Thị trường dầu mỏ vẫn chưa thể bắt đầu tái cân bằng

Oil Gas Vietnam

Administrator
Thành viên BQT
Theo báo cáo mới của Cơ quan năng lượng Quốc tế IEA, sản lượng dầu toàn cầu đã tăng mạnh trong tháng 6 khi các nhà sản xuất thúc đẩy hoạt động trở lại.

OPEC chính là thủ phạm chính khi Nigeria và Libya là hai nước trong khối không phải tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng đang cố gắng hết sức để xóa bỏ những nỗ lực làm cân bằng cung cầu dầu mỏ trên thị trường của các nước thành viên khác. Trong vài tháng trở lại đây, hai nước này đã tăng sản lượng khoảng 700.000 thùng/ngày, gần bằng một nửa so với mức cắt giảm sản lượng đạt được của khối OPEC và ngoài OPEC cộng lại là 1,8 triệu thùng/ngày. Hiện tại, sản lượng của Libya đã lên tới 1 triệu thùng/ngày, cao nhất trong 4 năm. Và Nigeria có thể sẽ đạt được mức sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày trong tháng 8, tăng mạnh so với mức 1,59 triệu thùng/ngày vào tháng 6.

Oil_Demand.jpg

Tuy nhiên, không chỉ có hai nước này, Ả Rập cũng đã tăng sản lượng lên khoảng 120.000 thùng/ngày trong tháng 6 so với tháng trước đó và đạt tới mức 10 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong năm 2017. Những động thái này của Ả Rập, Libya, Nigeria cộng với sự đóng góp của Equatorial Guinea đã khiến sản lượng dầu của khối OPEC đã tăng thêm 340.000 thùng/ngày trong tháng 6 so với tháng 5 trước đó. Điều này đã làm tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng giảm xuống mức 78%, giảm mạnh so với 95% ở tháng trước đó. Đây là con số tồi tệ nhất kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực vào đầu năm 2017.

IEA lưu ý rằng thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ được tính trung bình trong toàn bộ thời gian thực hiện tuân thủ cho tới tháng 3 năm 2018, do đó dữ liệu trong một tháng có thể sẽ không có quá nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên nếu mức sản xuất tiếp tục cao hơn hoặc tỷ lệ tuân thủ trượt dốc hơn nữa, các dự báo về tái cân bằng trên thị trường dầu mỏ sẽ bị ném ra ngoài cửa sổ sớm.

Các vấn đề của OPEC cũng khiến ngành công nghiệp dầu đá phiến của Hoa Kỳ đang phải chịu đựng những ảnh hưởng tiêu cực. Giá đã sụp đổ vào tháng 6 và nhiều nguyên nhân khác xuất hiện gây ra lo ngại về sức khoẻ của ngành công nghiệp đá phiến so với trước đây. IEA cho biết: "các dữ liệu tài chính cho thấy trong khi sản lượng có thể đang tăng mạnh, thì lợi nhuận lại không". Thậm chí các nhân sự điều hành của ngành công nghiệp này nói rằng giá dầu cần phải ở mức trên 50 USD/thùng thì ngành đá phiến mới co thể tăng trưởng bền vững.

Thêm vào đó, các nước ngoài OPEC cũng đang tạo ra những áp lực nặng nề lên thị trường dầu mỏ. IEA cho biết sản lượng dầu mỏ toàn cầu đã tăng 1,2 triệu thùng/ngày so với một năm trước và các nước sản xuất dầu mỏ ngoài khối OPEC đang trở lại thị trường. Sang năm tới mọi thứ sẽ không thể tốt hơn. Các nước dẫn đầu như Mỹ, Canada, Brazil sẽ thêm vào khoảng 1,4 triệu thùng/ngày, đủ để đáp ứng được tăng trưởng của nhu cầu thế giới. Và như vậy những nỗ lực của OPEC sẽ không còn nhiều ảnh hưởng, câu hỏi đặt ra là OPEC sẽ làm gì sau hết hạn thỏa thuận vào tháng 3 năm 2018. Hiện tại họ không có chiến lược gì.

Đã có những điểm sáng đã xuất hiện khi nhu cầu sử dụng dầu mỏ đã tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong quý II so với quý đầu tiên của 2017, nhảy vọt từ 1 triệu thùng/ngày lên 1,5 triệu thùng/ngày. IEA sau đó đã điều chỉnh tổng nhu cầu toàn cầu lên 1,4 triệu thùng/ngày tăng 0,1 triệu thùng so với lần dự báo tháng trước.

Tuy nhiên thông điệp cuối cùng từ IEA lại bi quan hơn nhiều so với những tháng trước. Trong tháng 5, cơ quan này cho biết “sự tái cân bằng của thị trường dầu mỏ đang diễn ra, trong ngắn hạn và sẽ tăng tốc”. Nhưng tâm lý lạc quan đó đã biến mất, IEA đã viết trong tuần vừa rồi rằng “ Chúng ta cần chờ đợi lâu hơn nữa để xác nhận liệu quá trình tái cân bằng của thị trường dầu mỏ có thực sự đã bắt đầu trong Qúy II hay không và có phải sự tự tin của các nhà đầu tư đang dần suy yếu”.

Son Dinh - ANTT (lược dịch theo Oil Price)​
 

Việc làm nổi bật

Top