thùng. Theo đánh giá của ngân hàng Sberbank CIB, mức giá dầu Brent nếu ở mức 69 USD/thùng sẽ cho phép ngân sách Nga không bị thâm hụt.
Còn nhiều lo ngại
Tuy giá dầu đã có những cải thiện đáng kể, song một số chuyên gia vẫn nghi ngờ về sự phục hồi bền vững của giá dầu thô thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng giá dầu tăng như trên chỉ là tạm thời. Giá dầu dù tăng nhưng được cho là sẽ rất khó trở lại được mức kỷ lục 115 USD/ thùng thiết lập vào mùa hè năm 2014. Hiện, các chuyên gia dự báo, giá dầu năm 2017 có thể sẽ không vượt quá được ngưỡng 60 USD/thùng.
Không những thế, các nhà phân tích cho rằng, việc thoả thuận OPEC có đem lại tác dụng hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc thực thi cam kết của các thành viên. Bởi lịch sử cho thấy các thành viên OPEC vẫn thường phá vỡ cam kết và khiến cho toàn bộ thoả thuận bị đổ bể.
Và ngay kể cả khi OPEC quyết tâm theo đuổi thoả thuận này thì vẫn có những yếu tố thị trường mà OPEC không thể kiểm soát được. Chính những yếu tố này sẽ hạn chế những tác động về giá của OPEC. Theo phân tích của Société Générale, việc giảm sản lượng của OPEC sẽ có ảnh hưởng rất khiêm tốn đến nguồn cung dầu mỏ năm 2017. Điều này là do dự trữ dầu mỏ trên toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ, vẫn đang ở mức rất cao do các nước đã tận dụng giá dầu rẻ trong suốt 2 năm qua để tích trữ.
Thêm vào đó, theo nhận định của các chuyên gia Oxford Economics thì nhu cầu dầu thô trên toàn cầu hiện thời là thấp, nên việc cắt nguồn cung cũng không thể đẩy giá dầu qua ngưỡng 60 USD/thùng, ít nhất là cho đến cuối năm 2018.
Hơn nữa, trong trường hợp giá dầu tiếp tục tăng cao sẽ tạo động lực cho các nhà khai thác dầu đá phiến tại Mỹ tăng cường sản xuất. Một khi giá dầu tăng, các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ sẽ tăng sản lượng và quay trở lại thị trường. Và khi những hãng này mở rộng khai thác tăng nguồn cung cấp dầu đá phiến, giá dầu sẽ tự động điều chỉnh xuống mức thấp hơn.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng chưa thể quá lạc quan vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
Tuy nhiên, nếu nhìn xa hơn, các nhà phân tích vẫn cho rằng, triển vọng về sự phục hồi bền vững của giá dầu thô thế giới vẫn còn rất mong manh.
Những tín hiệu khả quan
Các nhà phân tích cho rằng, trên thực tế, việc khối OPEC cắt giảm sản lượng sản xuất là cách tự mở lối thoát cho chính mình, trong bối cảnh doanh thu từ xuất khẩu dầu của các quốc gia OPEC chỉ đạt 341 tỉ USD năm 2015, giảm hơn một nửa so với mức 753 tỉ USD của năm 2014, hay 920 tỉ USD đạt được vào năm 2012.
Theo thỏa thuận vừa đạt được ngày 30/11/2016 vừa qua, OPEC sẽ cắt giảm sản lượng 1,2 triệu thùng dầu mỗi ngày tính từ đầu tháng 1/2017. Trong đó, “đầu tàu” Saudi Arabia giảm 486.000 thùng, Iraq cắt giảm 210.000 thùng, Các Tiểu vương quốc Arab Thống Nhất (UAE) cắt giảm 139.000 thùng. Ngược lại, Iran được phép nâng công suất lên 3,8 triệu thùng/ngày do quốc gia này mới quay trở lại thị trường thế giới sau giai đoạn cấm vận.
Trong khi đó, Nga, thành viên không thuộc khối OPEC, cũng cam kết sẵn sàng cắt giảm sản lượng dầu mỏ tới 300.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm 2017 để hòa nhịp vào hành động chung của các quốc gia OPEC.
Cho dù quyết định cắt giảm sản lượng trên sẽ chỉ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2017 và kéo dài trong 6 tháng, nhưng thị trường dầu mỏ thế giới đã có những phản ứng khả quan tức thời. Giá dầu đã tăng từ 45 USD lên 51,73 USD/thùng ngay sau đó. Còn trong phiên giao dịch ngày 5/12, giá dầu thô đã tăng lên mức 55 USD/thùng, lên đỉnh sau 16 tháng qua. Cụ thể, giá dầu thô Mỹ tăng 11 cent lên 51,79 USD/thùng trên Sở giao dịch chứng khoán New York Mercantile.
