Thị trường dầu thô: Đóng băng giả cũng đủ tốt

Connect Unlimited

Administrator
Thành viên BQT
Các nước vùng Vịnh Ba Tư và Nga cần bơm dầu bằng mọi giá, vì đó là cách họ giải quyết ngân sách, nên khi giá dầu thấp, họ cần bơm nhiều dầu hơn.

Vài ngày nữa, các nước sản xuất dầu lớn gặp nhau ở Qatar để thảo luận việc giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên, ngay cả khi họ làm vậy, mục tiêu của cuộc họp có thể chẳng hiệu quả gì trong việc cân bằng mức cung toàn cầu.

Những nguyên tắc cơ bản của thị trường dầu thô được lập ra cho vài tháng tới; các nhà sản xuất dầu quan tâm nhiều hơn trong việc tìm ra một biện pháp để quản lý các kỳ vọng của thị trường tài chính vốn có tác động lên giá cả mạnh hơn.

Một sự đóng băng “sản lượng gần đây sẽ không đẩy nhanh được tiến độ tái cân bằng thị trường dầu”, các nhà phân tích của Goldman Sachs trình bày trong một báo cáo cho rằng cuộc họp có nhiều khả năng dẫn đến một sự sút giảm hơn là tăng giá.

Và quả thực, sản lượng đang gần với mức kỷ lục vô tiền khoáng hậu đối với tổ chức Các nước xuất khẩu dầu – OPEC – (trên 33 triệu thùng một ngày) và Nga, một thành viện dự hội nghị Doha tới, cũng đang sản xuất ở mức cao lịch sử (trên 11,2 triệu thùng/ngày).

Bên cạnh đó, một vài thành viên OPEC đang tăng sản lượng trước cuộc họp. Chẳng hạn như Iraq đã đạt đến mức cao kỷ lục – 7,55 trệu thùng/ngày – trong tháng 3.

Các nhà sản xuất ở Mỹ lại đang đi theo chiều hướng ngược lại. Sản lượng của họ giảm so với cuối năm 2014. Cùng với việc giảm sản lượng, dự trữ dầu của Mỹ cũng giảm.

Mặc dầu vẫn còn ngấp nghé mức kỷ lục của mọi thời kỳ, vào ngày 6/4, số liệu của chính phủ cho biết đã giảm gần 5 triệu thùng.

Khả năng hồi phục sản lượng dầu đáng ngạc nhiên của Mỹ hiện nay đang là một xu hướng thị trường. Dầu vậy không có gì lạ lùng đối với ngành công nghiệp dầu mỏ.

Các nhà sản xuất có thể dựa vào các sự chống đỡ như quỹ phòng vệ giá hoặc các tiến bộ công nghiệp, nhưng cuối cùng vấn đề là họ có thể khai thác từ lòng đất số lượng cái chất lỏng đen đúa ấy là bao nhiêu với mức giá phù hợp.

Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ có thể trội hơn bất kỳ nhà sản xuất nào khác nhờ sử dụng các sự chống đỡ đó.

Trên một thị trường tương đối tự do của Mỹ, tiềm năng sinh lợi dẫn dắt đầu tư và sản lượng. Và trên cả hai mặt trận này các nhà sản xuất dầu ở Mỹ đang cảm thấy căng thẳng.

Mặt khác, các nước vùng Vịnh Ba Tư và Nga cần bơm dầu bằng mọi giá, vì đó là cách họ giải quyết ngân sách, nên khi giá dầu thấp, họ cần bơm nhiều dầu hơn.

Đó là cách ít nhất họ phải làm trong vài năm tới: những nhà sản xuất truyền thống đang muốn nắm lấy lại một số thị phần đã vuột mất.

Vấn đề lớn nhất họ đối mặt là bó tay với việc cân bằng cung – cầu vật lý của dầu. Họ cần giá càng cao càng tốt, nhưng đủ thấp để ngăn chận đầu tư và sản lượng của Mỹ tăng trở lại.

Cách duy nhất là quản lý các kỳ vọng. Domenico Favoino và Georg Zachmann thuộc viện Chính sách Bruegel ở Brussels, mới đây ước tính 73% giá dầu đã giảm trong ba năm qua có thể là do những kỳ vọng về sự cân bằng cung – cầu vật lý, chớ không phải tự thân sự cân bằng.

Theo các nhà nghiên cứu, các kỳ vọng đóng vai trò trong việc hình thành giá cả đã tăng đáng kể từ năm 2008.

Đây là một thế giới trong đó bạn phải thuyết phục các nhà đầu tư rằng sự cân bằng đang theo hướng này hoặc hướng kia, chứ không thực sự thay đổi được nó.

Điều đó lý giải ít ra là một phần, sự tập hợp nhỏ kể từ sự thoả thuận vô nghĩa hồi tháng 2 giữa hai nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Nga và Arập Saudi, cũng như Qatar và Venezuela nhằm đóng băng sản lượng vào tháng 1. Giá dầu thô Brent tăng lên khoảng 10 USD/thùng.

Fossil-Fuels-On-Sale-1024x647.jpg

Mọi người, kể cảc nhà đầu tư, đều hiểu rằng những giao dịch như thế không dứt khoát, rằng các bên không nhất thiết phải gắn với chúng, và rằng đóng băng sản lượng ở mức kỷ lục có thể biểu hiện một sự mất khả năng bơm nhiều dầu hơn trong tương lai gần. Tuy nhiên, vẫn còn có cái gì đó để đầu tư.

Nếu các cuộc đàm phán tại Doha vào ngày 17/4 kết thúc bằng một thoả thuận, ngay cả một thoả thuận tượng trưng. Điều đó sẽ gửi cho thị trường một tín hiệu về xu thế tăng giá.

Tín hiệu ấy, tuy vậy, sẽ không đáng tin tưởng hoặc kéo dài đủ để thúc đẩy một sự tăng cường đầu tư vào dầu của Mỹ. Các nhà đầu tư và các nhà tín dụng sẽ thận trọng hơn những kẻ mua bán.

Nhà đầu tư và ngân hàng sợ hãi trước sự biến động cao, các kẻ mua bán lại bị kích thích bởi điều đó.
Trong tháng 2, biến động của giá dầu thô Brent là cao nhất kể từ năm 2009, khoảng 70%; hiện nay nó rớt xuống khoảng 50% – vẫn còn khá đáng sợ đối với những ai nhìn vào các kế hoạch kinh doanh trong ngành công nghiệp năng lượng.

Tuy nhiên, Saudi và Nga không quan tâm đến sự biến động, họ vẫn cố bơm dầu để bảo đảm mức sống người dân và sự ổn định chế độ. Sẽ không có bất kỳ thoả thuận hạn chế sản lượng bị ràng buộc như OPEC đã từng chứng minh qua thời gian.

Khởi Thức (Bloomberg)
Thế Giới Tiếp Thị​
 

Việc làm nổi bật

Top