Mặc dù liên tục đi xuống trong 3 phiên giao dịch trước đó, song đà phục hồi ấn tượng phiên cuối tuần đã giúp giá dầu thế giới chứng kiến tuần tăng mạnh nhất trong khoảng bốn tháng qua.
Thị trường năng lượng đã trải qua tháng Bảy không mấy thuận lợi giữa những lo ngại về mối quan hệ cung-cầu trở lại, nhưng tình hình có vẻ khả quan hơn trong thời gian gần đây.
Phiên đầu tuần (8/8 vừa qua), hai loại dầu chủ chốt giao dịch tại New York và London đều tăng hơn một USD mỗi thùng, nhờ những đồn đoán về việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ xem xét việc “đóng băng” sản lượng.
Tuy nhiên, trong 3 phiên giao dịch sau đó, “vàng đen” liên tiếp mất giá, do hoạt động đẩy mạnh bán tháo chốt lời của giới đầu tư, bất chấp việc OPEC thông báo sẽ nhóm họp bất thường vào tháng tới. Ngoài ra, việc các kho dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng lên và sản lượng tại Saudi Arabia ở mức cao kỷ lục cũng tạo sức ép giảm lên giá dầu.
Ngày 10/8 vừa qua, Bộ Năng lượng Mỹ đã công bố báo cáo hàng tuần cho thấy lượng dầu thô dự trữ trong tuần kết thúc ngày 2/8 vừa qua vẫn ở mức cao là 523,6 triệu thùng, tăng 0,2% so với tuần trước nữa và nhiều hơn 15% so với cùng thời điểm của năm ngoái. Trong khi đó, một báo cáo khác từ OPEC cho thấy sản lượng dầu của Saudi Arabia trong tháng Bảy ở mức gần 10,5 triệu thùng/ngày, cao hơn mức đỉnh của mùa Hè năm 2015.
Tuy vậy, tới phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (ngày 12/8), thị trường năng lượng đã khởi sắc trở lại, nhờ kỳ vọng của giới đầu tư vào khả năng OPEC sẽ đưa ra những biện pháp kiểm soát sản lượng nhằm hạn chế tình trạng dư thừa nguồn cung, vốn luôn là nỗi ám ảnh của các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng Chín tới tăng 1 USD, lên 44.49 USD/thùng - mức chốt phiên cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10 tới cũng tiến 93 xu Mỹ, lên 46,97 USD/thùng - cao nhất kể từ phiên 20/7 vừa qua.
Tính chung cả tuần này, giá dầu WTI tăng 2,69 USD (6,4%), ghi dấu tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 8/4 vừa qua. Còn dầu Brent cũng ghi nhận mức tăng 6,1% trong cả tuần, mức tăng theo tuần cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 29/4 vừa qua.
Sau khi xuất hiện thông tin cho hay OPEC sẽ triển khai cuộc họp không chính thức vào tháng Chín tới nhằm ổn định thị trường dầu mỏ, giới đầu tư đã nuôi hy vọng nguồn cung dầu thế giới sẽ được kiểm soát, qua đó giúp giá mặt hàng này phục hồi. Dự kiến, cuộc họp này sẽ diễn ra bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế, tổ chức tại Algeria trong các ngày 26-28/9 tới.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Kahlid al-Falih cũng vừa khẳng định rằng nước này, với tư cách là nhà sản xuất dầu lớn nhất thuộc OPEC, sẽ tham gia phối hợp tích cực với các thành viên trong khối nhằm ổn định thị trường dầu mỏ.
Phát biểu trên giúp trấn an nhiều nhà đầu tư, song Fawad Razaqzada, Giám đốc phân tích kỹ thuật của Forex.com, bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào khả năng vực dậy thị trường năng lượng bởi nhận định từ ông Kahlid al-Falih cho rằng các cam kết tương tự cũng đã được đưa ra hồi đầu năm nay nhưng chưa có bất kỳ động thái nào được thực hiện.
Cũng trong phiên 12/8, báo cáo từ Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ gia tăng bảy tuần liên tiếp, qua đó cung cấp manh mối về triển vọng sản lượng.
Tuần trước, thị trường dầu diễn biến ảm đạm do mối quan ngại về sự dư thừa nguồn cung, khiến giá dầu mất hơn 20% và lần đầu tiên kể từ tháng Tư vừa qua có thời điểm tụt xuống dưới 40 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng vừa cắt giảm dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm 2017, do triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới yếu kém và những tác động của cuộc bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) tại Vương quốc Anh hồi cuối tháng Sáu vừa qua./.