Trong phiên giao dịch ngày 5/12, có thời điểm giá dầu còn tăng lên 52,42 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015. Giá dầu Brent cũng tăng 24 cent lên 54,7 USD/thùng trên sàn ICE Future Europe, đỉnh cao nhất từ tháng 7/2015. Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs đã đưa ra nhận định giá dầu sẽ phục hồi tốt hơn trong nửa đầu năm 2017, ở mức 55 USD/thùng, cao hơn so với dự đoán 50 USD/thùng trước đó.
Các thị trường chứng khoán từ Riyadh đến Dubai cũng đều tăng điểm sau khi 13 quốc gia OPEC đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Ngày 4/12, tại Dubai thuộc Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), chỉ số Dubai Financial Market (DFM) đã tăng 2% khi mở cửa và tăng 1,67% lên 3.417,05 điểm vào lúc chốt phiên. Chỉ số FTSE Nasdaq Dubai UAE 20 cũng tăng 0,6% và chạm mức 3.139,6. Thị trường chứng khoán Saudi Arabia cũng đã tăng 0,52% lên 7.130,34 điểm, mức cao nhất trong vòng một năm qua. Còn chỉ số Qatari QE 20 tại Doha đã tăng thêm 0,97%. Ngoài ra, chứng khoán châu Á cũng đồng loạt tăng điểm sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC.
Trước đà tăng khả quan trên, nhiều nước OPEC đã hy vọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ mang về những lợi nhuận cho họ. Bộ trưởng Ngoại thương Venezuela Jesús Faría cho rằng thỏa thuận sẽ mang lại cho quốc gia Nam Mỹ này nguồn thu ước tính từ 8 đến 9 tỷ USD. Ông Faría nhận định nếu giá dầu phục hồi, Venezuela có thể giảm thiểu được những tác động từ việc thiếu hụt ngoại tệ trong nền kinh tế do giá dầu thế giới lao dốc.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng cho rằng quyết định cắt giảm sản lượng của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ giúp cho nước này tăng thêm thu nhập từ dầu mỏ. Ông đã dựa trên mức giá dầu là 50 USD/thùng để lên dự thảo cho ngân sách 2017-2018 của Iran.
Theo Tổng thống Rouhani, từ khi các lệnh trừng phạt Iran được dỡ bỏ hồi tháng 1 sau khi nước này và Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) đạt thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA), sản lượng dầu của nước này đã tăng từ 2,7 triệu thùng/ngày lên 3,8 triệu thùng/ngày, và mục tiêu của Iran là vào giữa năm 2017 sẽ đạt 4 triệu thùng/ngày.
Còn nhiều lo ngại
Tuy giá dầu đã có những cải thiện đáng kể, song một số chuyên gia vẫn nghi ngờ về sự phục hồi bền vững của giá dầu thô thế giới. Nhiều chuyên gia cho rằng giá dầu tăng như trên chỉ là tạm thời. Giá dầu dù tăng nhưng được cho là sẽ rất khó trở lại được mức kỷ lục 115 USD/ thùng thiết lập vào mùa hè năm 2014. Hiện, các chuyên gia dự báo, giá dầu năm 2017 có thể sẽ không vượt quá được ngưỡng 60 USD/thùng.
Không những thế, các nhà phân tích cho rằng, việc thoả thuận OPEC có đem lại tác dụng hay không còn phụ thuộc nhiều vào việc thực thi cam kết của các thành viên. Bởi lịch sử cho thấy các thành viên OPEC vẫn thường phá vỡ cam kết và khiến cho toàn bộ thoả thuận bị đổ bể.
Và ngay kể cả khi OPEC quyết tâm theo đuổi thoả thuận này thì vẫn có những yếu tố thị trường mà OPEC không thể kiểm soát được. Chính những yếu tố này sẽ hạn chế những tác động về giá của OPEC. Theo phân tích của Société Générale, việc giảm sản lượng của OPEC sẽ có ảnh hưởng rất khiêm tốn đến nguồn cung dầu mỏ năm 2017. Điều này là do dự trữ dầu mỏ trên toàn thế giới, đặc biệt là Mỹ, vẫn đang ở mức rất cao do các nước đã tận dụng giá dầu rẻ trong suốt 2 năm qua để tích trữ.
Thêm vào đó, theo nhận định của các chuyên gia Oxford Economics thì nhu cầu dầu thô trên toàn cầu hiện thời là thấp, nên việc cắt nguồn cung cũng không thể đẩy giá dầu qua ngưỡng 60 USD/thùng, ít nhất là cho đến cuối năm 2018.
Hơn nữa, trong trường hợp giá dầu tiếp tục tăng cao sẽ tạo động lực cho các nhà khai thác dầu đá phiến tại Mỹ tăng cường sản xuất. Một khi giá dầu tăng, các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ sẽ tăng sản lượng và quay trở lại thị trường. Và khi những hãng này mở rộng khai thác tăng nguồn cung cấp dầu đá phiến, giá dầu sẽ tự động điều chỉnh xuống mức thấp hơn.
Trong bối cảnh đó, các nhà phân tích cho rằng chưa thể quá lạc quan vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC.
T.Đức - Báo Pháp Luật (tổng hợp)
Relate Threads