Ngày 28/9, Thổ Nhĩ Kỳ lên án cuộc trưng cầu ý dân về độc lập của người Kurd ở Iraq, đồng thời cho biết Ankara sẽ hủy các giao dịch dầu mỏ với chính quyền tự trị người Kurd (KRG) và chỉ phối hợp với chính quyền Baghdad trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Iraq.
Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập của người Kurd "hoàn toàn bất hợp pháp."
Hai lãnh đạo đã nhất trí rằng sự toàn vẹn lãnh thổ của Iraq và Syria cần phải được bảo vệ. Ông Erdogan nhấn mạnh KRG cần phải tránh gây ra "sai lầm lớn hơn."
Cùng ngày, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết Ankara sẽ ngừng mọi giao dịch về dầu mỏ với người Kurd và chỉ phối hợp với Chính phủ Iraq trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này.
Ông Yildirim cho biết thêm rằng các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran sẽ gặp nhau để thảo luận cách hợp tác đối phó với cuộc trưng cầu trái phép của người Kurd ở Iraq.
Quyết định ngừng hoạt động nhập khẩu dầu mỏ với KRG được cho là sẽ tác động không nhỏ đến chính quyền khu tự trị của người Kurd tại Iraq, vốn hoạt động chủ yếu dựa vào thu nhập từ dầu thô.
Trong khi đó, việc đi lại tới vùng này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn sau khi lệnh cấm bay của chính quyền Baghdad bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (29/9).
Baghdad đã đã ban bố lệnh cấm mọi chuyến bay quốc tế đến và đi từ thủ phủ Arbil của khu tự trị người Kurd cho đến khi chính quyền Kurd trao lại các sân bay Arbil và Sulaimanya cho chính quyền trung ương Baghdad quản lý.
Đây là biện pháp trừng phạt đầu tiên của Baghdad đối với KRG kể từ khi Kurdistan tiến hành cuộc trưng cầu ý dân trái phép.
Biện pháp này được cho là cũng sẽ gây ra những tác động không nhỏ đối với người Kurd, bởi Arbil đã trở thành một trạm trung chuyển khu vực và là nơi có một cộng đồng đông đảo người nước ngoài sinh sống.
Hãng hàng không Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các hãng hàng không quốc gia của Ai Cập và Liban đã thông báo ngừng các chuyến bay tới Arbil theo đề nghị của Baghdad.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẵn sàng giúp tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại giữa người Kurd ở Iraq và chính quyền Baghdad để tìm cách giảm căng thẳng.
Người phát ngôn bộ trên Heather Nauert kêu gọi các bên bình tĩnh, đồng thời một lần nữa khẳng định quan điểm của Mỹ là phản đối cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd.
Trong khi đó, người phát ngôn liên quân chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, Đại tá Ryan Dillon nhận định cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd đang làm trệch sự chú ý khỏi cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực, đặc biệt là trên lãnh thổ Iraq.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các chiến dịch quân sự hiện nay sẽ không bị ảnh hưởng.
Trước đây, kể từ khi các tay súng thánh chiến chiếm đóng một khu vực rộng lớn ở phía Bắc và Tây thủ đô Baghdad năm 2014, quân đội Chính phủ Iraq và các lực lượng dân quân người Kurd đã phối hợp ăn ý với nhau để đẩy lùi IS.
Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng lớn trước IS, các lực lượng Iraq lại chia rẽ sâu sắc và đỉnh điểm là cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập của người Kurd ngày 25/9 vừa qua./.
TTXVN
Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan khẳng định cuộc trưng cầu ý dân về nền độc lập của người Kurd "hoàn toàn bất hợp pháp."
Cùng ngày, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết Ankara sẽ ngừng mọi giao dịch về dầu mỏ với người Kurd và chỉ phối hợp với Chính phủ Iraq trong hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của nước này.
Ông Yildirim cho biết thêm rằng các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq và Iran sẽ gặp nhau để thảo luận cách hợp tác đối phó với cuộc trưng cầu trái phép của người Kurd ở Iraq.
Quyết định ngừng hoạt động nhập khẩu dầu mỏ với KRG được cho là sẽ tác động không nhỏ đến chính quyền khu tự trị của người Kurd tại Iraq, vốn hoạt động chủ yếu dựa vào thu nhập từ dầu thô.
Trong khi đó, việc đi lại tới vùng này cũng sẽ trở nên khó khăn hơn sau khi lệnh cấm bay của chính quyền Baghdad bắt đầu có hiệu lực từ ngày hôm nay (29/9).
Baghdad đã đã ban bố lệnh cấm mọi chuyến bay quốc tế đến và đi từ thủ phủ Arbil của khu tự trị người Kurd cho đến khi chính quyền Kurd trao lại các sân bay Arbil và Sulaimanya cho chính quyền trung ương Baghdad quản lý.
Đây là biện pháp trừng phạt đầu tiên của Baghdad đối với KRG kể từ khi Kurdistan tiến hành cuộc trưng cầu ý dân trái phép.
Biện pháp này được cho là cũng sẽ gây ra những tác động không nhỏ đối với người Kurd, bởi Arbil đã trở thành một trạm trung chuyển khu vực và là nơi có một cộng đồng đông đảo người nước ngoài sinh sống.
Hãng hàng không Turkish Airlines của Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các hãng hàng không quốc gia của Ai Cập và Liban đã thông báo ngừng các chuyến bay tới Arbil theo đề nghị của Baghdad.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẵn sàng giúp tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại giữa người Kurd ở Iraq và chính quyền Baghdad để tìm cách giảm căng thẳng.
Người phát ngôn bộ trên Heather Nauert kêu gọi các bên bình tĩnh, đồng thời một lần nữa khẳng định quan điểm của Mỹ là phản đối cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd.
Trong khi đó, người phát ngôn liên quân chống khủng bố do Mỹ đứng đầu, Đại tá Ryan Dillon nhận định cuộc trưng cầu ý dân của người Kurd đang làm trệch sự chú ý khỏi cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng trong khu vực, đặc biệt là trên lãnh thổ Iraq.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các chiến dịch quân sự hiện nay sẽ không bị ảnh hưởng.
Trước đây, kể từ khi các tay súng thánh chiến chiếm đóng một khu vực rộng lớn ở phía Bắc và Tây thủ đô Baghdad năm 2014, quân đội Chính phủ Iraq và các lực lượng dân quân người Kurd đã phối hợp ăn ý với nhau để đẩy lùi IS.
Tuy nhiên, sau khi giành chiến thắng lớn trước IS, các lực lượng Iraq lại chia rẽ sâu sắc và đỉnh điểm là cuộc trưng cầu ý dân đòi độc lập của người Kurd ngày 25/9 vừa qua./.
TTXVN
Relate Threads