Thị trường năng lượng đã trải qua tháng Bảy không mấy thuận lợi giữa những lo ngại về mối quan hệ cung-cầu trở lại, nhưng tình hình có vẻ khả quan hơn trong thời gian gần đây.
Phiên đầu tuần (8/8 vừa qua), hai loại dầu chủ chốt giao dịch tại New York và London đều tăng hơn một USD mỗi thùng, nhờ những đồn đoán về việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẽ xem xét việc “đóng băng” sản lượng.
Tuy nhiên, trong 3 phiên giao dịch sau đó, “vàng đen” liên tiếp mất giá, do hoạt động đẩy mạnh bán tháo chốt lời của giới đầu tư, bất chấp việc OPEC thông báo sẽ nhóm họp bất thường vào tháng tới. Ngoài ra, việc các kho dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng lên và sản lượng tại Saudi Arabia ở mức cao kỷ lục cũng tạo sức ép giảm lên giá dầu.
Ngày 10/8 vừa qua, Bộ Năng lượng Mỹ đã công bố báo cáo hàng tuần cho thấy lượng dầu thô dự trữ trong tuần kết thúc ngày 2/8 vừa qua vẫn ở mức cao là 523,6 triệu thùng, tăng 0,2% so với tuần trước nữa và nhiều hơn 15% so với cùng thời điểm của năm ngoái. Trong khi đó, một báo cáo khác từ OPEC cho thấy sản lượng dầu của Saudi Arabia trong tháng Bảy ở mức gần 10,5 triệu thùng/ngày, cao hơn mức đỉnh của mùa Hè năm 2015.
Tuy vậy, tới phiên giao dịch cuối cùng của tuần này (ngày 12/8), thị trường năng lượng đã khởi sắc trở lại, nhờ kỳ vọng của giới đầu tư vào khả năng OPEC sẽ đưa ra những biện pháp kiểm soát sản lượng nhằm hạn chế tình trạng dư thừa nguồn cung, vốn luôn là nỗi ám ảnh của các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng Chín tới tăng 1 USD, lên 44.49 USD/thùng - mức chốt phiên cao nhất trong vòng 3 tuần qua. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 10 tới cũng tiến 93 xu Mỹ, lên 46,97 USD/thùng - cao nhất kể từ phiên 20/7 vừa qua.
Tính chung cả tuần này, giá dầu WTI tăng 2,69 USD (6,4%), ghi dấu tuần tăng giá mạnh nhất kể từ tuần kết thúc ngày 8/4 vừa qua. Còn dầu Brent cũng ghi nhận mức tăng 6,1% trong cả tuần, mức tăng theo tuần cao nhất kể từ tuần kết thúc ngày 29/4 vừa qua.
Sau khi xuất hiện thông tin cho hay OPEC sẽ triển khai cuộc họp không chính thức vào tháng Chín tới nhằm ổn định thị trường dầu mỏ, giới đầu tư đã nuôi hy vọng nguồn cung dầu thế giới sẽ được kiểm soát, qua đó giúp giá mặt hàng này phục hồi. Dự kiến, cuộc họp này sẽ diễn ra bên lề Diễn đàn Năng lượng Quốc tế, tổ chức tại Algeria trong các ngày 26-28/9 tới.
Phát biểu trên giúp trấn an nhiều nhà đầu tư, song Fawad Razaqzada, Giám đốc phân tích kỹ thuật của Forex.com, bày tỏ sự thiếu tin tưởng vào khả năng vực dậy thị trường năng lượng bởi nhận định từ ông Kahlid al-Falih cho rằng các cam kết tương tự cũng đã được đưa ra hồi đầu năm nay nhưng chưa có bất kỳ động thái nào được thực hiện.
Cũng trong phiên 12/8, báo cáo từ Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho thấy số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ gia tăng bảy tuần liên tiếp, qua đó cung cấp manh mối về triển vọng sản lượng.
Tuần trước, thị trường dầu diễn biến ảm đạm do mối quan ngại về sự dư thừa nguồn cung, khiến giá dầu mất hơn 20% và lần đầu tiên kể từ tháng Tư vừa qua có thời điểm tụt xuống dưới 40 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng vừa cắt giảm dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu trong năm 2017, do triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới yếu kém và những tác động của cuộc bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) tại Vương quốc Anh hồi cuối tháng Sáu vừa qua./.
Vietnam+
Relate Threads